loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 203 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'hồi hướng, phước lực & tâm lực'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 26-11-2012

Câu hỏi:

Khi con đọc câu hỏi về "Phước bố thí" posted ngày 17 tháng 11, và câu trả lời của Thầy, con rất confused. Bấy lâu nay con cứ tưởng rằng cúng dường và chia sẻ của cải, vật dụng, thực phẩm và thuốc men đến chư tăng và các bà con quen biết ở cõi người thì họ nhận được ngay lúc đó. <p>
Cũng giống như vậy, khi con cứu một con vật thoát chết, xong thì biết mình có làm việc tốt và have earned một nghiệp công năng tốt, good karmic energy, lúc đó con muốn chia sẻ energy này với mẹ của con. Lúc con hồi hướng, cái năng lực này sẽ phóng đến mẹ con, nó sẽ xoa dịu và nâng đỡ, soi sáng cho mẹ con được chừng nào thì tùy theo khả năng của bà. Như vậy mẹ con vẫn nhận được dù ở bất kỳ cảnh giới nào chứ?<p>
Xin Thầy cho con nhiều ví dụ để hiểu rõ hơn. Con xin cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-11-2012

Câu hỏi:

Hôm nay con đọc cuốn "Phước Bố Thí", con thấy có đoạn Đức Phật dạy "Phần phước thiện bố thí chỉ có thể thành tựu đến cho loài Ngạ Quỷ mà thôi", mà không thành tựu đến chúng sinh ở địa ngục, loài súc sanh, chúng sinh tái sinh trở lại làm người, và chư thiên cõi trời... <p>
Như vậy, con muốn hỏi:<p>
- Trong các bài kinh hồi hướng phước thiện tới Chư Thiên thì nên hiểu như thế nào ạ, có mâu thuẫn với lời đức Phật dạy không ạ? Và mình nên hiểu lời dạy trên như thế nào ạ?<p>
- Khi con bố thí xong, phần phước thiện đó con xin hồi hướng để gia đình con hạnh phúc, hay hồi hướng cho một ai đó đang gặp nạn qua khỏi nạn đó... như vậy có được không ạ?<p>
- Khi con hồi hướng, con nhắm mắt, chắp tay và suy nghĩ, chú tâm nói thầm: "Con xin hồi hướng tất cả những phước đức con tạo trong ngày hôm nay tới em trai con đang gặp tai nạn, mong cho em mau khỏe trở lại"... như vậy có được không thầy? Và mình nên thế nào cho đúng ạ?<p>

Con xin Thầy chỉ dạy ạ. Con xin đảnh lễ Thầy

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-10-2012

Câu hỏi:

Con thưa thầy. Bạn con ở xa nói với con là khi ngồi thiền thì cầu nguyện cho bạn ý để bạn nhận được năng lượng tốt, lúc này bạn đang cần được hỗ trợ. Nhưng mà bình thường con không có ngồi thiền. Con cũng đang tập thận trọng chú ý trong hành động của mình thôi, còn thiền thì con chưa biết rõ là như nào nữa. Vậy con cần làm cách nào để bạn được ổn hơn ạ? Con cảm ơn thầy và chúc thầy luôn mạnh khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-08-2012

Câu hỏi:

Con thưa thầy, con nghe nhiều về "Hồi hướng công đức", nhưng con không hiểu rõ hoạt động của việc "Hồi hướng công đức" là như thế nào. Có phải chỉ cần mình thành tâm suy nghĩ hồi hướng những công đức của mình cho 1 ai đó, hay việc gì đó... là công đức đó được chuyển ngay tới đối tượng mình hồi hướng không ạ?<p>
Và như thế nào là hồi hướng đúng ạ?<p>

Hồi hướng với cầu nguyện con thấy có 1 phần giống nhau là tâm mình mong muốn đối tượng được nhận tốt hơn. Vậy mình nên hồi hướng hay cầu nguyện tốt hơn ạ?<p>

Xin thầy từ bi chỉ dạy cho con ạ. <p>
Con cảm ơn thầy ạ.<p>

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-07-2012

Câu hỏi:

Bạch Thầy, xin Thầy giải đáp cho con câu hỏi về sự hồi hướng:<p>

- Khi một người đang bị bệnh, thì mình có thể hồi hướng điều gì là tốt nhất đến cho người đó (dù rằng mọi thứ đều luôn theo luật nhân quả)?<p>

