Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 24-06-2022
Câu hỏi:
Tự nhiên con thấy tự do quá thưa thầy. Khi mà mình không muốn sở hữu, không còn muốn được, không tự bắt mình phải thế này thế kia gì cả, thì đúng là hạnh phúc, hạnh phúc của một cái tâm được tự do.
Ngày gửi: 02-04-2022
Câu hỏi:
Kính thưa sư ông con đọc trong đại trí độ luận của ngài Long Thọ có đoạn nói rằng các vị A-la-hán diệt hết kiết sử nhưng vẫn còn lưu dư khí phần kiết sử. Cho con hỏi là sao ạ?
Ngày gửi: 09-06-2019
Câu hỏi:
Các sư thầy cho con hỏi mười kiết sử:
- Thân kiến (sakkàya-ditthi),
– Hoài nghi (vicikicchà),
– Giới cấm thủ (silabata-paràmàsa)
– Tham đắm vào cõi dục (kàma-ràga)
– Sân hận (vyàpàda),
– Tham đắm vào cõi sắc (rùpa-ràga),
– Tham đắm vào cõi vô sắc (arùpa-ràga),
– Mạn (màna),
– Trạo cử vi tế (uddhacca),
– Si vi tế (avijjà).
Thì sư thầy có thể giúp con ý nghĩa của từng kiết sử được không? Con chỉ hiểu 3 kiết sử là Hoài Nghi, Thân Kiến, Giới Cấm Thủ còn những kiết sử còn lại nó ý nghĩa là gì ạ? Và có thể cho con hỏi thêm tiếng mẹ đẻ con là tiếng Khmer (Campuchia) nhưng con muốn đi tu chùa Bửu Long có được không? Ước nguyện con muốn tu là để giác ngộ ra mọi thứ đi đúng đường chánh pháp để đạt Tứ Thánh Quả A LA HÁN vậy có được không ạ? Con cảm ơn thầy trước ạ!
Ngày gửi: 22-03-2018
Câu hỏi:
Thưa Thầy,
Khi con bị nhận lời phê bình, chỉ trích về mình, lúc đó con quan sát tâm mình, nó gợi lên cảm thọ buồn, hơi khó chịu, giọng nói lúc đó không còn tự nhiên, như nó đang chất chứa sự tức giận thầm kín ở bên trong. Nhưng con không thấy tâm sân khởi lên mặc dù cảm thấy khó chịu, có lẽ chánh niệm còn yếu nên con không thấy tâm đó? Theo ý thức, con tự nghĩ mình đã học đạo thì mình không nên phản ứng lại gây mất hòa khí, lúc đó con quay trở về quan sát thân tâm mình tiếp, con nhận ra cảm thọ khó chịu khởi sinh, sau một hồi con nhìn nó thì nó bớt dần. Và trong tâm thức con có ý nghĩ rằng nên bỏ qua, người ta không phải nói về mình đâu, và mình đừng tưởng tượng phóng đại vấn đề rồi tự làm khổ mình. Nhưng sau đó nó lại nảy ra suy nghĩ khác là nhiều khi người ta ám chỉ đến mình và đó không phải do mình tưởng tượng suy diễn. Và điều đó cứ lặp đi lặp lại, tâm khởi lên rồi diệt và lâu lâu nó gợi lên lại khiến mình phiền não, khó chịu. Có lẽ con chưa nghĩ thấu đáo về sự việc đó là mình có tưởng tượng hay người ta ám chỉ mình thật, và cách mình ứng xử lại như thế nào nên phiền não nó chưa dứt mà cứ gợi đi gợi lại đúng không Thầy mặc dù con đã quan sát thấy nó?
Lúc trước thì xảy ra những chuyện như vậy con cảm thấy rất khó chịu, và lo lắng nhiều. Nhưng con có nghe lời Thầy nói phiền não nó khởi lên nhiều lần để mình thấy nó, mình mới giác ngộ được, mình học chưa xong nên nó khởi lên để kiểm tra mình lại, nên con cảm thấy bớt khó chịu hơn. Cũng giống như mình muốn biết con chuột nó đang ở đâu trong nhà mình mà nó cứ ẩn mình hoài sao mình biết được, nhờ nó xuất hiện nhiều lần thì từ từ mình mới biết nó nhiều hơn.
Con cũng quan sát thấy một số người họ ứng xử rất hay mặc dù họ chưa biết đạo nhiều nhưng khi gặp tình huống bị phê bình đó, họ chẳng những bình thản, biết sai nhận lỗi mà họ còn suy nghĩ ra những chuyện khôi hài để hai bên đều vui vẻ và sau đó đủ bình tĩnh để giải thích và làm không khí lắng dịu. Nhưng con thì lúc đó con quay lại tâm mình và con hơi buồn, ấm ức nên nhiều khi người đối diện cảm được tâm trạng con buồn và tình huống lại càng trở nên xấu đi.
Con trình bày cách ứng xử của mình ở trên nhờ Thầy góp ý nhận xét để con hiểu ra và tự điều chỉnh.
Con cảm ơn Thầy.
Kính Thầy.
Ngày gửi: 12-10-2015
Câu hỏi:
Bạch thầy! Khi tập trung vào cái gì thì cái đó mở rộng ra, trước đây con chỉ chuyên tâm vào pháp và tu tập, làm phước, còn hiện tại vì phải lo cho cuộc sống và tương lai nên con tập trung vào sự nghiệp. Con đang bước trên con đường rèn luyện thân và tâm mình, nhưng sao vẫn bị chao đảo quá thầy ạ! Lúc thì giữ được phạm hạnh, lúc thì tâm phàm phu đầy ô nhiễm. <p>
Từ lúc xuất gia về, tâm con như hẹp lại với mọi thứ, con ít hoan hỷ với việc làm phước khi không có tiền, không có công việc, giống như mình đang sống ảo, và con cũng nhận ra rằng làm từ thiện là một điều tốt nhưng nó phát sanh bản ngã thầy ạ, nó không đem lại an vui và sự giải thoát cho chính con. Như vậy có gì sai không, thưa thầy? Qua những lời thầy chỉ dạy, con cải thiện được chánh niệm trong từng hành vi của mình, con luôn quay lại nhìn bản thân hơn là đánh giá người khác, cảm nhận và hay biết thì tăng trưởng nhiều hơn thầy ạ. Bạn con nói không nên phân tích mọi thứ kĩ quá, nhưng với con thì sự phân tích ấy cho mình thấy ra được những thứ ô nhiễm vi tế hơn và dễ điều chỉnh hành vi mình hơn phải vậy không thưa thầy?
Ngày gửi: 15-09-2015
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy! <p>
Trước hết con kính xin cám ơn Thầy đã khai thị cho con rất nhiều, trong gần một năm qua con đã có duyên được nghe pháp thoại của Thầy, con và gia đình con có nhiều thay đổi tích cực (con đã hiểu được nguyên lí sống tùy duyên thuận pháp vô ngã vị tha) và có thời gian sống rất tốt như vậy. Nhưng thưa Thầy, thỉnh thoảng con vẫn còn bị khởi sanh những tập khí xấu, đó là những bản ngã tham sân si được huân tập từ nhỏ đến nay làm con thấy khó khăn, mệt mỏi, đặc biệt là những lo lắng về con cái khi đối diện với mỗi sự việc (học hành, thi cử, viêc làm ...), con lại bi bệnh HA. Xin Thầy cho con lời khuyên làm sao để những tập khí xấu bớt đi được măc dù con đã hiểu đó là sai thưa Thầy. Con kinh xin cám ơn Thầy.
Ngày gửi: 09-09-2015
Câu hỏi:
Con cảm ơn thầy rất nhiều. Xét lại nơi tâm mình, tánh giác vốn tự tròn sáng, khởi tâm tìm ngộ thảy là mê lầm, buông bỏ vọng duyên tánh tự hiển bày, hàng ngày hàng giờ sống trọn trong ấy lại chẳng chịu nhận, khởi lên vọng niệm tìm cầu giác ngộ, thật đáng thương... <p>
Nay con xin hỏi thêm thầy một câu. Tâm con khi gặp cảnh duyên hoặc thuận hoặc nghịch hay khởi lên những vọng như sau, ví dụ, khi gặp duyên sân, tâm khởi lên ý nghĩ chúng sanh cùng mình đồng một tánh giác, vì tự mê mờ nên chẳng nhận biết nên mới lầm lạc, ta chẳng vì duyên cớ ấy gánh khổ vào mình. Hoặc khi gặp cảnh vui, tâm lại khởi nghĩ, các pháp vô thường vui đó buồn đó có gì bền chặt chẳng nên bám víu... (những ý nghĩ này tự khởi chẳng phải tâm con muốn khởi lên để đối phó với cảnh duyên). Mong thầy từ bi chỉ rõ cho con, với những ý nghĩ đó con cảm thấy cũng có ích lợi nhưng nó hay ngăn chận những niệm khởi trước nó mặc dù khi ấy vẫn biết rõ ràng. Con xin cám ơn thầy. Chúc thầy mạnh khỏe thân tâm trường lạc!
Ngày gửi: 16-08-2015
Câu hỏi:
Bạch thầy cho con hỏi. Khi đang làm việc thì con gặp 1 người nói con là tệ. Vài ngày sau lại có người nói con tệ tiếp. Con suy nghĩ sao người ta lại nói con tệ dù con làm việc đúng nhiệm vụ và trách nhiệm. Điều đó làm con suy nghĩ bấy lâu nay. Thầy cho con lời khuyên để con trút được muộn phiền này không ạ? Con cám ơn thầy.
Ngày gửi: 13-08-2015
Câu hỏi:
Con phải làm gì khi đã đánh mất chính mình thầy, con không thấy vui khi con ở một mình, phiền não cứ bu theo con...
Ngày gửi: 28-07-2015
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, <p>
Con thấy tâm con cứ hay suy nghĩ và náo loạn khiến con cảm thấy rất mệt mỏi. Vậy thưa Thầy, con có nên tham gia một khoá học thiền Vipassana để giúp con biết căn bản tu tập hầu thanh lọc thân tâm không ạ? <p>
Hiện nay con thấy nhiều thiền viện đang mở khoá thiền khiến con hơi bối rối trong việc đăng ký học, kính mong Thầy giúp cho con lời khuyên ạ. Con cảm ơn Thầy nhiều. <p>
Con kính chúc Thầy luôn mạnh khoẻ và an lạc.