Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 25-07-2018
Câu hỏi:
Kính bạch thầy,
Mong chư Phật gia hộ cho thầy nhiều sức khỏe.
Mong thầy giải đáp giúp con: Chân đế là không có khái niệm trên hay dưới, cao hay thấp. Như vậy so với các người giỏi hơn mình, các vị tôn túc đặc biệt là Đức Phật, mình nên có thái độ như thế nào ạ?
Con cảm ơn thầy.
Ngày gửi: 25-07-2018
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy,
Mong chư Phật gia hộ thầy có nhiều sức khỏe.
Mong thầy giải đáp cho con Bát chánh đạo thuộc về Chân đế hay Tục đế ạ?
Con cảm ơn.
Ngày gửi: 25-07-2018
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy,
Mong chư Phật gia hộ cho thầy có nhiều sức khỏe.
Thầy ơi, thầy có thể giúp con biết về ứng dụng của chân đế & tục đế vào đời sống của người tu học tại gia không ạ?
Con cảm ơn thầy.
Ngày gửi: 24-07-2018
Câu hỏi:
Kính bạch thầy,
Ngưỡng mong chư Phật gia hộ thầy có nhiều sức khỏe.
Con xin thầy giải đáp giúp con một thắc mắc ạ: thầy có dạy rằng ta cần quan sát & không để vào mọi sự định kiến, thành kiến và quan điểm cá nhân. Nhưng có rất nhiều trường hợp trong thực tế, ta phải sử dụng tư duy, kinh nghiệm của cá nhân mới có thể giải quyết được. Ví dụ như khi con thấy một người nào đó nghèo khổ, chẳng lẽ lúc đó con chỉ cần quan sát và thấy được sự vận hành của pháp nơi người ấy thôi sao? Một cách khác là tìm cách giúp đỡ người ấy theo đúng tâm từ bi thật sự, nhưng trong khi tìm cách giúp đỡ người ấy thì con phải dùng tư duy, quan điểm & kinh nghiệm cá nhân của mình để can thiệp vào sự việc. Con có hiểu sai vấn đề hay không? Mong thầy giải đáp giúp con.
Con cảm ơn thầy.
Ngày gửi: 15-05-2018
Câu hỏi:
Thưa thầy,
Con cảm ơn thầy đã dành thời gian trả lời câu hỏi trước của con. Thầy có thể nói cho con chi tiết hơn 1 chút về cách thiền Tục đế được không ạ? Con vẫn chưa phân biệt được thiền Tục đế và thiền Chân đế để ứng dụng vào việc học. Hiện tại con đang ở xa, chưa về Việt Nam được, để con có thể đến đảnh lễ và nhờ thầy khai thị nhiều hơn ạ.
Tuy vậy, con vẫn cố gắng nghe pháp thoại và thực hành tu tập. Nhưng thời gian gần đây, con dành thời gian nhiều cho việc nghiên cứu Phật pháp và thiền định nên có lơ là hẳn việc học. Thời gian bảo vệ luận án đang đến gần nhưng con thấy được là con đang trốn tránh việc bắt tay viết luận (1 nhiệm vụ khá nặng) bằng việc ngồi nghe Pháp thoại và đọc sách Phật pháp thầy ạ.
Khi đọc được những gì thầy dạy, con biết mình phải ngồi xuống đối mặt và bắt tay thực hiện công việc và nhiệm vụ phía trước mặt, đối mặt với tính cầu toàn và sự "sợ sai" khi nghiên cứu của mình để hiểu rõ bản chất cuộc sống. Con cố gắng ngồi xuống rồi nhưng vẫn hay bị cuốn luôn khi học và tư duy (cuốn theo nghĩa tiêu cực, lo lắng, thất vọng chứ không phải trạng thái tập trung theo dòng kiến thức). Bởi con đang phải học chuyên ngành mà con không có hứng thú cũng như sự yêu thích. Tuy vậy con vẫn không muốn bỏ dở mà vẫn muốn tìm con đường để cố gắng tách mình ra khỏi cảm xúc yêu ghét môn học và tìm hiểu về nó. Con nghĩ rằng vấn đề không nằm ở ngành học, mà vấn đề nằm tại tâm mình.
Vì vậy con thành tâm mong được sự giúp đỡ của thầy từ nơi xa. Để con có thêm lòng tin và can đảm để hoàn thành công việc của mình và sớm quay về Việt Nam.
Con cảm ơn thầy rất nhiều.
Ngày gửi: 12-04-2018
Câu hỏi:
Con kính nhờ Thầy giải đáp dùm con.
Hình ảnh trăng in đáy nước là huyễn không thật, nhưng khi nhìn ta thấy pháp như đang là thì pháp ấy là Chân đế hay Tục đế? Con cảm ơn Thầy thật nhiều.
Ngày gửi: 05-04-2018
Câu hỏi:
Con xin kính chào Thầy.
Cho con xin gửi lời hỏi thăm sức khỏe đến thầy, dạ cho con xin được trình Pháp.
Hiện tại con vẫn đang thực hành theo pháp của thầy, và hiện tại con thấy thời gian là không đối với con, ngày sinh nhật, ngày tết cũng như ngày thường, cuối tuần thì cũng như mọi ngày, sáng cũng như tối, mà giữa đêm tỉnh dậy để đi vệ sinh, cũng tỉnh như là lúc thức ban ngày. Lúc nào củng tỉnh táo, biết mình trọn vẹn, ngủ ra ngủ mà thức ra thức. Khi con trọn vẹn với con như vậy, con không còn thấy quan trọng về thời gian, ngôn ngữ của con ít quá, không thể diễn tả hết được.
Cái thấy thứ 2 là thân nhẹ nhàng, là do lúc trước con làm việc theo bản ngả mà không có nhìn thấy được tính biết của mình trong hành động và làm việc, sau khi thấy được tính biết con thận trọng chú tâm trong cv và buông xả, vì nhờ buông xả cái ngã, nên thân tâm con hợp nhất, vì vậy nên thân con mới thấy nhẹ nhàng hơn.
Con chúc Thầy thân tâm luôn đươc an lạc.
Ngày gửi: 04-04-2018
Câu hỏi:
Con thành kính đảnh lễ Thầy...!
Thưa Thầy, con xin hỏi, có câu nói của Đức Phật rằng các con hãy tự thắp đuốc mà đi, tự mình làm hòn đảo cho chính mình. Bạch Thầy, còn có câu nói rằng tự mình là thượng đế của mình, thì như thế có phải bản thân chúng ta có thể quýêt định số phận của mình, do mình tự định đoạt hạnh phúc hay là khổ đau, cho nên sự vận hành của pháp của nhân quả có thể bị chuyển đổi do bản thân mình định đoạt, đôi khi con nghĩ pháp vốn tự nhiên, nhưng mình có thể xen vào pháp để dụng cho có ích trên danh nghĩa tục đế. Thưa Thầy cho con lời khuyên, nhiều khi con có những tư tưởng không đúng, xin Thầy cho con lời khuyên....
Chúc Thầy thân tâm thường an lạc, con thành kính tri ân Thầy...
Ngày gửi: 16-03-2018
Câu hỏi:
Thưa Thầy,
Dạ con nói cụ thể hơn câu hỏi trước. Trước đây thu nhập hàng tháng con cao, nhưng bây giờ thu nhập hàng tháng con thấp. Con buồn nên con muốn cố gắng làm nhiều hơn để con có được thu nhập tốt hơn, ổn định. Bên cạnh đó con cũng có ước muốn làm kiếm nhiều tiền để phụ giúp gia đình và làm phước. Thu nhập thấp nên người thân cũng lo lắng cho mình nên con càng buồn hơn. Chính những mong muốn, lo lắng làm con bất an, không trọn vẹn với hiện tại mà hướng về tương lai.
Nhờ Thầy cho con lời khuyên.
Con cảm ơn Thầy.
Ngày gửi: 03-01-2018
Câu hỏi:
Dạ. Thưa Sư Ông cho con được hỏi thêm, con từng là người tu theo pháp niệm Phật nhưng hiện tại con không phải là hành giả chuyên về niệm Phật, nhưng con có suy nghĩ niệm Phật nhất tâm bất loạn có phải giống như việc đắc định trong thiền chỉ (Samatha) không Sư Ông? Tuy hành giả có được tâm Định nhưng không có sinh Tuệ nên không thể dẫn đến nhận ra chân đế vô thường, khổ, vô ngã nên không thể chấm dứt sự tái sanh, vẫn còn trong tam giới vì định trong niệm Phật và định trong thiền chỉ Samatha khác với định trong thiền quán Vipassanā.
Tại vì con thấy cách tu của thiền chỉ và niệm Phật giống như chúng ta lấy đá đè nén không cho cỏ phát triển nhưng đến khi chúng ta lấy tảng đá ra thì cỏ vẫn mọc và phát triển bình thường vì ta chưa có diệt tận gốc rễ. Hôm qua con hỏi nhìn vào Tự tánh có giống như việc tu Thiền quán hay không, Sư Ông nói phải đúng không ạ? Con đọc được Ngài Bodhidharma (Bồ-đề Đạt-ma) có nói rằng: "Nếu không nhìn vào tự tánh thì niệm Phật cũng chẳng ích gì" và một câu nữa của ai nói con không biết là "Tự tánh di-đà, duy tâm tịnh độ", giống như một câu nói trong kinh Vakkali "Ai thấy pháp, người đó thấy Như lai, vì thấy pháp tức là thấy Như lai, thấy Như lai tức là thấy pháp" và con cũng nhớ rằng Đức Phật có nói: "pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu” (Kinh Tăng chi bộ).
Vậy đọc vài câu này con có ý nghĩ rằng tu hành cái quan trọng nhất là cái thấy, mà muốn có cái thấy đúng đắn thì phải có Tuệ - Tuệ nhãn mà thiền chỉ và niệm Phật không thể dẫn đến việc phát sanh Tuệ nên cũng giống như Ngài Bồ-đề-đạt-ma nói: "Nếu không nhìn vào tự tánh thì niệm Phật cũng chẳng ích gì" nghĩa là nếu không tu thiền Tứ niệm xứ thì niệm Phật cũng chẳng ích gì vì Tự tánh là thân, thọ, tâm pháp trong câu Tự tánh di-đà nên niệm A-di-đà là phải hành Tứ niệm xứ mới đúng như lời Ngài Bồ-đề-đạt-ma nói như vậy mới có Tuệ.
Cho nên con nhận ra như sau:
- Thiền Tông (Phật giáo Phát triển) lấy sự thấy Tự tánh để làm nhân hạnh tu tập, sau đó có kết quả là giác ngộ thành Phật.
- Thiền Phật giáo nguyên thủy cũng lấy Tứ niệm xứ (Tự tánh) làm nhân hạnh tu tập và quả là sự giác ngộ như bên Thiền tông. Mà con có đọc được một bài dịch là Thiền tông cũng có thể một nhánh của Phật giáo nguyên thủy.
- Pháp niệm Phật nếu muốn tu đúng có nhân để giác ngộ và giải thoát thì cũng phải nhìn vào Tự tánh (Tứ niệm xứ) giống như Ngài Đề-đề-đạt-ma nói.
Như Sư Ông từng nói Giác ngộ là yếu tố quyết định cho sự Giải thoát mà thường người ta chỉ muốn giải thoát chứ ít ai nghĩ đến giác ngộ. Nếu chỉ tin và cầu xin một đấng nào đó để được cứu rỗi để giải thoát thì đó là điều không thể vì không có đủ tín, tấn, niệm, định, tuệ trong pháp tu của họ.
Cả 3 Thiền tông, niệm Phật của Tịnh độ và Phật giáo nguyên thủy tu đúng chánh pháp Phật dạy thì điều phải có Tứ niệm xứ trong đó. Con nghĩ đó là đúng. Vì Đức Phật dạy lấy Giới làm thầy và không nương tựa một điều gì khác ngoài việc hành Tứ niệm xứ đó là chúng ta tự thắp đuốc lên mà đi.
Ban đầu con chỉ muốn hỏi Sư Ông nhất tâm bất loạn trong niệm Phật có giống như đắc định trong thiền chỉ hay không, nhưng tự nhiên con có hý luận suông ra nhiều quá. Nghĩ lại không biết nên gởi cho Sư Ông hay không nữa. Con sợ nhận được câu trả lời "Tự con chiêm nghiệm mà đưa ra lời giải đáp cho mình nhé"! Đúng là những điều trên đây phần nhiều là do con luận ra chứ hành thì thực sự chưa bao nhiêu, có tự mình chiêm nghiệm mới biết đúng hay sai. Con viết ra là do thắc mắc thôi, mong Sư Ông hoan hỷ. Chúc Sư Ông vui và khỏe.