Kết quả Tìm Kiếm: Có 30 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'Phật giáo nguyên thủy Therevada'.
Mục này được thực hiện nhằm tạo cơ hội cho chư huynh đệ, đạo hữu sống cách xa nhau có thể chia sẻ kinh nghiệm tu tập, hoặc trao đổi những vấn đề nan giải trong Pháp học cũng như Pháp hành, để cùng nhau tìm hiểu, bàn bạc, góp ý bổ túc, hầu giúp nhau điều chỉnh chánh kiến trong biển Phật Pháp mênh mông, sâu thẳm và vi diệu.
Với tiêu chí đó, đề nghị quý vị không nên đặt những câu hỏi quá xa vời thực tại tu học của mình hoặc những vấn đề chi ly có tính tầm chương trích cú trong kinh điển, vì điều đó mỗi người có thể tự tra cứu lấy để khỏi làm mất thì giờ của huynh đệ đồng đạo.
Để gởi câu hỏi, xin nhập vào mẫu bên dưới, chúng tôi sẽ cập nhật câu trả lời lên website trong thời gian sớm nhất.
Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp
Ngày gửi: 25-06-2011
Câu hỏi:
Nam-mô A-di-đà Phật! Kính bạch thầy, cho con hỏi thiền Nguyên thủy khác với Thiền tông như thế nào?
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Ch
ỉ khác bên ngoài hình thức không khác bên trong nội dung. Cả hai đều có mục đích thấy tánh như nhau. Sau Lục Tổ Thiền Tông chia làm 5 phái, mỗi phái có biện pháp thực hiện thấy tánh riêng nhưng vẫn cùng chung nguyên lý. Con xem cuốn Thiền Phật Giáo: Nhuyên Thủy và Phát Triển trong Thư Viện để hiểu rõ thêm.
Ngày gửi: 28-01-2011
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, con đã có duyên may được đến nghe Thầy giảng Thiền (Khóa thứ 5 tại Tổ đình Bửu Long) vừa qua, con vô cùng cảm ơn Thầy đã khai thị cho con một số không ít những vấn đề về Phật pháp. Nay con có một thắc mắc này, xin Thầy vui lòng chỉ bảo, giải thích giúp con:
Thưa Thầy, đọc qua một số kinh sách Bắc Tông, con thấy các vị Bồ-tát thường có hạnh nguyện: "Khi nào chúng sinh chưa được độ tận thì ta chưa thành Phật", hoặc khi đã thành Phật thì nguyện rằng: "Khi nào chúng sinh còn khổ thì ta còn trở lại thế giới Sa-bà này để độ chúng sinh qua bến giác". Thưa Thầy, theo con hiểu thì khi những hạnh lành (Bồ-tát) hay tánh biết (Tánh Giác, Phật) nơi ta khai mở thì ta sẽ có từ bi, trí tuệ... tương ứng, và vấn đề hạnh nguyện chỉ là một cách diễn dịch của người đời bằng khái niệm hình tượng, ngôn từ mà thôi. Hoặc những người còn mê muội như chúng con, trên con đường học Phật, cần nói như vậy để khuyến khích phát triển hạnh nguyện hầu tiến dần đến khai mở tánh biết và hạnh lành. Còn nếu nhìn bằng nhãn quan nhị nguyên hoặc xét từ góc độ của quy luật âm dương thái cực, thì chẳng lẽ Phật và Bồ-tát cũng vẫn còn luân hồi sinh tử, vì mọi sự vật hiện tượng khi đã đạt mức cực dương thì sẽ chuyển sang âm: giống như khi ta đã đạt được quả vị Phật rồi thì lại trở xuống làm chúng sinh. Nói cách khác, khi nào còn "Ma" thì còn "Phật" (mà cuộc sống thì chẳng bao giờ hết "Ma" nên nếu hiểu thế giới theo kiểu nhị nguyên đối đãi: luôn có sai có đúng, có Ma có Phật, có yêu có ghét...), và chỉ khi nào không còn bản ngã tham sân si thì mới thấy thế giới như thực tánh, không còn thấy Ma thấy Phật nữa mà thôi.