- Thực sự là con chưa hiểu hết ý nghĩa của sự hồi hướng. Trong cuốn "Bát chánh đạo - con đường đến hạnh phúc" của Bhante Gunaratana cũng có nói rằng: "Ngay chính những kẻ làm điều bất thiện, đôi khi cũng thay đổi nếu như có ai đó, ở nơi nào đó, mỗi ngày đều hướng tâm từ, tình thương trong sạch, mạnh mẽ đến cho họ". Con rất ấn tượng với câu này. Xin Thầy chỉ rõ thêm cho con được hiểu.<p>

- Con thấy mọi người hay hồi hướng công đức, nên bây giờ mỗi lần đọc kinh sách xong con cũng tập hồi hướng cho gia đình và mọi người. Con không biết là có nên làm như vậy không, làm như thế có cần thiết không nữa?<p>

Con vừa đọc xong cuốn "Sống trong thực tại" của Thầy. Con dần cảm nhận được khi Thầy nói "Tất cả pháp của Đức Phật đều là pháp vô vi". Con cũng thoát được suy nghĩ là cứ thiền thì phải ngồi một chỗ mới định tâm được. Con hiểu được là Chánh Định là định được trong mọi lúc mọi nơi. Và vì chúng ta quá tin vào kiến thức và khái niệm mà bỏ quên tánh biết rỗng rang trong sáng... <p>
Con xin thành kính tri ân Thầy. <p>
Con kính chúc Thầy an lạc.<p>

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-05-2012

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, xin Thầy hoan hỉ cho con hỏi, với một người mang thân bệnh trầm trọng, không có dấu hiệu nhận biết một điều gì, đã nằm đời sống thực vật trong 3 năm rưỡi. Gia đình con đã rất tiếc thương và đến nay vẫn cố gắng không mệt mỏi chăm sóc cho người bệnh. Bác sĩ bảo, tình trạng của người bệnh đã chết não. Kính xin Thầy cho con hỏi, con là vợ của người bệnh, con có nên cầu nguyện cho anh ấy được lìa khỏi xác thân, để khỏi chịu những đau khổ cho chính bản thân người bệnh và gia đình? Mặc dầu con biết rằng, con cầu nguyện bằng chính sự thông cảm, chia sẻ, nhưng sao con vẫn cảm thấy không đành lòng vì người bệnh còn rất trẻ (hiện tại 37 tuổi). Con vẫn thường chiêm nghiệm rằng, cuộc sống là vô thường, mọi chuyện đều tùy duyên. Kính Thưa Thầy, khi con viết thư hỏi Thầy như vậy, con đã chảy nước mắt rất nhiều, kính xin Thầy từ bi cho con lời khuyên.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-04-2012

Câu hỏi:

Hồi hướng:<p>
Kính thầy, câu hỏi vừa rồi của con không chính xác lắm. Con xin hỏi lại là, khi mình có ý định ngồi thiền để hồi hướng thì sao? Có rơi vào sự mong cầu không? Kính mong thầy chỉ dạy. <p>
Con kính chào thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-04-2012

Câu hỏi:

Hành thiền hồi hướng.<p>
Kính thưa Thầy, <p>
Con có một nhóm bạn đạo hàng tháng họp mặt trao dồi về Phật pháp, kinh nghiệm thiền tập và sau đó cùng ngồi thiền. Trước khi về, mọi người nguyện hồi hướng tất cả phước báo cho thân bằng quyến thuộc. Thưa Thầy, việc hồi hướng như vậy có đúng và hiệu lực không? Kính mong Thầy giảng để con cón được nhận thức đúng về việc này vì con thấy có điều không hợp với lời giảng của Thầy như ngồi thiền mà muốn một điều gì là còn có "ái, thủ, hữu" và đưa đến phiền não, đau khổ, như thế là bị thiền hành...<p>
Kính chào Thầy.<p>

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-02-2012

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!

