loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 7 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'thu thúc lục căn'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 27-02-2022

Câu hỏi:

Kính Thầy giải thích cho con. Trong câu: "hãy nhìn lại chính mình" thì "mình" là gì? Làm thế nào nhận biết "mình" và "bản ngã"? Thu thúc lục căn là thế nào?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-06-2020

Câu hỏi:

Con xin kính đảnh lễ thầy!
Xin thầy cho con hỏi làm sao thực hành để dần xa lìa tham ái?
Con hiện sống đời tại gia, có nhiều cơ hội đụng chạm, va vấp, tiếp xúc với thế giới bên ngoài, trước đây con nghĩ vậy cũng tốt, vì có cơ hội trải nghiệm thực tế các vấn đề trong cuộc sống, có trải nghiệm thực cũng tiện để thấy ra vấn đề hơn. Dạo gần đây con thấy có vẻ cách này không mang lại hiệu quả, tham ái vẫn còn đó.
Con định quay về "thu thúc lục căn" hơn một chút để xem tâm mình có biến chuyển gì không. Có điều hành động trên cũng là làm vì mục đích xa lìa tham ái, như vậy có đúng không ạ? Có lẽ với con thì điều này cũng tự nhiên vì hiện tại con đang muốn "thu thúc lục căn" vì thấy cách trước đây mình làm không hiệu quả, con muốn xin thầy lời khuyên làm sao cho đúng để tránh rơi vào cục bộ.
Con kính đảnh lễ thầy, nhờ có thầy mà con được sinh ra lần thứ hai!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-01-2020

Câu hỏi:

Thưa Thầy, ba đức tính của tánh biết (thanh tịnh, từ bi, trí tuệ) cùng hiện diện một lúc hay có liên hệ thứ tự? Đó là trạng thái chứ không phải mục tiêu phải không ạ?
Xin Thầy chỉ rõ quan hệ giữa "thu thúc lục căn" và "chánh niệm". Như Thầy thường dạy cứ trong sáng với hiện tại, nếu thật sự trong sáng thì đã có "thu thúc lục căn", con thấy như vậy nhưng không chắc đúng sai. Xin Thầy chỉ dạy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-06-2019

Câu hỏi:

Con kính thưa Thầy!
Con có câu hỏi.
Thu thúc lục căn có ý nghĩa thế nào trong tu tập thiền quán.
Con kính chúc sức khỏe Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-08-2018

Câu hỏi:

Con xin kính chào Thầy. Con xin đảnh lễ và kính chúc thầy thân tâm luôn được an lạc. Dạ cho con xin được trình pháp.
Mỗi buổi sáng con ngồi thiền vipassanā, con quan sát, thấy sự thở, con nghe tiếng chim hót và nhiều tiếng chim khác, con cảm nhận sự ngứa (sinh) ra nơi chân, ngứa trong một thời gian (trụ) và hết ngứa (diệt), con thấy tâm con suy nghĩ, con thấy một cơn gió thổi ngang qua, con thấy lạnh, và nhiều thứ khác... trong lúc tâm rỗng lặng trong sáng khi con thấy những thứ trên cùng 1 lúc, thời, vị, tính, lúc đó con thấy tâm con như là ở mọi nơi. Con thấy nhân quả, sinh diệt liên tục, chưa xong cái này, cái khác đã đến.
1. Kính thưa Thầy, thấy như vậy có đúng không ạ?
2. Bây giờ mỗi sáng thức dậy, mở mắt ra việc đầu tiên là chánh niệm, việc làm này cứ như là 1 phản xạ, con không cần phải cố gắng, con không muốn chánh niệm, tâm con vẫn tự chánh niệm, khi tâm suy nghĩ lan man về quá khứ hoặc chuyện tào lao, tâm nhận biết và chỉ trong 1 thời gian ngắn, tâm chánh niệm liền có mặt và lôi con về với hiện tại với việc con đang làm. Trong một ngày, con sống trọn vẹn trong hiện tại thường xuyên hơn. Nhờ những điều đó mà khi con đi ngủ, không còn hay nằm mơ như trước, nhắm mắt mở mắt thì trời sáng. Và khi đi ra đường, tự nhiên tâm con thu thúc lục căn, tham dục của con cũng ít hơn xưa. Khi con gặp cảnh đẹp hay cái gì đó lộng lẫy, tâm con vẫn thấy bình thường, không có phấn khích hay kích động như xưa. Ít tụ tập với bạn bè, vì thấy họ cứ ngồi nói dóc, nói chuyện tục đế, không có ích gì cho cuộc sống. Con thấy sự vô minh đó nên con nhàm chán. Đó là những gì thay đổi nơi con.
Con xin cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-10-2014