Con xin tóm lại, điều con muốn hỏi là phải chăng từ Phật trong quan niệm này là chỉ cho tánh giác và Bồ-tát là ám chỉ cho hạnh từ bi, trí tuệ... Khi khai mở được tánh biết(Phật) và các hạnh làmh (Bồ-tát) đến tột độ thì chỉ thấy từ bi, trí tuệ... không còn thấy ma thấy Phật, thấy sinh thấy tử nữa. Chứ Phật và Bồ tát nếu còn thị hiện một cách hữu vi như chúng sinh thì vẫn luân hồi sinh tử như thường, có phải không ạ?
Thành kính cảm ơn Thầy.
Ngọc Thu
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Giáo lý nguyên thủy của đức Phật hầu như không đề cập đến những vấn đề Phật và Bồ-tát thị hiện cứu độ chúng sanh theo kiểu đó. Quan niệm này mãi đến 600 năm sau đức Phật nhập diệt mới phát sinh trong các Hệ Phái Phật Giáo phát triển. Đến hơn 1.100 năm sau đức Phật Niết-bàn, Thiền Tông Đông Độ ra đời, vị Tổ thứ 6 là Ngài Huệ Năng đã xác định lại "độ chúng sanh" là vượt qua vô số phiền não phát sinh trong tâm (Tự tánh chúng sanh vô biên thệ nguyện độ). Bởi vì một số Luận Phái phát triển đã biến Phật Pháp thành triết học và tín ngưỡng để đáp ứng yêu cầu sở tri và sở đắc của con người, hơn là chú tâm vào việc hóa giải những khổ đau bức thiết trong hiện tại, như tinh thần giác ngộ giải thoát ban đầu của đức Phật.
Bồ-tát theo nghĩa nguyên thủy là người biết sử dụng tánh giác để giác ngộ và giải thoát khỏi cái ta ảo tưởng. Chính cái ta ảo tưởng này tạo ra "vô số chúng sanh phiền não đau khổ trong tâm" mà chủ yếu là phát xuất từ vô minh ái dục, cụ thể như tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến v.v. Chính những "chúng sanh" này là hiện thân của đau khổ và tạo ra đau khổ cho mỗi người, vì vậy đối với bất cứ ai khi chưa "độ tận" chúng sanh (vượt qua phiền não) trong tâm mình thì có muốn thành Phật cũng không được, nên muốn giải thoát thì phải phát hạnh nguyện độ thoát phiền não (bản ngã chúng sanh) chứ đâu còn cách nào khác! Đối với chúng sanh bên ngoài thì người giác ngộ có thể chỉ đường cho họ để họ tự đi chứ không ai độ ai được.
Còn nói Phật thị hiện theo kiểu "Khi nào chúng sanh còn khổ thì ta còn trở lại thế giới ta-bà để độ chúng sanh qua bến giác" thực ra chỉ có nghĩa là khi nào còn xem thân ngũ uẩn này là bản ngã thì còn "chúng sanh phiền não khổ đau" nên gọi cái ta ngũ uẩn là thế giới sa-bà. Lúc đó chỉ còn trông cậy nơi tánh giác quay trở lại (chánh niệm) soi sáng mới mong phá trừ mọi vọng niệm (tỉnh giác) của cái ta ngũ uẩn đó để cứu thoát thực tại thân tâm (thân, thọ, tâm, pháp) ra khỏi cái ta ảo tưởng tạo tác khổ đau sinh tử mà thôi. Vì vậy câu nói trên có thể hiểu như sau: "Khi nào còn phiền não khổ đau (chúng sanh khổ), thì tánh biết phải nguyện quay lại nơi thân ngũ uẩn này (thế giới sa-bà) để hóa giải cái ta ảo tưởng trở về với thực tánh pháp"
Ngày gửi: 06-01-2011
Câu hỏi:
Kính thưa thầy! Có 1 nhà Sư nói với con rằng: những người đã quá vãng rất sợ người thân của mình bỏ rơi vào dịp năm hết Tết đến, nên gia đình cần làm lễ cầu siêu vào cuối năm để hồi hướng công đức đến họ vào dịp cuối năm là rất tốt. Vậy con kính xin thầy hoan hỉ cho con biết như vậy có đúng không? Vì con cho rằng sau khóa lễ hàng ngày con vẫn thường hồi hướng cho người thân đã quá vãng nên việc làm như nhà Sư kia nói cũng không cần thiết lắm, phải không thưa thầy? Con kính chúc thầy luôn an lạc!
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Có thể là trong những dịp đặc biệt như lễ giỗ, lễ Báo Hiếu, lễ Dâng Pháp Y, lễ Tết, lễ Thượng Ngươn, Hạ Ngươn v.v. người quá vãng mong đợi thân nhân hồi hướng phước đến họ, nên người dân cũng có lý khi cúng vào những dịp lễ này. Nhưng nếu ngày nào cũng hồi hướng phước cho họ thì càng tốt hơn. Giống như ngày nào cũng phụng dưỡng cha mẹ, giúp đỡ mọi người tốt hơn là lâu lâu có dịp mới biếu xén, hay mở tiệc mời. Vì người đời không có dịp chăm sóc người thân mỗi ngày nên nhân có lễ lạc gì lớn thăm viếng chăm sóc họ cũng là điều tốt.
Ngày gửi: 09-11-2010
Câu hỏi:
Thưa Sư, xin Sư chỉ cho con được rõ, con nghe giảng chỉ cần con người thoát ly Tam giới (Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới) thì người đó đã đoạn tận phiền não và thể nhập Niết Bàn. Thưa Sư, quan niệm đó theo tinh thần Phật giáo Nguyên Thủy sai khác thế nào? Vì con có được nghe Sư giảng về giới, định, tuệ có 3 loại trong đó khi ta ngồi nghe Pháp hay đọc Kinh thì giới, định, tuệ ngay lúc đó là tự nhiên không phải do bản ngã tạo ra! Con thấy vấn đề đó cũng gần như khi xa lìa được ba cõi Dục, Sắc và Vô Sắc thì con người sẽ buông bỏ được tất cả sẽ an lạc! Xin Sư hoan hỷ cho con được tỏ tường!
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Nói chung là khi giới định tuệ được viên mãn thì thoát khỏi tam giới. Nhưng nếu giới định tuệ do bản ngã cố gắng hoàn thiện thì không bao giờ viên mãn được. Chí có tự tánh giới định tuệ mới viên mãn được thôi. Vì vậy pháp thiền Vipassanà Trong Phật Giáo Nguyên Thủy sử dụng giới định tuệ tự tánh (vô ngã) để loại trừ cái ta ảo tưởng muốn đạt thành. Cái ta luôn tạo ra tam giới, nên nó không bao giờ thoát ly được tam giới. Thoát ly tam giới đồng nghĩa với chấm dứt cái ta ảo tưởng. Bài kệ:
Học Đạo quý vô tâm
Làm, nghĩ nói khộng lầm
Sáng, trong và lặng lẽ
Giản dị mới uyên thâm
chính là mô tả một đời sống sáng suốt, định tĩnh, trong lành thoát ly tam giới vậy
Ngày gửi: 08-10-2010
Câu hỏi:
Thưa sư cho con được hỏi, Kinh điển gồm có Pali tạng và Hán tạng đúng không ạ? Theo con hiểu là Pali tạng có giá trị chân thật hơn Hán tạng và là kinh Nguyên Thủy của đức Phật khai thị, có đúng không? Con vẫn thường tin tưởng ở kinh Pali. Con cám ơn sư.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Con nói đúng. Tạng Pali tương đối trung thực với lời Phật dạy hơn các kinh Sanskrit, Hán Tạng hay Tạng Tibet được trước tác sớm nhất là 200 năm sau đức Phật Niết-bàn. Như vậy về phương diện lịch sử cũng như tính trung thực với lời Phật dạy thì độ tin cậy của kinh Pali cao hơn. Tuy nhiên, những kinh điển sau Pali vẫn có rất nhiều điều trung thực