Theo như con được biết thì Phật giáo Nam tông không đặt nặng nghi lễ, vì chuộng đời sống chân thật, mộc mạc và đơn giản, nhưng rất quan tâm đến giới luật, vì vậy Nghi thức Phật giáo Nam tông đơn giản nhưng không kém phần trang trọng và tôn nghiêm. Sở dĩ đơn giản là vì nghi thức Nam tông dựa vào truyền thống kinh điển Nguyên Thủy, gần gũi và trung thành với đời sống Ðức Phật lúc Ngài còn tại thế. Thông thường, trong nghi thức tụng kinh Phật giáo Nam tông không có chuông trống, không dùng chuông mõ, lễ nhạc, và không xướng tán ngân nga tán tụng (loại hình tán tụng này thường thấy trong Phật giáo Bắc tông ở Huế và Phật giáo Mật tông Tây Tạng)<p>
Thậm chí bên Phật giáo Nam tông không thờ nhiều vị Phật, Bồ tát khác như bên Bắc tông mà chỉ thờ Đức Phật Thích Ca, không thờ Thượng đế, Phạm thiên, Chúa Trời, đấng Allah, đấng Jahovah v.v… không thờ Thần Tài, Thổ Địa, Táo Quân, Cửu Thiên Huyền Nữ, Mẹ Sanh Mẹ Độ, bà Chúa Xứ v.v…, và nếu muốn thờ thêm thì chỉ thờ các vị A-la-hán, Thập Đại Đệ Tử của Đức Phật như: A-nan, Ca Diếp, Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Sivali, và chỉ dùng hương hoa cúng dường Đức Phật để tỏ lòng thành kính chứ không cúng vật thực. Vậy là bên Phật giáo Nam tông không cúng nước và trái cây, hoa quả hả Thầy? Chỉ thắp nhang, đèn và hoa tươi thôi, đúng không thưa Thầy?<p>

