Kết quả Tìm Kiếm: Có 38 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'tôn giáo khác'.
Mục này được thực hiện nhằm tạo cơ hội cho chư huynh đệ, đạo hữu sống cách xa nhau có thể chia sẻ kinh nghiệm tu tập, hoặc trao đổi những vấn đề nan giải trong Pháp học cũng như Pháp hành, để cùng nhau tìm hiểu, bàn bạc, góp ý bổ túc, hầu giúp nhau điều chỉnh chánh kiến trong biển Phật Pháp mênh mông, sâu thẳm và vi diệu.
Với tiêu chí đó, đề nghị quý vị không nên đặt những câu hỏi quá xa vời thực tại tu học của mình hoặc những vấn đề chi ly có tính tầm chương trích cú trong kinh điển, vì điều đó mỗi người có thể tự tra cứu lấy để khỏi làm mất thì giờ của huynh đệ đồng đạo.
Để gởi câu hỏi, xin nhập vào mẫu bên dưới, chúng tôi sẽ cập nhật câu trả lời lên website trong thời gian sớm nhất.
Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp
Ngày gửi: 19-03-2016
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy, <p>
Con xem một số sách giải thích ý nghĩa Tỳ-kheo, Sa-môn, Bà-la-môn với nhiều nghĩa khác nhau, thật khó phân biệt và nên hiểu sao cho đúng. Kính mong Thầy hoan hỷ chỉ giáo giúp con ý nghĩa của 3 từ này theo Phật giáo Nguyên Thủy để chúng con hiểu biết được chuẩn xác hơn. <p>
Con thành kính tri ân Thầy.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Đó là những từ đôi lúc dùng đồng nghĩa để chỉ những bậc xuất gia chân chính, đôi lúc phân biệt Tỳ kheo là giới phẩm của vị đã thọ đại giới trong giáo pháp đức Phật. Sa môn là người tu sĩ sống phạm hạnh nói chung. Bà-la-môn là người hành đạo theo truyền thống Bà-la-môn giáo.
Ngày gửi: 02-02-2016
Câu hỏi:
Thưa thầy, Albert Einstein từng khuyên các nhà khoa học nên tìm đến tôn giáo để bổ khuyết cho những hạn chế của khoa học. Ông cũng bác bỏ sự thần thánh trong tôn giáo. Ông quan tâm đời sống thực tại và sau khi chết. Thưa thầy, xin thầy cho con biết có hay không về chữ "thần" trong Phật giáo. Luân hồi và tái sinh có phải là "thần thánh" hay là quy luật của trời đất? Con nên làm gì để khi chết được nhẹ nhàng và tái sinh làm kiếp người tốt đẹp hơn? Con ngu muội, xin thầy từ bi soi sáng đường con đi. Con xin cảm ơn thầy, con chúc thầy nhiều sức khỏe.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
"Thần Thánh" mà nhà khoa học nổi tiếng Albert Einstein nói ám chỉ sự dựa dẫm vào lực siêu hình, đặc biệt là lòng mê tín vào Thần Linh. Tôn giáo đúng nghĩa có thể bổ túc cho khoa học nặng tính vật lý chính là khoa học tâm linh hay nói cách khác là đạo lý sống dựa trên nhận thức và hành vi chân chính mà cụ thể như Bát Chánh Đạo.
Chữ Thần trong Phật giáo ám chỉ cõi Asura mà nhân gian gọi là Địa Tiên gồm Thiên Long Bát Bộ. Thần cũng ám chỉ những người khi sống có công với nhân dân, đất nước nên khi chết được phong Thần, như Thần Hoàng chẳng hạn. Còn Thánh là những bậc giác ngộ có đức độ cao dày. Nhưng từ "Thần Thánh" ở đây lại dùng với nghĩa tha lực siêu huyền.
Tôn giáo có hai loại: Một là tôn giáo mang tính siêu hình với nhiều hình ảnh Thần Linh ban ơn giáng hoạ, chi phối toàn bộ đời sống con người, an bài định mệnh của mỗi người nên tín đồ phải cầu xin để được ban phúc. Hai là Tôn giáo mang tính thiết thực hiện tại trong đời sống, phát huy trí tuệ và đạo đức, giúp con người biết sống thuận theo nguyên lý vận hành của của đời sống. Albert Einstein khuyên theo loại tôn giáo thứ 2 này.
Ngày gửi: 25-08-2015
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy!
