loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 63 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'ba-la-mật'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 04-08-2015

Câu hỏi:

Kính Thưa Thầy! <p>

Trước hết con xin đảnh lễ tri ân Thầy đã khai thi cho con và chồng con (chúng con có duyên được bạn giới thiệu nghe pháp thoại của Thầy một năm nay dù chúng con chưa được gặp Thầy lần nào). Hàng ngày vợ chồng con có niềm vui là tối đến sau giờ làm việc được nghe pháp thoại của Thầy. <p>

Thưa Thầy, vào một buổi sáng trong lúc tâm con đang nặng nề, phiền não thì con được nghe bài "10 pháp ba-la-mật" trong đó Thầy nhấn mạnh nên buông xả bản ngã (sống tùy duyên thuận pháp vô ngã vị tha), ngay lúc đó con nhận ra được điều đầu tiên trong quá trình tu tập là buông bản ngã. Trước đây con cũng đọc sách Phật giáo rất nhiều, cũng nghe các Thầy dạy vô ngã nhưng Thầy là người đầu tiên đặt vấn đề và liên tục nhấn mạnh trong tất cả các bài pháp thoại việc buông xả bản ngã là then chốt cần tháo gỡ trước tiên trong quá trình tu tập. Từ đó con đã dễ dàng trở về với chính mình, tâm tĩnh lặng, nhẹ nhàng, sáng suốt hơn rất nhiều.<p>

Thưa thầy, con đang hướng cho con gái con đi vào nghe Pháp thoại của Thầy. Con nhận thấy đây là con đường đúng đắn, phù hợp nhất cho nó giải quyết những khó khăn về tâm lý do những ảo tưởng dựng lên làm nó luôn tự ti, ngại khó, không thấy hạnh phúc và khó hòa nhập với mọi người, từ đó đã lãng phí tuổi xuân, điều này làm con phiền não trong suốt cả thời gian nó bắt đầu lên cấp ba cho đến khi tốt nghiệp ĐH. Nguyên nhân có thể do thời gian khi cháu còn nhỏ con bận làm ăn không theo dõi hướng dẫn cho cháu, bây giờ con không biết làm sao cho nó thuận theo để nhanh chóng tiếp cận, nắm được nguyên lí của Thầy mà trở về chính mình, từ đó giải quyết được khó khăn của mình.<p>

Con hiểu phải đủ duyên nhưng con cũng mong sớm hướng được cháu vào con đường này. Trước đây con cho cháu đọc rất nhiều sách tâm lí phương Tây nhưng không hiệu quả và bây giờ con đã nhận ra đa số họ viết theo cách càng làm tăng bản ngã con người, điều này không những không lợi lạc gì mà còn làm khó khăn hơn. Thưa Thầy, con được biết những khó khăn về tâm lý để càng lâu càng khó tháo gỡ. Con kính xin ý kiến Thầy hướng dẫn để con có thể giúp đỡ cháu. <p>

Con cám ơn Thầy rất nhiều!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-07-2015

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, lúc con đang thiền hành vào một buổi sáng, tâm lúc ấy rất là trống vắng (rỗng lặng), bất chợt trong đầu con lóe lên chữ VÔ SANH PHÁP NHẪN. Xin Thầy hoan hỷ giải thích cho con hiểu đó là pháp gì, có phải là nhẫn nại ba-la-mật không? Con cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-05-2015

Câu hỏi:

Kính Thưa Thầy.
Con có điều thắc mắc sau đây về bố thí cúng dường, xin Thầy dạy cho con được rõ. <p>
1/ Theo trong kinh khi cúng dường chư Tăng thì sau khi dâng vật cúng dường lên phải để các Sư chứng nhận cho rồi các Sư đọc kệ chúc phúc cho thì tới phần hồi hướng, với tâm và vật cúng hoàn toàn trong sạch trước, trong khi, và sau khi cúng dường thì được xem là viên mãn, con hiểu như vậy có đúng không? <p>

2/ Tuy nhiên trong kinh khác thì lại nói cúng dường cao thượng là không phân biệt người cúng, người nhận và vật cúng, nên có người không muốn có nhiều nghi lễ rườm rà, chỉ mong sao cho các Sư đơn giản để cơm canh không nguội lạnh, và cho như vậy là cúng dường thanh tịnh vì tâm không mong cầu, như vậy có đúng không thưa Thầy? Xin Thầy dạy cho con được rõ. <p>

3/ Trong trường hợp sau khi cúng dường mình có thể về nhà thắp nhang hồi hướng lại cho ông bà tổ tiên chưa siêu thoát và người khuất mặt trong nhà, có được không thưa Thầy, hay là phải ngay lúc đang cúng dường? <p>
Kính xin Thầy chỉ dạy cho chúng con để chúng con làm đúng. Chúng con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-12-2014

Câu hỏi:

Con kinh lễ Thầy. Sáng nay khi con ngủ vừa thức giấc lúc 3h, bỗng dưng con có một thắc mắc về quan điểm của pháp tịnh độ mà con đang tu tập. Theo con hiểu đó là một pháp mà các Tổ sư dẫn dụ những chúng sanh nào cần có một cảnh giới tốt đẹp để tu tập. Lúc mới vào Tịnh Xá (năm con 13 tuổi), lúc đó tâm hồn con còn ngây thơ trong trắng. Sư Phụ dạy con phải học giỏi, ăn chay, xem kinh sách, ngồi thiền, niệm Phật để làm chủ tâm... và cho con chép kinh sách về thiền rất nhiều. Lúc đó con rất mê kinh sách. Con luôn có thói quen niệm Phật khi rảnh rỗi trong các oai nghi đi đứng nằm ngồi lúc nào nhớ niệm thì niệm, mục đích con niệm Phật là để diệt trừ vọng tưởng. <p>

Khi lớn lên con niệm Phật cầu về cõi Phật, sau đó thị hiện vào các cảnh giới để độ chúng sanh. Theo con hiểu thì "tất cả các pháp đều do tâm biến hiện cả", cho nên pháp môn tịnh độ cũng vậy thôi, không biết con hiểu như vậy có đúng không. Sau này khi con nghe kỹ các bài pháp của Thầy giảng, nhất là trong bài 10 pháp Ba-la-mật, con rất thích và vỡ lẽ ra là từ bấy lâu nay con tu tập đều để bảo vệ cái BẢN NGÃ là nguồn gốc của vô minh, nó dẫn con phải trôi lăn sinh tử luân hồi đến nay. Vậy là con đi lệch hướng rồi. Con rất tâm đắc bài kinh Bát Nhã, nhưng con không thực hành nổi vì hiểu là chỉ thấy bản đồ chớ chưa đến nhà. Khi nào con thực sự BUÔNG TẤT CẢ CÁC NIỆM MONG CẦU LĂNG XĂNG, SỐNG VỚI THỰC TẠI HIỆN TIỀN, thì lúc đó mới đi đúng hướng mà Thầy đã khổ công giảng dạy. Con hiểu như vậy có đúng không? Xin Thầy từ bi chỉ dạy cho con sáng tỏ thêm. Con xin thành tâm kính lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-07-2014

Câu hỏi:

K&iacute;nh thưa sư &ocirc;ng, trong kinh B&aacute;t-nh&atilde; ba-la-mật, c&oacute; c&acirc;u: &quot;Qu&aacute;n Tự Tại Bồ T&aacute;t h&agrave;nh th&acirc;m B&aacute;t-nh&atilde; ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai kh&ocirc;ng, độ nhứt thiết khổ &aacute;ch&quot;, con chưa hiểu r&otilde; nghĩa v&agrave; c&aacute;ch tu dựa v&agrave;o c&acirc;u tr&ecirc;n. K&iacute;nh xin sư &ocirc;ng chỉ dạy cho con. Ch&uacute;c sư &ocirc;ng được khoẻ mạnh.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-05-2014

Câu hỏi:

Con xin thành kính đảnh lễ Thầy. <p>

Dạ thưa Thầy, con có người bạn cùng sở ở bên Mỹ có đứa con trai vừa tự tử sau 1 năm bị một tai nạn xe hơi tông khi đang đi xe đạp. Lý do tự tử là vì cháu trai đó cảm thấy mang lại nhiều sự khổ sở cực nhọc cho cha mẹ (về mặt tâm lý chứ không phải là tiền bạc). Con muốn có vài lời khuyên đến người đồng nghiệp của con (đạo Chúa nhưng cũng như đa số người Mỹ chẳng khác vô thần), cũng như những bạn trẻ khác đang trên đường nghĩ quẩn, nhưng con không biết dùng lời dạy Phật pháp nào là có hiệu quả nhất trong trường hợp này. Con xin Thầy chỉ lối cho chúng con. <p>

Con xin cám ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-05-2014

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ Thầy. Kính bạch Thầy, <p>
Mỗi lần đọc kệ của Thầy, con nghe tâm con trở nên nhẹ nhàng, thanh thoát, mát mẻ, trong sáng một cách lạ lùng.
Sáng nay được đọc bài thơ “Xuất Gia, Xuất Giá” Thầy trả lời cho một bạn Đạo, con thiệt thấm lắm, nhưng trong 2 câu Kệ: “Đừng chờ nhập thế mới công phu” và “Giác liền ngay đó độ Xuân Thu” con không hiểu rõ nghĩa của chữ “nhập thế” và “độ Xuân Thu”, con thỉnh Thầy giải thích cho con, con cám ơn Thầy. <p>
Con xin được chép lại bài Kệ dưới đây: <p>

Xuất gia, xuất giá cũng đều tu <p>
Không tùy thuận pháp khác chi mù <p>
Chớ đợi xuất gia rồi hạ thủ <p>
Đừng chờ nhập thế mới công phu! <p>

Hiện tại chẳng am tường thật giả <p>
Tương lai sao thấy rõ cương nhu <p>
Đâu đâu cũng chỉ thân tâm cảnh <p>
Giác liền ngay đó độ Xuân Thu. <p>

Con thành kính đảnh lễ Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-04-2014

Câu hỏi:

Thầy kính mến! Con có chút điều muốn hỏi thầy ạ. <p>
Một thời gian thực hành Pháp với nguyên lý của thầy, con học hỏi từ cuộc sống, mọi thứ diễn ra quanh mình, hiểu rõ mình và mọi người xung quanh hơn, cuộc sống vốn thay đổi và nhiều đổi thay, chẳng thể đem một phương pháp cụ thể nào mà để áp dụng khuôn mẫu khô cằn, mà chỉ có thể xem nó như một bài học qua đó thầy dậy con điều chỉnh nhận thức và hành vi. Mỗi việc xảy ra, mỗi khó khăn con cảm thấy như đang dạy con, giúp con hiểu rõ cuộc sống, biết cảm thông và trưởng thành hơn. <p>

Khi rảnh rỗi con ngồi thư giãn và thấy thật nhẹ nhàng, tâm con yên lặng mà không cố gắng gì cả. Có lần con đi bộ, cảm giác khi không có cái tôi thật lạ thầy ạ, nó đẹp mà thụ động. Nhiều người bạn đạo quanh con, hay tham gia các khóa thiền rồi nói về các tầng thiền, nhưng con mỗi khi ngồi thiền con thấy ngại làm sao ấy, vì thấy con cứ tìm kiếm điều gì mà mình chưa biết, con thấy khi chưa hiểu rõ chính mình để tự điều chỉnh nhận thức và hành vi, mà cứ đi tìm cái gì chưa biết, có lẽ như thầy nói, gỡ chỉ rối mà không biết mối gỡ ở đâu vậy. Con chỉ có thắc mắc, liệu các bậc Thánh ngày xưa thành đạo cũng qua tu tập, rèn luyện vậy sao, nhiều Ngài chỉ nghe một bài Pháp rồi ngộ, vậy phải chăng có một sự thay đổi trực tiếp lên tâm của các vị ấy ạ? Hay là các vị đã trải qua nhiều ba-la-mật, điều chỉnh nhận thức và hành vi qua nhiều kiếp sống, đến lúc đó như nhân duyên đủ và giác ngộ ạ. Con cảm ơn thầy nhiều lắm ạ!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-03-2014

Câu hỏi:

Thưa Thầy,

con xin cám ơn Thầy đã trả lời câu hỏi cho con.<p>

Ngoài ra trong đời sống hàng ngày con nhận thấy có những tình huống lạ, có những người con đối xử tốt với họ từ đầu đến cuối, còn họ thì không tốt với con từ đầu đến cuối. Đôi khi con cũng nản lòng không muốn giao lưu nữa, nhưng họ lại xin lỗi, và con lại tha thứ và tiếp tục giúp họ, nhưng rồi họ lại hại con như những lần trước, bỏ thì không được, tiếp tục thì nó cứ vậy hoài. Cuối cùng con cũng không biết phải làm sao. Ý con nói là con có thể hỏi Thầy những câu như vậy được không? <p>

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-03-2014

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, <p>
Con xin thành kính tri ân lời khai thị của thầy. Thưa thầy, con thấy tư tưởng quả là rất xảo quyệt, cứ luôn luôn giăng bẫy mà chỉ cần thiếu chánh niệm một chút thôi là sập bẫy ngay lập tức. Con thấy từ bản thân con ngoài chấp có, chấp không ra, còn cả chấp vào cái "không chấp" nữa. Về hoàn cảnh sống của bản thân, con nay đã không còn ý đối kháng và lý tưởng hóa nó theo một hình mẫu trong tư tưởng rồi lăng xăng tạo tác để phải thấy mình khổ hơn trong mỗi giây của thực tại nữa. Vì con trân trọng mọi bài học đến với con, con nghĩ điều gì cũng có lý do của nó mà khi con chưa học ra được bài học của mình thì chưa thể khiến cho hoàn cảnh thay đổi được và chưa học ra thì cũng đừng vô ích mà đi tìm hiểu cái lý do tại sao lại phải nó xuất hiện mà không phải là thế này hoặc thế kia. Vì hoàn cảnh bên ngoài chính là sự phản ánh hay tương ưng với trình độ nhận thức tâm linh của con ngay trong hiện tại. Thưa thầy về điều này con nghĩ như vậy có phù hợp với lý nhân quả không ạ? <p>

Cái khổ chính của con là khó chịu với bản thân vì mình hiểu mà không buông được. Con nghĩ con đang rơi vào chấp cái "không chấp" và cho là phải "buông" mới an lạc được. Ví dụ như khi con đọc kinh, sách hoặc nghe lời quý thầy giảng, con phát hiện ra một điều tâm đắc rồi "thủ" nó luôn, biến nó thành một phương châm sống. Nhưng dù điều con hiểu từ quý thầy có hay cách mấy đi nữa, nó cũng không ở lâu với con. Khi trong sự tập trung hay thanh tịnh con sống được với điều đó nhưng khi cảnh đến, theo tập khí con lại phản ứng. (Đến đây tự nhiên con chợt nhận ra nói cách khác có lẽ con không tìm sự lý tưởng hóa trong đời để thoát ra mà lại tìm trong đạo chăng? Có lẽ tư tưởng con đã hoạt động quá nhiều?) <p>
Thưa thầy, con biết là con vẫn còn chấp lý, kẹt lý chứ chưa sống được. Xin thầy từ bi chỉ giúp con đường vào. (Con nghĩ chắc con gặp thầy chắc thầy hét cho con 1 tiếng hay đánh cho con vài hèo cũng nên, để con bặt luôn cái tư tưởng tìm đường vào này!!!)

Thưa thầy với tình trạng của con bây giờ, con nên phát triễn thiền định để tư tưởng được ổn định hơn (như niệm Phật hay ngồi thiền) hay chấp nhận những mâu thuẫn này, chịu điên với nó một thời gian rồi mới học được cách buông thực sự ạ? (Trước đây con có niệm Phật nhưng dần dần con thấy đó là sự đè nén và gia tăng căng thẳng khi sức đè nén yếu đi). Thưa thầy, có phải khi tư tưởng bị đẩy lên đến mức đỉnh điểm của sự tạo tác mà vẫn thấy là nó bất lực trên con đường giải thoát thì nó mới chịu im bặt và thôi bép xép không ạ?

Xem Câu Trả Lời »