- Và Phật Giáo Nguyên Thuỷ dựa theo Trường Bộ Kinh, Đức Phật đã khuyên các thầy Tỳ Kheo, những người đã thọ dụng sự cúng dường của tín thí Phật tử, không nên thực hành những tà hạnh như: “chiêm tinh, chiêm tướng, đoán số mạng, xem địa lý, xem mặt trăng, mặt trời, các sao mọc lặn, sáng mờ, sắp đặt ngày lành để đưa (rước) dâu hay rể về nhà, lựa ngày giờ tốt để hòa giải, lựa ngày giờ tốt để chia rẽ, lựa ngày giờ tốt để đòi nợ, lựa ngày giờ tốt để cho mượn hay tiêu tiền, dùng bùa chú để giúp người được may mắn, dùng bùa chú để khiến người bị rủi ro, dùng bùa chú để phá thai, dùng bùa chú làm cóng lưỡi, dùng bùa chú khiến quai hàm không cử động, dùng bùa chú khiến người phải bỏ tay xuống, dùng bùa chú khiến tai bị điếc, hỏi gương soi, hỏi phù đồng thiếu nữ, hỏi thiên thần để biết họa phước, …”. Do đó, nghi thức Nam tông không có cúng sao hạn, cúng cô hồn, chẩn tế, không bói toán coi ngày tốt xấu. <p>
Vậy con xin hỏi 1 điều, là bên Nam tông thì vào ngày 23 tháng Chạp có cúng đưa ông Táo chầu trời, rồi 25 tháng Chạp cúng đưa Thần, Thánh, Tiên, Phật, Gia tiên trở về cung cõi (cái này gọi là Lễ Chạp, hay còn gọi là cúng Tất Niên), rồi đến trưa 30 tháng Chạp thì lại rước Ông Táo, Gia tiên về. Rồi tối 30 thì lại cúng Giao thừa ngoài trời để thỉnh Quan Đương Niên Hành Khiển (đưa tiễn Quan Đương Niên cai quản năm cũ, đón Quan Đương niên cai quản năm mới), cúng Chư Thiên, rồi cúng Giao Thừa trong nhà – thường là bàn thờ Phật & bàn thờ Gia tiên trong nhà, rồi lại cúng Cơm Canh cho Ông Bà trong 3 ngày Tết, đến chiều mồng 3 Tết thì lại cúng đưa Ông Bà, rồi mồng 9 cúng vía Trời (Ngọc Hoàng), mồng 10 vía Đất (cúng Thần Tài-Thổ Địa). Xin hỏi Thầy mấy cái con vừa kể trên có đúng với Chánh pháp không? 1 người Phật tử theo đúng Chánh pháp có nên làm như vậy không?<p>
Còn vấn đề dưới đây: <p>
Chánh kiến với tục Mở Cửa Mả theo quan niệm dân gian, sau khi an táng ba ngày, tang gia hiếu quyến ra mộ phần làm lễ mở cửa mả. Có nhiều người hiểu sai lạc cho rằng người chết sau khi chôn xuống huyệt thì vong hồn cũng bị chôn theo, nên sau ba ngày phải thỉnh thầy ra mộ tụng kinh cầu cho hồn lên theo về nhà, nếu không hồn sẽ bị kẹt mãi dưới mộ. Trong lễ nầy phải có con gà dắt theo để nó kêu lên khiến hồn người chết nghe tiếng gà thức dậy, đồng thời phải có cái thang cho hồn leo lên, vì bị chôn dưới huyệt phải leo lên thang mới lên được. Hiểu lễ mở cửa mả như thế là hoàn toàn mê tín dị đoan. <p>
Thật ra quan điểm hiếu đạo của Nho gia, cho rằng sau khi an táng ba ngày con cháu phải ra mộ khóc lóc tỏ lòng tiếc thương.
Họ dắt theo con gà kêu chiêm chiếp là tượng trưng con bị mất cha mẹ như con gà con lạc mẹ kêu khóc nhớ thương.
Cây mía lau đem theo tượng trưng cha mẹ nuôi con khổ nhọc mà ốm o gầy mòn như cây lau, cây sậy.
Cây thang năm tắc và ba thốn trúc tượng trưng người chết làm tròn bổn phận Tam cang, Ngũ thường.
Năm cây thẻ vô bùa là để trấn ếm ma quỷ đừng quấy phá mồ mả mới xây.
Rải năm thứ đậu là chỉ cho loài người sống phải nhờ vào ngũ cốc.
Theo đạo Phật, không có lễ mở cửa mả mà chỉ có lễ an vị mộ. Nghĩa là sau khi chôn cất ba ngày, con cháu trở ra mộ thăm viếng đắp sửa phần mộ cho chu đáo, vì trong ngày an táng gia quyến bận rộn nên mọi việc đắp mộ đều giao cho đạo tỳ. Trong khi tang quyến phải rước vong về nhà làm lễ an sàng, sợ rằng đạo tỳ làm không kỹ lưỡng, do đó mới ra thăm mộ kiểm tra sửa sang lại. Đồng thời tang quyến nhân đây làm lễ cúng vái tỏ lòng thương nhớ. Lễ nầy có thể gia chủ tự cúng, không nhất thiết mời thầy. Hơn nữa, hôm an táng xong đã rước vong về nhà làm lễ an sàng thì đâu còn hồn nào dưới mộ mà phải mở cửa mả cho hồn lên. Không cần đem theo gà mía vì đó chỉ là hình thức tượng trưng hiếu đạo của nhà Nho, chỉ cần hoa trái xôi chè để cúng ở mộ là đủ.
Đạo Phật không đặt nặng hình thức chỉ chú trọng vào thực tế, con cháu thật có lòng thương nhớ người chết hay không phải thể hiện bằng việc làm cụ thể chứ không nói suông. Nếu có thương yêu, hiếu thảo thì hãy làm các việc phước thiện như tụng kinh niệm Phật, cúng dường Tam bảo, bố thí, phóng sanh... hồi hướng công đức cho người chết, như thế hương linh mới được lợi lạc. Chúng ta không nên chạy theo bên ngoài khi trong lòng không chút nhớ thương người chết, như vậy rất giả dối và vô ích.<p>
Người đã quá vãng khi sanh tiền dù ít hay nhiều họ đã ban cho chúng ta rất nhiều ân nghĩa, niệm ân là tìm cách báo đáp thâm ân là một trong những đạo lý cao cả mà người sống cần phải thực hiện. Theo đạo Phật, đối với người thân đã mất, thì việc báo đáp ân đức không gì bằng cứu độ thần thức họ thoát khỏi mê đồ, vãng sanh Tịnh độ, điều này Đại sư Liên Trì đã dạy: ’Phụ mẫu thoát luân hồi, mới trọn thành hiếu đạo’. Trong đó, việc cử hành tang lễ đúng với Chánh pháp, làm các việc phước thiện hồi hướng cho vong linh là biểu hiện thiết thực cho sự cứu độ thần thức và báo đền thâm ân người quá vãng.<p>
Trước thực tế đau lòng, có rất nhiều người tuy có lòng hiếu thảo nhưng không hiểu Phật pháp, để rồi trong vô tình không khéo biến tang lễ thành nơi hội hè. Một người nằm xuống kéo theo biết bao sanh mạng phải chết, suốt thời gian tang không không chú trọng việc tụng kinh, niệm Phật mà chỉ thấy tổ chức ăn uống rượu thịt linh đình. Thật là ’Nhất nhân tử vạn nhân túy’ (Một người chết vạn người say), tục Mở Cửa Mả là một điển hình, điều này thật đáng sợ. <p>
Cổ nhân từng nói, người thân thuộc với nhau trong cuộc sống ứng xử phần nhiều từ nơi ái tình mà chuyển thành ác tính. <p>
Đối với người thân qua đời, chúng ta tuy có tâm hiếu đạo nhưng làm các việc không đúng Chánh pháp, tức không khéo chính mình trực tiếp xô đẩy người thân vào cảnh giới ác đạo. Trong Kinh Địa Tạng có nêu ra ví dụ như kẻ mang đá nặng ngàn cân đi trong bùn lầy thế mà có người dã tâm chất đá lên thêm trên vai họ, như người đã rơi xuống giếng sâu tuyệt vọng mà còn vác đá đè lấp miệng giếng.
Thiết nghĩ trong vòng luân hồi bất tận, đối với người thân chúng ta đã mang ân họ quá nhiều, thương yêu không hết báo đáp không cùng thì nỡ nào đẩy họ vào cảnh nước đồng sôi, vạc dầu lửa. Làm sao người quá cố siêu thoát khi mình không làm được gì để hồi hướng phước báo cho họ. Tất yếu họ sẽ đọa lạc, để rồi tái sanh trở lại kết thân bằng quyến thuộc lẫn nhau, gây thành cảnh luân hồi: ’Vô oan trái bất thành phu phụ’.<p>
Cử hành tang lễ đúng Chánh pháp, có lợi ích cho người quá vãng hay không là một trong những sự thể hiện cụ thể, trọn vẹn của tình thương và lòng hiếu kính của người sống đối với người chết.
Thì dường như ngày giỗ bên Phật giáo Nam tông, người Phật tử chỉ cúng hương, đèn, hoa tươi, quả, trái cây trên bàn thờ Phật & bàn thờ Gia tiên, rồi Phóng sanh, Bố thí, nếu có điều kiện thì đến Chùa nhờ chư Tăng tụng kinh, rồi Hồi hướng Phước đến thân quyến đã quá vãng, sẽ được nhiều lợi lạc hơn; còn nếu như tự biết tụng kinh ở nhà thì Phật tử vẫn có thể tụng rồi Hồi hướng Phước đến thân quyến đã quá vãng cũng tốt; chứ không tổ chức nấu nướng, lễ tiệc rình rang, sát hại sanh vật để gây tạo thêm Nghiệp Oán, cũng không nên đốt giấy tiền vàng bạc, để tránh gây lãng phí. Bên Nam tông cúng giỗ có thể cúng chay hay mặn đều được, miễn là theo Tam Tịnh Nhục (không thấy, không nghe, không nghi con vật đó bị giết để đãi mình) đúng không Thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-11-2011

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!<p>
Đọc tài liệu giảng dạy của thầy và nghe pháp âm của thầy, giờ con mới nhận ra là tại sao mình học thiền đã 3 năm nay rồi mà phiền não và bất an vẫn còn đó, lại thêm nản chí muốn buông bỏ... Giờ đây con không buồn trách những ai hoặc hoàn cảnh nào đã tạo ra nghiệt ngã và thất bại trong cuộc đời mình vì con đã hiểu được rằng PHÁP lúc nào cũng "NHƯ LÀ VẬY", chỉ tại mình đã không biết quay nhìn lại chính mình để sửa đổi thái độ của mình đối với Pháp mà thôi. Con cám ơn thầy đã khai thị cho con và rất nhiều các Phật tử khác.<p>
Giờ con xin có một câu hỏi: cách đây gần 2 năm, đứa con trai lớn của con (34 tuổi) đã qua đời trong giấc ngủ vì bệnh não bộ (Epilepsy). Con không biết cháu đã siêu thoát về đâu và con nên làm gì? Con nên tu như thế nào để hồi hướng cho cháu? Con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »