loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 11 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'tạo tác'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 08-07-2022

Câu hỏi:

Kính Thầy,
Khi nghe Pháp và tự mình chiêm nghiệm, con thấy nhiều tư tưởng, ý niệm là ảo; cũng có cái thực. Nhưng tại sao nhiều khi con thấy nó là ảo mà con vẫn tạo tác, mà cái thật (vô ngã vị tha hoặc một nhu cầu nào đó) con lại ko làm. Con mong thầy giải đáp ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-01-2021

Câu hỏi:

Thua Thay, con da quan sat chiem nghiem chan ly Thay da chi ra: "Khong nhu y muon cua nguoi dau" ngay noi con va nguoi khac. Nen bay gio con khong dam tao tac, vi du nhu xay 1 ngoi nha mo uoc, hoc mot nghe co thu nhap cao... con khong muon hoc bai hoc moi. Thay cho con hoi, khi con khong tao tac nua, con chi phai hoc 8 ngon gio cuoc doi va sinh lao benh tu thoi hay sao Thay?
Con cam on Thay!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-11-2020

Câu hỏi:

Dạ thưa Sư Ông, có phải mục đích của sự tạo tác là không có một mục đích nào phải không ạ? Ai muốn tạo tác để trở thành thì cứ tạo tác để trở thành, cho đến khi nào đã thấy được khổ, vô thường, vô ngã, đã chán ngán sự tạo tác thì tự khắc tìm cách, học cách để thoát khỏi, chấm dứt sự tạo tác thì được giải thoát. Còn ai chưa nhận ra thì cứ tiếp tục tạo tác như vậy cho đến vô lượng kiếp phải không ạ?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-10-2019

Câu hỏi:

Thầy kính mến!
Dạ thưa Thầy, con xin gửi Thầy mấy dòng cảm tác ạ!

Trải nghiệm bao đau khổ
Thấy rồi, vẫn luân hồi
Bất chợt trong khoảnh khắc
Hiểu tạo tác bởi “hành”
Chặn ngang dòng trôi chảy
Của vạn pháp như nhiên.

Như Lai nhìn vạn Pháp
Lặng lẽ đến rồi đi
Chúng sinh nhìn vạn Pháp
Giữ lại, hoặc đuổi đi.

Nhờ ơn Thầy khai thị
Con bao lần vỡ òa
Luân hồi trong sinh tử
Rồi trở về - Satna.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-10-2019

Câu hỏi:

Thưa thầy, cũng gần 1 năm biết đến trang web này, con thấy mình tiến bộ rất nhiều. Bây giờ con không dùng bản ngã để tinh tấn chánh niệm tỉnh giác nữa mà để tự nhiên vô tâm, nhiều lúc cũng mất chánh niệm thì Pháp điều chỉnh để con tự thấy ra và chánh niệm trở lại. Trước đây con còn bu bám vào một điểm sáng cuối đường hầm mà con gọi là điểm vô ngã để con giữ thăng bằng trong cuộc sống, hành xử cho thuận pháp. Nhưng bây giờ thì con để tâm ứng tự nhiên hoặc thấy biết khi nào là bản ngã khởi sinh tạo tác miễn răng không hại người hại mình. Con thấy ra tất cả chúng ta là sản phẩm của tự nhiên cũng giống nước, không khí...thấy được điều này nên tâm con ít còn vọng tưởng về tục đế và đầu óc trở nên nhẹ nhàng hơn. Con cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-10-2019

Câu hỏi:

Bạch thầy,
Con có một sự chiêm nghiệm về Pháp, con mong có được sự soi sáng của thầy.
Trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương, đức Phật có nhắc đến vị đạo nhân Vô Tu Vô Chứng. Bạch thầy, đó có phải là người nhận ra sự vận hành hoàn hảo của Pháp nên không cần phải làm gì nữa không? Nó chỉ khác với người khi chưa nhận ra sự vận hành của Pháp là Minh hay Vô Minh. Con suy ngẫm về Tham Sân Si. Bản chất của Tham Sân Si là Vô Ngã. Nó cũng chỉ là những yếu tố tự nhiên trong chuỗi vận hành của Pháp. Bạch thầy, có phải sự khác biệt giữa chưa chứng đạo và người đã chứng đạo là sự tạo tác giữa Tâm và đối tượng không? Nếu như mình bỏ danh xưng của ba tâm đó, thì con cảm nhận như nó chỉ đơn giản là những trạng thái năng lượng khác nhau. Khi Minh thì nó đúng, khi Vô Minh thì nó sai. Nhưng Minh hay Vô Minh nó cũng không thuộc quyền kiểm soát của Bản Ngã. Khi Tâm từ bỏ hết cấu nhiễm, như trời trong xanh không gợn mây thì tự nhiên ánh Trăng (Minh) sẽ chiếu tỏ mọi ngóc ngách. Hành xử của mình sẽ luôn đúng ở trong tất cả các Pháp mà nó không cần phải theo bất cứ một lý thuyết, quan niệm hay danh xưng nào.
Con suy ngẫm về những hành xử của các vị thiền sư đã đắc đạo thời xưa. Những vị đó đều có những hành động rất bất ngờ. Có lúc họ lại làm ngược lại những điều mà theo quy chuẩn của thế tục, có lúc lại thuận theo. Nhưng tất cả những hành động đó đều hợp lý. Bạch thầy, đó có phải Giới của Tự Tánh mà thầy thường nhắc tới không?

Con xin tri ân sự chỉ bảo của thầy,

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-10-2019

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Con là Phật tử tu theo Bắc tông đã được 10 năm. Các thầy bên Bắc tông thường nói tu theo nhị thừa vẫn còn kẹt do chán sinh tử cầu Niết-bàn và không có hạnh nguyện rộng lớn để độ chúng sinh mà chỉ muốn nhập Niết-bàn (các thầy thường ví dụ câu: Ta sinh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa để chứng minh các bậc A-la-hán không muốn tái sinh để độ chúng sinh như Bồ tát). Trước đây con tin tưởng hoàn toàn và không có nghi ngờ gì, luôn cho rằng pháp tu của mình là cao nhất, tốt nhất.
Tuy nhiên từ khi được đọc sách của Thầy, nghe pháp của Thầy và được gặp Thầy, con mới thấy hóa ra thực tế không phải như thế. Thầy đã tháo gỡ cho con rất nhiều vướng mắc trên đường tu mà trước giờ con cứ luẩn quẩn hoài không thoát ra được. Trước con luôn mong cầu được giác ngộ nên cố gắng giữ cho tâm vô niệm để mong chờ một ngày nào đó phát sinh trí tuệ. Nhưng tâm con lại không tĩnh lặng được nên sinh phiền não, tức là ngoài cái phiền não thông thường còn thêm một lớp phiền não nữa do muốn an mà chẳng được an. Rồi một lần khi đọc bài giảng của Thầy về Tứ Diệu Đế (trước đây con vẫn cho là pháp tiểu thừa), con chợt nhận ra khi đi biết mình đang đi, ngay đó biết luôn mà không cần đợi ngày mai ngày kia mới biết, sao lại còn mong cầu gì ở tương lai nữa. Con cũng hiểu ra thế nào là vô vi vô tác (trước con được nghe giảng vô là không, vi là làm, vô vi là không làm nên còn khá mơ hồ). Vô vi vô tác là làm gì thấy gì nghe gì thì ngay đó liền biết, không cần cố gắng dụng công gì, không phải tập trung cao độ mới biết mình đang nóng hay lạnh. Con thấy ra được những sai lầm trong việc tu của mình, vì mong cầu sự giác ngộ trong tương lai mà bỏ qua thực tại hiện tiền, tâm luôn phản kháng với những điều bất như ý (muốn định nhưng lại vọng tưởng, mặc dù giờ con vẫn còn cái tâm phản kháng do thói quen từ trước đã ăn sâu nên không thể ngày một ngày hai hết ngay được).
Con không hiểu tại sao trong Phật giáo các thầy lại phân biệt pháp môn cao và thấp. Theo con thì pháp vốn chẳng có cao hay thấp, pháp dựng lập qua ngôn ngữ, mà ngôn ngữ thì không phải cứu kính. Sự cao hay thấp có chăng là mức độ nhận ra sự thật ở mỗi người. Nếu một người ngay một câu nói đơn giản đời thường mà giác ngộ hoàn toàn thì đó là pháp "cao", còn nếu người đó tu theo pháp môn "cao" mà vẫn không giác ngộ lại mắc kẹt trong đó thì "cao" lại thành "thấp". Vì vậy quan trọng là người đó phù hợp với pháp môn nào, pháp môn nào giúp người đó nhận ra sự thật chứ không phải có pháp môn "cao" giúp người triệt ngộ, pháp môn "thấp" khiến người bị kẹt.
Thư con trình bày hơi dài, mong Thầy từ bi hoan hỷ chỉ cho con những điều con hiểu chưa đúng.
Con xin thành kính tri ân công đức Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-09-2019

Câu hỏi:

Kinh bach Thay, chuc Thay suc khoe luon doi dao.
Con co mot thac mac la ban nga chung ta khong that chi do dat nuoc gio lua tao thanh, vay ai dang tao nghiep va nghiep nay co hien huu giong nhu nhan qua trong nha Phat noi khong? Con xin Thay tu bi chi day, ta on Thay.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-09-2019

Câu hỏi:

Con xin đảnh lẽ sư!
Trên trang Web này ngày 17/09/2019 có đạo hữu đã trình pháp sư như sau
“Con xin thành kính đảnh lễ Thầy!