với lời dạy của đấng Giác Ngộ, đó là do sự thực chứng của các vị Tổ trước tác các kinh luận về sau. Như vậy, còn một yếu tồ khác nữa ngoài tính lịch sử và tình nguyên thủy của giáo pháp đó là tính giác ngộ. Kinh điển dù là nguyên thủy hay phát triển về sau thì quan trọng là có chỉ ra được "mặt trăng chân lý" hay không. Nói cách khác là qua kinh điển đó con có giác ngộ được Sự Thật hay không. Đôi lúc một lời nói sai lại giúp con thấy đúng. Vậy quan trọng không phải ở lời nói mà ở chỗ có thấy được sự thật lời nói ấy muốn chỉ hay không. Kinh điển Pali thật tuyệt vời nhưng con đừng quá lệ thuộc vào ngôn ngữ, giáo điều mà qua đó con phải khám phá ra Sự Thật. Khi đã thấy Sự Thật con sẽ biết ngay lời nào nói đúng lời nào nói sai chứ không còn quan tâm đó là kinh điển nào nữa. Chúc con thấy ra Sự Thật.
Ngày gửi: 23-08-2010
Câu hỏi:
Thưa Thầy, Kinh luật Phật giáo Nguyên thuỷ có cho phép người Tăng ăn ngũ vị (hành, ngò, tỏi, ...) không? Cảm ơn Thầy.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Giới luật Nguyên Thủy không cấm những thứ gia vị đó. Người sau thấy đó là những chất kích thích nên khuyên chúng ta không nên ăn. Thực ra tất cả cây cỏ đều có vị thuốc của nó, nếu biết dùng đúng liều lượng, đúng chỗ, đúng trường hợp thì cái gì cũng tốt. Ngược lại, dùng không đúng thì thứ gì cũng có thể trở nên tai hại. Tốt nhất là chúng ta nên cẩn thận khi dùng thực phẩm dù đó là loại nào.
Ngày gửi: 23-05-2010
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy. Trong Kinh Phật Giáo Nguyên Thủy, có đoạn nào Đức PHẬT BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI nói về Đức Phật A-di-đà và Đức Phật Di-lặc không? Vì mới đây trên trang web con thấy 1 vị Thầy ở nước ta cho rằng chỉ có duy nhất 1 Đức PHẬT BỔN SƯ mà thôi còn những vị kia là do hư cấu. Con đang là Phật Tử tu theo Tịnh Độ nên lòng con rất bâng khuâng, con không biết nên ngừng hay chuyển tông khác. Con sực nhớ tới Thầy. Vì chỉ có Phật Giáo Nguyên Thủy mới giữ gìn và không sửa đổi lời nói của Đức PHẬT. Xin Thầy cho con 1 lời khuyên. Chúc Thầy nhiều sức khỏe.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Theo Tam Tạng Kinh Điển Pāli nguyên thủy thì không có Kinh nào nói đến Phật A-di-đà cả. (Nhưng Đức Phật Thích Ca có thọ ký cho một vị tỳ kheo trong hội chúng của Ngài với lời tiên đoán là vị ấy sẽ thành Phật tương lai hiệu là Di-lặc). Kinh Di-đà xuất hiện đồng thời với sự khởi nguyên của Phật Giáo Đại Thừa, khoảng 600 năm sau Phật Niết-bàn. Kinh Di-đà có nguồn gốc bằng tiếng Sanskrit, ngôn ngữ này được người Bà-la-môn đặt ra phỏng theo ngôn ngữ Pāli hàng trăm năm sau Phật Niết-bàn, nên trong thời Đức Phật chưa có ngôn ngữ này.
Để hiểu thêm về nguồn gốc ngôn ngữ Sanskrit đạo hữu nên đọc cuốn "Pāli is the mother of Sanskrit" của Harbir Angaree (Ngôn ngữ Pāli mẹ đẻ tiếng Sanskrit, Hữu Minh dịch, trên trang phatgiaonguyenthuy.com ). Và để hiểu thêm về pháp môn niệm Phật xin đạo hữu vui lòng xem thêm cuốn " Thiền Phật Giáo: Nguyên Thủy và Phát Triển", phần đối chiếu Pháp môn niệm Phật A-di-đà với Pháp môn niệm Ân Đức Phật trong Phật Giáo Nguyên Thủy.
Ngày gửi: 12-09-2009
Câu hỏi:
Kinh le Duc The Ton Bac Ung Cung, Dang Chanh Bien Tri. Kinh le chu Tang va quy co Tu nu. Con duoc biet su Ho Phap co viet sach day Niem Phat co lan chuoi. Vay chuoi hat trong thoi Nguyen thuy duc Phat co su dung khong a? Khi lam phuoc chung ta thuong hoi huong cho nga quy va chu Thien. Vay thi cac phuoc bao ma chung ta hoi huong cac chu Thien deu nhan duoc het khong a? Hay co gioi han gi khong? Kinh xin tri an.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Hiện nay việc sử dụng xâu chuỗi làm phương tiện hỗ trợ cho pháp môn niệm Phật được một số chư Tăng, Phật tử các nước Phật giáo Nguyên Thủy áp dụng khá phổ biến. Điều này không ai có quyền bắt buộc theo hay không theo. Nếu áp dụng thấy có hiệu quả hơn không áp dụng tức hợp với mình thì cứ theo. Phương tiện gì làm tăng trưởng thiện pháp thì đó là phương tiện hợp đạo. Đức Phật chỉ dạy chân lý và pháp môn (nguyên lý và nguyên tắc) chứ không dạy phương tiện hay phương pháp. Nói dễ hiểu là Ngài là người chỉ đường thôi, còn đi bằng phương tiện gì thì tùy căn cơ trình độ, tùy điều kiện không gian thời gian của mỗi người. Xâu chuỗi là phương tiện chứ không phải pháp môn. Pháp môn vẫn là niệm Phật để đưa đến nhất niệm thanh tịnh. Từ đó giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến mới có thể viên mãn.
Ngày xưa đức Phật dùng cơm trong bát bốc bằng tay, ngày nay chư Tăng hầu hết dùng cơm bằng muỗng nĩa; ngày xưa đức Phật đi bộ bây giờ chư Tăng đi xe hơi, tàu điện, máy bay; ngày xưa Kinh điển chỉ truyền miệng nay đã in thành sách, và thậm chí lên mạng đọc lúc nào cũng được... Vậy nguyên thủy là chân lý nguyên thủy hay phương tiện nguyên thủy? Nếu không phân biệt được hai phương diện này thì cũng có thể xem như chỉ hiểu đạo Phật ngoài da, biết bao giờ mới thấy được cốt lõi!
Hồi hướng có thể được có thể không tùy theo tâm lực và phước lực của người hồi hướng và tùy theo chúng sanh được hồi hướng ở trong cảnh giới nào, có sẵn sàng hoan hỷ đón nhận phước hồi hướng hay không. Tuy nhiên dù người được hồi hướng có nhận được phước báu hay không thì người hồi hướng vẫn được phước báu do tâm vị tha chia sẻ của mình.
Ngày gửi: 22-01-2009
Câu hỏi:
Con kinh bach chu dai duc Tang, chu vi hoa thuong. Hom nay con mao muoi xin kinh hoi quy Ngai mot dieu. Nguyen gia dinh con theo Phat giao Bac Tong, con con theo Phat giao Nguyen thuy nen sau nay gia dinh con cung co theo Phat giao Nguyen thuy nhung ma khong hieu gi ca. Con kinh bach xin chu vi hay chi cho con cach huong dan gia dinh con hieu ve Phat giao Nguyen thuy mot cach dung dan, va hanh tri theo cho duoc trong sach! Day la cach de con "bao hieu cha me mot cach dung phap nhat"! Con xin thanh kinh tri an chu vi !
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Cách tốt nhất và cũng dễ dàng nhất là con thỉnh một ít băng đĩa giảng pháp theo Phật giáo Nguyên Thủy mở cho gia đình con nghe, hoặc nếu ai thích đọc thì con thỉnh một số sách dễ hiểu đem về cho những vị ấy đọc. Khi họ bắt đầu thấy hay, đúng thì sau đó tự họ sẽ tìm đến với chánh pháp. Không nên cố thuyết phục hay nài ép người khác phải nghe theo mình. Chỉ tạo điều kiện cho người nhà tiếp cận chánh pháp, còn mọi chuyện tùy duyên. Chúc con an vui.
Ngày gửi: 22-01-2009
Câu hỏi:
Cúi lạy thầy! Con xin hỏi về chuyện đức Phật. Đọc lịch sử Phật thấy Phật ngồi thiền ở trong rừng, gốc cây, hang động, bờ sông v.v... nhưng không thấy nói đến vấn đề muỗi mòng, côn trùng cắn đốt. Con đã truy tìm nhiều tài liệu về Phật sử cũng không thấy ghi chép lại vấn đề làm sao khắc phục được, cũng đi hỏi nhiều người trong đạo Phật nhưng họ điều phỏng đoán là Phật có thần thông, là xứ Ấn ngày xưa không có muỗi, là do Phật toả tâm từ nên không bị côn trùng cắn đốt... Nhưng tất cả đều là giả thuyết. Hay là đức Phật có phương pháp nào chăng....?! Riêng con cũng đã từng thử ngồi thiền nhưng ngay trong nhà nếu không giăng mùng hoặc đốt nhang, quạt gió v.v... thì không thể chịu nổi. Và cố gắng thì cũng có thể chịu được vài thời, nhưng còn bệnh sốt xuât huyết sốt rét thì sao.... con chỉ sợ chưa vượt đến bờ bên kia thì bè phải bỏ.... thắc mắc lắm thay! Đức Phật và các tỳ kheo xưa và nay làm như thế nào, xin thầy hoan hỷ nói lại cho con kinh nghiệm. Cúi lại thầy của con.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Cách đây 30 năm, có một vị thiền sư nguyên thủy tu hạnh đầu đà trên núi Cấm, cứ ngồi thiền suốt đêm giữa rừng. Vị sư khách tới thăm, chỉ mới một đêm đã không chịu nổi vô số muỗi rừng tại đây, vô cùng ngạc nhiên khi quan sát thấy vị thiền sư không hề bị một con muỗi nào đốt cả. Sáng ra vị sư khách hỏi: "Ngài có bí quyết gì mà muỗi không đốt vậy?" Thiền sư trả lời: "Lúc đầu tôi cũng bị đốt chịu không nổi, sau tôi cứ để mình trần bố thí cho muỗi ba ngảy đêm, với lời nguyện rằng do phước bố thí này xin cho muỗi đừng đốt nữa để tôi ngồi thiền không trở ngại. Lạ lùng thay sau đó muỗi chẳng hề đốt tôi nữa". Vị sư khách lè lưỡi cáo từ. Khách ra về còn phân vân mãi không biết vị thiền sư nói chơi hay nói thật, nhưng rõ ràng là vị ấy không hề bị muỗi đốt. Nếu con chưa biết chắc điều đó có đúng hay không thì tốt hơn cứ treo mùng mà ngồi thiền cho chắc vậy.
Trong kinh chỉ nói rằng người hành thiền trong rừng nên nhẫn nại với rắn rít muỗi mòng và thú dữ, nên thường đọc kinh rải tâm từ đến các sinh vật đó. Những bài kinh này có trong Kinh Tụng Pàli.