Có phải Bát-nhã trong đạo Phật tương đương với Vô Vi của Lão Tử không ạ? Vì con thấy có 1 số điểm giống nhau, nhưng cũng có 1 số điểm khác nhau về mức độ quán chiếu, đối tượng quán chiếu giữa Bát-nhã trong đạo Phật và Vô vi của Lão Tử. Kính mong Thầy giảng cho con được rõ! <p>
Xin cảm ơn Thầy!
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Thực ra khó mà so sánh trên ngôn từ, vì điều này tùy trình độ tu chứng của mỗi người mà thấy khác hay giống nhau giữa quán bát-nhã trong đạo Phật và quán vô vi trong đạo Lão. Khi Lão từ nói: "Trí hư cực, thủ tịnh đốc, vạn vật tịnh tác ngô dĩ quan phục, phù vật vân vân, các phục quy kỳ căn, quy căn viết tịnh, thị vị phục mạng, phục mạng viết thường, tri thường viết minh, bất tri thường vọng tác hung", thì những từ quan, tịnh, tri thường, minh khiến chúng ta liên tưởng đến cách hành của thiền Minh Sát hay Quán chiếu Bát-nhã: khi trở về với bản chất rỗng lặng trong sáng, tánh biết (pabhassara citta) thấy rõ tâm sinh rồi diệt tức tướng sinh diệt trở về tự tánh chân đế (các phục quy kỳ căn), trở về bản chất tịch tịnh của tâm (quy căn, tịnh, phục mạng). Tự tánh tịch tịnh vốn không sinh diệt (phục mạng viết thường), nên thấy ra tự tánh, đó chính là giác ngộ, là kiến tánh (tri thường viết minh). Còn nếu vô minh chỉ biết buông lung theo giả tướng thì tạo tác vọng nghiệp (bất tri thường vọng tác hung). Vậy điều quan trọng không phải là so sánh mà là có làm đúng hay không thôi.
Ngày gửi: 28-06-2015
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy cho con hỏi, phải chăng mọi chuyện đều có sự diễn biến nhân quả nào đó rồi nên "nhân định thắng thiên" hay làm phúc để cải số thực chất cũng nằm trong vòng này thôi. Vậy mỗi người sinh ra trên đời này điều có một con đường, dựa trên nhân quả để học ra bài học của nhân quả mà thôi phải không Thầy? "Sáng suốt định tĩnh trong lành" là để thấy mọi thứ vận hành như nó đang là, để không phải "đầu thượng trước đầu"? Mong thầy chỉ bảo cho con. Con xin tri ân thầy.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
"Nhân định" hay "cải số" thuộc định luật về nghiệp (kamma), còn "thiên" thuộc những định luật thiên nhiên như thời tiết (utu), giống loại (bija), vật lý, hoá học, sinh học v.v... (dhamma) và tâm lý (citta). Nghiệp xuất phát từ ý chí tự do của mỗi người biểu hiện qua thái độ sống riêng mà hình thành bản ngã của họ. Bản ngã muốn làm theo tư ý mà tạo nghiệp để cải số hầu đạt được mục đích của mình, nhưng nó luôn đối đầu với sự thật trong thiên nhiên, qua đó nó bắt đầu học ra những định luật vận hành của Pháp (Nguyên lý tự nhiên) nên tuy nó có quyền quyết định vận mệnh của mình, nhưng thật ra đó chỉ là cách dẫn dụ nó đi khám phá những định luật thiên nhiên mà thôi. Bản ngã tưởng có thể "thắng thiên" nhưng thật ra cuối cùng nó phải "thuận thiên" vì nếu không nó chỉ chuốc lấy khổ đau, thất vọng hoặc thất chí, đó chính là "Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong".
Lão Tử nói: "Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên" (Người theo tướng, tướng theo tánh, tánh theo nguyên lý, nguyên lý theo tự nhiên". Khổng giáo gọi tự nhiên là Thiên, Thiên Chúa giáo gọi tự nhiên là Thượng Đế, Phật giáo gọi tự nhiên là Pháp. Nên Chúa dạy "vâng ý Cha", Phật dạy "sống thuận Pháp", Khổng Tử dạy "thuận Thiên lập mệnh". Vậy nhân định, cải số, hay chuyển nghiệp đều chỉ là phương tiện qua đó học ra bài học thuận Thiên, thuận Pháp, hay vâng ý Cha mà thôi chứ không thể nào thắng thiên được. Tuy nhiên khi Phật Giác Ngộ thì được gọi là Pháp Vương, bởi vì lúc đó Ngài không còn bị "Pháp chuyển" nữa mà đã có thể "chuyển Pháp", đó chính là thuận Thiên mà thắng Thiên. Cũng như khoa học, phải thuận theo sự vận hành của thiên nhiên để tìm ra những định luật hầu ứng dụng vào những lợi ích của đời sống vậy.
Ngày gửi: 19-01-2015
Câu hỏi:
Thưa thầy. Một số tín đồ công giáo rất hân hạnh nói rằng giáo lý của họ làm cho các nước có đông tín đồ công giáo thường giàu có hơn các nước có cùng cảnh ngộ. Con xin thầy nhận xét xem họ có lý không? Và nguyên do nếu có. Xin cảm ơn thầy.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Giàu vật chất có nghĩa là chỉ số thu nhập đầu người cao. Còn giàu tinh thần có nghĩa là chỉ số an lạc (hạnh phúc) đầu người cao. Vậy muốn giàu có hay an lạc? Tại sao chúng ta lại phải đem chỉ số thu nhập ra để đánh giá con người? Nếu giàu có là mục đích của đạo Thiên Chúa thì tại sao Chúa thà chịu đóng đinh chứ không tuân phục quyền lực của vua để được vinh hoa phú quý? Vì sao Thánh Phanxico thành Assisi chịu sống kham khổ và Kito giáo lại có dòng tu khổ hạnh? Tại sao có câu "Người giàu vào nước Thiên Đàng như lạc đà chui qua lỗ kim"? Tại sao Thánh Kinh lại nói: "Kẻ nào chịu thiệt thòi giữa thế gian này sẽ được ưu tiên trên nước Thiên Đàng"?
Ngày gửi: 17-10-2014
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy! <p>
Hôm trước con dẫn chị chồng con đến vấn đạo với Thầy, có bàn luận về Phật Adida, vì hoang tưởng nên chị con tin chị là đệ tử Phật Adida ở trên đó xuống độ mọi người. Sau chuyện đó con không bao giờ bàn với chị về Phật Adida hay pháp môn thiền quán. Con cứ gieo hạt giống bằng cách nghe hay đọc sách nào hay như "Con Gái Đức Phật, Suối Nguồn Diệu Giác, Chú Giải Kinh Pháp Cú" thì con chỉ cho chị nghe, ngoài ra không bàn gì nữa. <p>
Có lẽ vì vọng đọng, hoang tưởng nên chị không hài lòng với cách tu niệm Phật này, chị muốn tu cao hơn với thân phận hiện tại của chị, phải tu cao để biết người khác kiếp trước là ai nên chị muốn tu thiền định theo đạo Thanh Hải, để đi chu du lên Thiên Đàng hay xuống Địa Ngục gì tuỳ thích. <p>
Con ngồi bên cạnh nghe chị nói với đệ tử thân cận của Thanh Hải, "Chị cần truyền tâm ấn mà không theo Đạo Thanh Hải được không?", bên kia nói "Không, để hỏi lại Sư Phụ, nhưng bây giờ truyền tâm ấn khó lắm". Bên Thanh Hải nói, "chị có thể cặp kè với ông Phật Adida đi chơi, nói chuyện cũng được, vì chị có Phật Tánh nên cũng là vị Phật tương lai mà". Bên kia cũng cho biết là không thờ Phật Adida, Phật Thích Ca, Quan Âm, ông bà tổ tiên... Con im lặng ngồi chat với mấy người bạn trên mạng, không can thiệp vào câu chuyện của hai người vì người đệ tử Thanh Hải này cũng là bà con bên chồng con. <p>
Con cứ để chị tự học bài học của chị khi chị theo đạo TH, vì trong tư tưởng chị có sự phân biệt là Nam Tông tu đắc Alahan, còn Bắc Tông tu đắc Phật Toàn Giác, còn Thanh Hải có phải tu thành Độc Giác Phật không. Chị con cứ nghĩ niệm Phật Adida là khi chết được lên Tây Phương Cực Lạc, không cần biết mình có tội hay phước đã tạo ra trong kiếp này. Cứ lên trên đó rồi tu tiếp không xuống đây làm kiếp người nữa. Nhưng mà hiện tại tâm vọng đọng thấy người ta thiền định biết được cái này cái kia nên cũng muốn được như họ. Chị mong có người hướng dẫn chị tu tập thiền để đạt sở cầu sở đắc như chị muốn, vừa rồi cũng nhận được mẹ nuôi hướng dẫn tu thiền, mà không hợp tính tình, căn cơ nên bây giờ cũng chưa có ai dẫn dắt. <p>