Dạ thưa Thầy.

Thời gian vừa rồi khi quay trở lại với cuộc sống, trải nghiệm thêm nhiều điều rồi đến hôm nay chiêm nghiệm lại con càng thấy rõ hơn. Con thấy trong tất cả mọi chuyện xảy đến với con đều không phải do con quyết định. Có những chuyện mà Pháp đưa đến bắt buộc con phải trải nghiệm cho dù con thấy rất rõ rằng điều đó là không đúng tốt, con thực tâm không muốn làm nhưng rồi Pháp bắt buộc con phải làm. Và ngẫm lại thì con thấy trong tất cả mọi sự mọi việc xảy đến dù việc lớn hay chỉ là một chi tiết vô cùng nhỏ nhưng tất cả đều như có một bàn tay vô hình đã sắp đặt khít khao đến kỳ lạ, không bỏ sót, không có một chỗ hở nào. Có những việc tưởng chừng như đấy là mình quyết định và kết quả xảy ra bắt nguồn từ quyết định của mình nhưng thực ra không phải. Vẫn là do Pháp sắp đặt như vậy. Con chẳng thể nào có thể làm theo ý mình. …
Và sư đã trả lời
Trả lời:
Rất đúng, giống như Tôn Ngộ Không dùng cân đẩu vân nhảy một bước xa tít tận chân trời, tưởng đã thoát khỏi bàn tay Phật nhưng nhìn lại thì vẫn còn ở trong đó. Người đánh cờ cũng vậy, đi nước cờ nào đều do mình quyết định nhưng thực ra vẫn tuân theo quy luật của bàn cờ. Xe phải đi theo quy luật của xe; pháo, ngựa v.v... cũng đều phải như vậy. Nên đạo Nho nói “Thiên võng khôi khôi sơ nhi bất lậu”, đạo Thiên Chúa nói “Vâng ý Cha” cũng với ý đó.
Chẳng lẽ chúng ta làm sai rồi chúng ta cứ đỗ lỗi cho pháp, Chẳng phải mọi hành vi của con người đều do nhận thức của người đó đưa đến mà do bàn tay vô hình nào sắp đặt sao? chẳng phải sư hướng dẫn chúng con tu theo bát chánh đạo để có nhận thức đúng đưa đến hành vi đúng đó sao? Sư hướng dẫn chúng con thận trọng, chú tâm quan sát thân tâm mình và các mối tương quan với XH là để sống đúng tốt đó sao? Nhưng như đạo hữu đã nói “….Con thấy trong tất cả mọi chuyện xảy đến với con đều không phải do con quyết định. Có những chuyện mà Pháp đưa đến bắt buộc con phải trải nghiệm cho dù con thấy rất rõ rằng điều đó là không đúng tốt, con thực tâm không muốn làm nhưng rồi Pháp bắt buộc con phải làm”. Nếu nói như thế làm chúng ta rất đễ buông lung và phó mặc cho sự đúng sai. Vẫn có những người sống đúng tốt vậy có phải họ cũng do pháp bắt họ tốt chứ họ cũng ko muốn thế… Dạ con thật sự bối rối với câu “con thực tâm không muốn làm nhưng rồi Pháp bắt buộc con phải làm”, con muốn tu là để sống tốt mà bây giờ qua lời trải nghiệm của đạo hữu này làm con bối rối thật sự ko biết con có sống tốt được ko (vì pháp ko muốn con sống tốt thì phí cả đời con rồi). Rất mong sự chỉ dạy cho con ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-06-2013

Câu hỏi:

Thưa thầy! Pháp thầy dạy có phải là không lăng xăng tạo tác bất cứ điều gì, khi chưa ai hỏi thì không nên nói đúng không ạ? Chuyện gì đến thì mình tùy duyên mà chánh niệm tỉnh giác, không khởi vọng niệm phản ứng lung tung, nhưng mà thỉnh thoảng con mới chánh niệm và biết được điều đó, còn bản tính con rất hay nói, hay đánh giá cái này cái kia, người này người kia, sau khi nói xong rồi 1 lúc con mới biết mình mất chánh niệm, vậy con phải làm sao để mình không khởi vọng động tạo tác ạ?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »