loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 9 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'thân kiến'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 04-08-2022

Câu hỏi:

Con chào thầy, con vừa chiêm nghiệm ra một điều. Khi suy nghĩ khởi lên thì không có gì hoàn hảo cả. Càng suy nghĩ thì càng rối, và phân vân. Mà để thoát ra thì cần một bản lĩnh rất lớn. Nhưng kì lạ thay là mọi người đều ưa thích đắm chìm vào dòng suy nghĩ. Nó cho họ cảm giác của sự an toàn, và cảm giác trải nghiệm thực tại qua 1 cái tôi riêng lẻ. Khi không có ý nghĩ khởi lên, trong nghe chỉ nghe, trong thấy chỉ thấy, chả có ai cả. Lúc này chỉ có tánh biết soi sáng. Đoạn tận của suy nghĩ là đoạn tận của sự nghi ngờ. Không có ai cả nên đoạn tận thân kiến. Tánh biết soi sáng mọi việc rõ ràng nên tri kiến thanh tịnh hoàn toàn.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-03-2022

Câu hỏi:

Con kính bạch Thầy.
Thưa thầy, thân kiến có phải ý nói đến cái ngã, là cái mà mình đồng hoá với nhận thức của mình rằng "đây là tôi, tôi đang hiện hữu, tôi đang ăn, tôi đang đi, tôi thấy, tôi nghe, tôi đang thế này, thế kia... hoặc tôi đi đầu thai."
Thậm chí tôi tu, tu để có một tương lai tốt đẹp an vui, nhưng ngầm có cái tôi trong đó, nghĩa là đã bước tới, đã mong cầu vì ảo tưởng có một cái tôi đi từ đời này sang đời khác. Như vậy là đã củng cố một cái tôi chứ không phải cởi trói khỏi nó.
Đức Phật dạy "chỉ có pháp hiện tại" nghĩa là chỉ có những gì đang xảy ra bên trong và bên ngoài mình, tức là thân tâm mình đang sống tương giao với mọi thứ bên ngoài, pháp đang vận hành ngay hiện tại. Còn chuyện kiếp trước kiếp sau có hay không, không phải là vấn đề cần thiết để nghĩ tới. Cho nên mới cần quan sát những gì ngay đây "tuệ quán chính là đây".
Con thấy những người hay nói do nghiệp xấu kiếp trước nên bây giờ phải trả quả đau khổ, như vậy là đã quan sát cái quá khứ mà chính mình cũng không biết quá khứ quá xa xôi đó là gì cho nên mới không thể thấy được nguyên nhân gì làm cho mình đau khổ.
Con nhận thấy rằng, nếu hiểu sai điều này (có hay không có kiếp trước kiếp sau) cũng dễ rơi vào đoạn kiến. Con mong Thầy chỉ dạy thêm.
Con diễn đạt hơi lủng củng và thiếu ý vì không biết diễn đạt sao cho rõ hơn, mong Thầy hoan hỉ ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-02-2022

Câu hỏi:

Dạ kính bạch Thầy.
Thầy cho con hỏi vấn đề này ạ. Lúc con đang đọc sách, tâm con khởi ý muốn lấy một vật. Con nhận thấy tâm đang khởi ý, nhưng mà lấy vật này không phải là điều cấp thiết, mình lấy sau cũng được, mình đang đọc sách thì đọc sách quan trọng hơn, nên tiếp tục chăm chú đọc sách. Nên tay con để yên không giơ ra cầm nắm gì cả. Thì lúc này con thấy cái tâm phản ứng lại, nó sân vì không được như ý, rồi con thấy lồng ngực có chút khó chịu. Con vẫn quan sát thì thấy tâm sân giảm dần rồi diệt, cái khó chịu trong lồng ngực cũng diệt. Lúc này con thấy tâm và thân riêng biệt, tâm chẳng phải con, thân chẳng phải con, nó là nó. Nhưng sau đó con lại đặt câu hỏi, cái thấy là con không, có phải là cái ta không, cái thấy này là gì đây. Và con vẫn chưa trả lời được.
Mong Thầy từ bi chỉ dẫn giúp con.
Con xin tri ân Thầy ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-05-2019

Câu hỏi:

Thưa thầy, hôm nay con thấy cái thân từ cổ trở xuống không liên quan gì đến con nữa, đến tối con thấy cái đầu cũng không liên quan gì con. Tóc tai chạm vào như chạm vào xác chết và suy nghĩ cũng không có nghĩa lý gì nữa vì nếu chết liền thì nó không có tác dụng gì rồi. Con thấy không có gì tiêu cực ở đây, chỉ như mình vừa cắt một sợi dây trói buộc nữa, thấy tự do hơn. Con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-09-2014

Câu hỏi:

Kính Thầy, <p>
Thân kiến (sakkayādiṭṭhi) và Ngã mạn (Māna) tất nhiên là khác nhau, nhưng ở tầm hiểu biết của con, con vẫn bị lẫn lộn, không phân biệt rõ ràng hai cái này. Thỉnh Thầy giúp con hiểu được một cách cụ thể hơn. Thành kính tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-03-2014

Câu hỏi:

Kính Thầy! <p>
1. Con nghe có vị Thầy nói: Nhận ra thực tánh Pháp hay kiến Tánh đó là bước vào quả vị Tu Đà Hoàn phải không thưa Thầy? Như thế nào là Tu Đà Hoàn đạo? Như thế nào là Tu Đà Hoàn quả? <p>
2. Tại sao có một số vị giác ngộ nhưng họ vẫn có gia đình, vợ con (như một vài vị Thiền sư Nhật Bản chẳng hạn) Như vậy điều quan trọng là giác ngộ ra thực tánh pháp, còn vấn đề về ái dục và diệt dục còn tuỳ nghiệp duyên của mỗi người phải không Thầy? <p>
Kính Thầy giảng giải cho con được rõ. Con thành kính tri ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-10-2013

Câu hỏi:

Thầy kính, <p>
Con kính mong thầy luôn được vạn sự an khang. Con vẫn theo dõi những câu hỏi đáp đầy ý nghĩa của thầy. Con có hai vấn đề chưa thông, xin thầy chỉ điểm: <p>

1/ Con vẫn đang thực hành quán minh sát tuệ, chủ yếu là quán tâm. Hôm trước nhà con xảy ra một vụ cãi lộn giữa con và một người trong nhà. Mặc dù con biết cãi lộn có nghĩa là tâm con đang sân, nhưng con quan sát thấy tâm con lúc đó sân rất ít. Nhưng không hiểu sao con vẫn không ngăn được cái miệng mình, mặc dù con không có nói gì nặng, chỉ là tranh đúng sai, thậm chí lúc đó con còn điều khiển mình theo mức độ của người ta, người ta nói lớn thì con nói lớn, nói sai thì con chỉnh từng điểm một mà tâm con vẫn thấy rõ là sân rất nhẹ. <p>

Xin thầy chỉ giúp cho con hiểu: Tâm con lúc đó ít sân như vậy là vì con kềm nén mà con không biết hay đó là do tâm con tự nhiên ít sân? Và theo đúng pháp thì phản ứng của con nên là im lặng quan sát luôn để thấy tâm sân trọn vẹn hơn hay vẫn nên tranh cãi (vì không tranh cãi thì người kia cứ sai hoài)? <p>

2/ Con chưa hiểu về thân kiến (vị tu-đà-hoàn phải dứt bỏ được ba thứ là thân kiến, giới cấm thủ và nghi). Phá được thân kiến nghĩa là quán thấy thân vô thường, bị già, bị hoại nhưng vẫn còn sợ chết hay phá thân kiến có nghĩa là vị tu-đà-hoàn không còn sợ chết?<p>

Xin thầy từ bi khai mở. Con xin cung kính đảnh lễ thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-09-2013

Câu hỏi:

Thưa thầy, trong Tăng Chi Bộ, một vị Thiên hỏi Đức Phật là: <p>
"Phải cắt đoạn bao nhiêu,<p>
Phải từ bỏ bao nhiêu,<p>
Tu tập thêm bao nhiêu,<p>
Vượt qua bao trói buộc,<p>
Ðể được có danh xưng,<p>
Tỷ-kheo vượt bộc lưu?<p>

(Thế Tôn):<p>
Phải cắt đoạn đến năm,<p>
Phải từ bỏ đến năm,<p>
Tu tập thêm năm pháp (lực),<p>
Vượt qua năm trói buộc,<p>
Ðể được có danh xưng,<p>
Tỷ-kheo "vượt bộc lưu".<p>
Thưa thầy, cắt đoạn 5 và tu tập thêm 5 pháp đó là những điều gì ạ? Con cám ơn thầy ạ!
--------------------------------
(TT, đoạn Kinh đó nằm trong Tương Ưng Bộ Kinh chứ không phải Tăng Chi Bộ, mục số V ở đây:
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu1-01.htm)


Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-09-2012

Câu hỏi:

Thưa thầy, xin thầy làm rõ giúp con: "thân kiến" - được hiểu và thấy biết như thế nào?

Xem Câu Trả Lời »