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy! <p>
Lâu rồi phật tử HN chúng con không đươc gặp Thầy, lời đầu tiên con xin kính chúc Thầy luôn được mạnh khoẻ.
Thưa Thầy! Sau một thời gian dài tập làm theo lời Thầy chỉ dạy, đó là quan sát thân tâm và chánh niệm mọi lúc khi đi đứng ngồi nằm đồng thời thu thúc lục căn, con đã thấy tâm mình lắng dịu rất nhiều, cụ thể là trong những ngày vừa qua, con cùng một số Phật tử lên núi thiền tập. Khi con ngồi quan sát hơi thở vào ra con thấy tâm lắng dịu dần và hơi thở trở nên rất nhẹ nhàng, tim cũng đập rất nhẹ. Tâm quan sát hơi thở vào ra càng lúc càng khăng khít chặt chẽ càng lúc càng vi tế dần dần con thấy một cảm giác nhẹ nhàng tĩnh lặng không có một suy nghĩ nào qua tâm, khi đó con biết một vài tiếng động sinh lên rồi diệt, tiếng động rất rõ và trong nó dường như được nhận biết qua da (cảm giác) và truyền thẳng vào tim không qua một ngôn từ hay ý nghĩ nào (con chỉ thấy như nó vậy thôi). Trong lúc đó, tâm con vẫn khăng khít nơi hơi thở vào ra không rời, lạ kỳ là tâm không hề phản ứng với những tiếng động đó mà nó vẫn bình yên dịu dàng đầy yêu thương. Con thấy hai chân hơi tê một chút nhưng vẫn dễ chịu. <p>

Thế rồi một tiếng rưỡi qua đi trong cảm giác dịu dàng đầy yêu thương, con xả thiền xuống núi lòng bình yên chân bước nhẹ nhàng trong chánh niệm một cách tự nhiên không cần tác ý chánh niệm mà cảm giác dở đạp theo từng bước chân. <p>
Kính bạch Thầy, đó là cảm giác đầu tiên con có được sau một thời gian dài hướng về chánh niệm con cũng không biết đó là gì, xin Thầy từ bi khai mở cho con và chỉ cho con biết sẽ thế nào. Con thành kính đảnh lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-01-2012

Câu hỏi:

Kính đảnh lễ thầy! <p>
Bạch thầy, con đã học hỏi được rất nhiều từ thầy. Xin được tri ân thầy. Thưa thầy, thời gian gần đây, con có đọc lại Tạng Kinh, do hòa thượng Thích Minh Châu dịch thì thấy trong rất nhiều bài kinh, Đức Phật thường tán thán các vị tỳ khưu đi đên những trú xứ xa vắng, sống đời thiểu dục, tri túc và thực hành thiền định, thiền Tứ Niệm Xứ. Con cũng thấy trong nhiều bài kinh, Đức Phật dạy về Giới, tiết độ trong ăn uống, thu thúc lục căn, chánh niệm tỉnh giác, rồi ở đây có thể thực hành thiền định, hay thực hành Tứ Niệm Xứ... Nhưng con thấy, như những bài Pháp thầy dạy, thì hình như không nói đến thiểu dục tri túc, thu thúc lục căn, tiết độ trong ăn uống. Hay tại vì quần chúng, không có khả năng thực hành, nên có dạy họ cũng chẳng thực hành được? Thôi thì chánh niệm tỉnh giác: thận trọng, chú tâm quan sát được chừng nào tốt chừng ấy? Vì chính Đức Phật cũng dạy là Niệm thì tốt trong mọi trường hợp. Kính lễ thầy.

Xem Câu Trả Lời »