Con thấy cứ để mọi chuyện tự nhiên theo tâm vọng khởi của chị, nhưng mà hiện tại chị còn theo đạo Phật thì con đưa sách Phật chị đọc hay rủ chị đi chùa, còn chị theo đạo Thanh Hải thì coi như không gieo giống được nữa Thầy à. Phía bên nhà chồng con phần đông theo đạo Thanh Hải chỉ còn ông cậu, ba má chồng con là không theo thôi. <p>
Con cũng không muốn thọc gậy bánh xe Pháp nên cứ để mọi chuyện tự nhiên, không can thiệp tu hành chị nữa. Con cũng hơi áy náy vì con không kéo chị trở về thực tại, mà con biết khả năng con không làm được việc này, thôi thì cứ để Pháp dẫn dắt và dạy cho chị học những bài học theo trình độ căn cơ của chị, chỉ hơi buồn là trên đường tu tập của con mất một người bạn đạo. <p>
Cảm ơn Thầy đã đọc những lời chia sẻ của con, con không biết nói với ai về nỗi bâng khuâng này, xin Thầy cho con lời khuyên ạ.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Con làm đúng, tốt nhất là đừng đụng đến tín ngưỡng của người khác, khi trình độ khá hơn họ sẽ tự chuyển. Thời kỳ tinh tấn (tự lực) và đức tin (tha lực) còn lâu lắm mới thấy được Pháp, con có nói cũng vô ích thôi, đó là lý do tại sao đức Phật cũng phải gặp người đủ duyên mới khuyến hóa hay khai thị được. Nhưng Pháp thì luôn có cách khai hóa chính xác tùy theo căn cơ trình độ của mỗi người. Con cứ sống thuận pháp còn chuyện của mỗi người đã có Pháp lo.
Ngày gửi: 01-09-2013
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy. Xin thầy giải giúp con vướng mắc mà con đang gặp phải trong cuộc sống của con. Kính thưa Thầy, từ khi gặp được pháp thoại của thầy trên mạng con học và làm theo, con luôn tác ý rằng tâm sáng suốt định tĩnh trong lành như lời thầy dạy. Con cũng thấy được an tịnh rất nhiều. Nhưng gần đây con có đi sinh hoạt ở nhà thờ tin lành, ở đó giáo lý nói rằng chỉ có duy nhất qua sự cứu chuộc của Chúa Jesus mới là con đường giải phóng con người ra khỏi xác thân tội lỗi nầy, và không một người nào có khả năng tự thân thoát được. Vậy nếu nói là tất cả mọi con đường đều dẫn đến MỘT tại sao chổ nầy có sự sai biệt? Vậy con hoang mang không biết thế nào là đúng. Kính xin Thầy giảng cho con hiểu. Kính cảm ơn Thầy.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Có thể đây là do ngôn ngữ bất đồng. Ngôn ngữ không thể diễn tả được Chân Lý, vì vậy có thể do dựa trên ngôn ngữ mà hiểu sai Chân Lý, do đó mới có những kiến thức, quan niệm và niềm tin khác nhau. Nếu cá nhân mỗi người được hiểu là bản ngã, sự cứu chuộc của đức Chúa Jesus biểu trưng cho sự giác ngộ Chân Lý, còn Chân Lý tức là Pháp hay Thượng Đế thì câu nói: "Chỉ có duy nhất qua sự cứu chuộc của Chúa Jesus mới là con đường giải phóng con người ra khỏi xác thân tội lỗi nầy, và không một người nào có khả năng tự thân thoát được" có nghĩa là Chỉ duy nhất sự giác ngộ chân lý mới là con đường giải thoát chính mình ra khỏi cái Ta tội lỗi này, và không một bản ngã nào có khả năng tự thân thoát được là hoàn toàn hợp lý đối với đạo Phật. Nếu đã chấp nhận sự cứu chuộc của Chúa Jesus đồng nghĩa với sự giác ngộ giải thoát thì đồng thời cũng phải chấp nhận rằng muốn giác ngộ giải thoát thì tâm phải sáng suốt, định tĩnh, trong lành. Như vậy không có gì mâu thuẫn hay khác nhau cả.
Ngày gửi: 11-08-2013
Câu hỏi:
Con thành kính tri ân Thầy, con chúc Thầy thật nhiều sức khỏe. <p>
Thưa Thầy, một khi trở về trọn vẹn với thực tại thân-tâm-cảnh hay là trọn vẹn với giây phút hiện tại là chúng ta đã thấy được chân lý rồi, vì chân lý là thực tại, là cái đang là. Như Thầy dạy, chân lý không là phải của tôn giáo nào cũng như chẳng phải của riêng ai. <p>
Theo con hiểu, tôn giáo ra đời với 2 mục đích, hoặc là để chuyển tải, truyền đạt chân lý; hoặc là để phục vụ nhu cầu ham muốn của con người. Chuyển tải hay truyền đạt chân lý chứ không phải là chân lý, nó giống như tấm bảng chỉ đường, nhưng người ta thường ngộ nhận cho đó là con đường. Rồi hầu như tất cả mọi người ai cũng muốn được che chở, nương tựa hay bám víu vào một cái gì đó, tạo cho mình lớp vỏ bọc đủ thứ kiểu, đó là mục đích thứ 2 của tôn giáo - phục vụ nhu cầu ham muốn của con người. Nhưng Đức Phật có dạy, tự mình hãy là hòn đảo nương tựa cho chính mình, ngoài mình ra không ai khác có thể nương tụa. <p>
Như vậy thì liệu tôn giáo có cần thiết trong thời đại này hay không? Nếu cần thì với mục đích gì? Xin Thầy hoan hỷ cho con được rõ. <p>
Con xin cám ơn Thầy.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Thực ra từ tôn giáo tự nó vô tội, nó chỉ là ngôn ngữ chế định thôi, tùy ai hiểu sao thì hiểu! Hầu hết các tôn giáo bắt nguồn từ một người giác ngộ chân lý, người ấy nói lên sự thật không phải để truyền bá tư tưởng mà chỉ để giúp cho những ai hữu duyên thấy ra sự thật đó. Như vậy tôn giáo lúc đầu có nghĩa là việc thấy ra và sống với chân lý mà thể hiện cụ thể qua sự trải nghiệm, chiêm nghiệm, thẩm sát, chứng ngộ mà sống tùy duyên thuận pháp. Lúc này tôn giáo là sự thể hiện đời sống đúng với nguyên lý vận hành chân thực của đời sống, trong đó bao gồm cả Trời Đất, chúng sinh và muôn loài vạn vật.
Khi vị giác ngộ ấy qua đời thì người sau dựng vị ấy lên làm một vị giáo chủ thần tượng và tôn thờ lời dạy của vị ấy thành giáo điều, rồi ngày càng tô vẽ thêm - dù thành văn hay không thành văn - để biến thành tổ chức tôn giáo theo trình độ nhận thức của họ, lúc đó tôn giáo có nghĩa là sự tôn sùng và tuân thủ giáo điều. Nhưng vì trình độ nhận thức khác nhau nên quan niệm của họ nhanh chóng chia năm xẻ bảy để thành nhiều tông môn, hệ phái khác nhau, có quan niệm, truyền thống và pháp môn phương tiện riêng, mà ai cũng tự cho mình là "biệt truyền" chính thống. Tuy nhiên, viêc thể hiện cụ thể ở đây chỉ là để "hiểu nghĩa" và "áp dụng" ý nghĩa theo quan niệm nhận thức và phương pháp vân dụng của họ mà thôi.
Cho đến khi chữ giáo trong tôn giáo cũng mất đi ý nghĩa "hiểu biết" của nó mà chỉ còn có nghĩa là "tin", thì bấy giờ từ tôn giáo cũng biến mất mà hóa thành tín ngưỡng. Đó là lý do vì sao trong tín ngưỡng tính huyền bí và tính tưởng tượng cao hơn tính hiểu biết và tính hiện thực! Tín ngưỡng cũng còn tốt bao lâu nó chưa trở thành mê tín hay cuồng tín. Cũng do ở giai đoạn giáo trên người ta y cứ vào ngữ nghĩa mà áp dụng công thức, phương pháp chế định hơn là trực tiếp thấy ra sự thật, nên dần dần rơi vào lý tưởng và ảo tưởng mà thành tín ngưỡng, chủ yếu là xem trọng đức tin.
Đó là chúng ta định nghĩa tôn giáo theo hiện trạng diễn biến trong đời sống thực tế chứ không theo một định nghĩa từ điển tiêu chuẩn hàn lâm nào. Nhưng đã là hiện trạng thì đó vẫn là sự thật hiển nhiên, nên không thể nói là cần thiết có tôn giáo hay không cần thiết. Hơn nữa đó là chúng ta mới nói theo chiều "xuống" của tôn giáo nên chúng ta hơi bi quan, còn thực tế vẫn có chiều ngược lại, đó là chiều "lên" đi từ cuồng tín rồi bớt dần còn mê tín, từ mê tín giảm dần còn lại niềm tin. Khi đã tin đúng thì dần dần thoát khỏi cái vỏ tín ngưỡng đưa đến khuynh hường nghiên cứu, học hỏi giáo nghĩa để áp dụng tu tập. Cuối cùng qua áp dụng giáo nghĩa dần dần phát hiện ra sự sai lầm trong lệ thuộc vào phương pháp và quan niệm mà biết điều chỉnh nhận thức và hành vi để tự mình trực tiếp trải nghiệm, chiêm nghiệm và chứng nghiệm được sự thật của đời sống. Lúc đó từ tôn giáo được trở về với ý nghĩa ban đầu là biết sống tùy duyên thuận pháp trong chân lý muôn đời. Tất nhiên khi đã sống trong chân lý thì có tôn giáo hay không đâu thành vấn đề nữa, phải không con?
Ngày gửi: 05-05-2013
Câu hỏi:
Con chào Sư.<p>
Con rất vui mừng vì Sư đã trả lời thư và chỉ bày cho con. Con không biết nên gọi sư là thầy hay là sư vì con đạo công giáo. Nhưng con nhớ rất rõ là trước đây mỗi khi đọc sách của Sư con rất sợ, vì mỗi lần đọc là nhận ra, mà nhận ra thì phải bỏ, mà bỏ thì cuộc sống thật buồn. Nhưng do con luôn có niềm tin là Sư luôn luôn đúng và những nỗi khổ nơi con là do con nhận thức và hành động sai lầm mà ra, nên con phải liều, mà từ trước đến giờ chưa bao giờ con thất bại cho mỗi lần liều lĩnh bước vào vì lần nào con cũng bước ra với con người mới. Trước đây con không hiểu được sự chỉ bày của Sư kỳ diệu đến mức nào, nhưng gần đây khi tĩnh tâm con nhận ra tâm mình còn vướng vào hơi thở mà con không biết (do thói quen của con trước đây) thì đồng thời con lại thấy ra sự sân hận của con rõ hơn khi con bị xúc phạm, cái hay nữa là con hiểu và cảm thông được người xúc phạm con. Bây giờ thì con hiểu ra là pháp sửa mình rất giản dị và thâm trầm. Thâm trầm ngay cả khi nếu không bị bế tắc gì thì cũng không nên viết thư cho Sư nói này nói nọ làm mất thời giờ của sư và tự mình đánh mất sự thâm trầm của mình. Con rất mong được gặp sư một lần vì sợ sau này sư mất con không được gặp sư thì tiếc quá. Hy vọng một ngày nào đó con được gặp sư, con chúc sư mạnh khỏe và bình an.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Cám ơn con thật nhiều vì con đã bắt đầu thấy ra sự mầu nhiệm của Pháp. Pháp mầu nhiệm đến nỗi đạo Thiên Chúa phải gọi là Thượng Đế. Khi đã thấy thì đức tin không còn chỉ là tin mà đã trở thành sự thấy biết chân thực rõ ràng (chánh tri kiến hay tri kiến thanh tịnh). Chúc mừng con.
TB: Thầy với Sư cũng đồng nghĩa, giống như Cha với Linh mục vậy thôi, nên con gọi sao cũng được không có gì quan trọng.
Ngày gửi: 17-02-2013
Câu hỏi:
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT. <p>
Năm mới con kính chúc thầy nhiều sức khỏe.<p>
Thưa thầy, con theo Phật nhưng con cũng tin Chúa nữa, con thường đi lễ chùa đọc kinh, đồng thời thỉnh thoảng con cũng đến nhà thờ đi lễ và cầu nguyện nữa, thưa thầy như vậy thì có được hay không, như vậy thì con có mang tội không thầy. Xin thầy giải bày cho con, con xin chân thành cảm ơn thầy.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Theo Kinh Kalama thì đức Phật dạy, bất cứ điều gì dù ai nói mà khi thực hành đem lại sự lợi ích cho mình và người, hướng đến giác ngộ giải thoát thì đều đáng học đáng làm. Người học đạo không nên cố chấp tôn giáo hay tông phái mà chỉ y cứ trên chân lý. Nếu con làm đúng như vậy thì đâu mang tội gì.