loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 31 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'Tự lực và tha lực.'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 29-07-2017

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Tâm quả thật vô thường Thầy ạ. Mới hôm qua vui, hôm nay lại buồn. Mới là an lạc lại đến sân hận. Có lẽ trước giờ con đã dựa dẫm vào tha lực quá nhiều nên chưa đủ kham nhẫn để tự lực học hỏi và chiêm nghiệm các bài học của mình. Con đã vô tình gom các bài học mà pháp gửi đến cho con cho vào vô thức. Bây giờ từng thứ một lại trỗi lên, con nên học lại tất cả bằng sự an nhẫn và giới - định - tuệ mà Thầy đã giảng.
Lúc trước con đã mở luân xa. Hiện tại có 1 số còn đang bị bế, con cảm thấy con bị mất rất nhiều năng lượng khi về cuối ngày. Tay chân con có luồng khí nóng và hay giật và lắc.
Xin Thầy hướng dẫn giúp con điều chỉnh (nếu cần thiết) để con không bị lạc hướng và sống đúng chánh pháp ạ.
Con xin thành kính tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-06-2017

Câu hỏi:

Kính bạch thầy,
Con nghe các bài pháp của thầy nên hiểu thế này, nương theo giáo pháp của Đức Phật thực hành pháp thích hợp với mình tìm ra tâm Phật nơi mình. Còn đọc kinh thì phải hiểu ý nghĩa chân thật của kinh. Nếu cúng dường bố thí chỉ mong cầu phước thì hành động đó chỉ là biểu hiện của lòng tham và nuôi lớn bản ngã, còn là gốc rễ của mê tín biến chùa thành nơi các tín đồ đến cầu tha lực. Hành động bố thí xuất phát từ tâm Từ Bi là hành động xả ly và vô ngã vị tha. Bố thí nên đến đúng nơi đúng việc.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-05-2017

Câu hỏi:

Kính bạch Sư Trưỡng lão.
Con vẫn biết là đạo Phật Theravada dạy phải tự lực tu hành, tư cứu, tự độ.
Thế nhưng bản năng của con yếu đuối, con cần tha lực thiêng liêng cứu khổ, cứu nạn.
Xin thầy cho con biết tên của một bài kinh nói rằng: "Chúng sinh có thế cầu xin chư Phật, chư thiên cứu khổ, cứu nạn".
Con chân thành biết ơn sự chỉ dạy của thầy.



Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-06-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Con tự cảm thấy thích hợp với Theravada hơn Tịnh Độ Tông. Thế nhưng con "rất cần" một quyền lực siêu phàm, thiêng liêng để cứu độ cho con mỗi khi con bị đau ốm, tật bệnh. Xin Thầy chỉ bảo là con phải cầu xin ai cứu độ: Phật Thích Ca, Long Thần Hộ Pháp, Tứ đại thiên vương hay là...?
Con chân thành cảm tạ Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-02-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy, Albert Einstein từng khuyên các nhà khoa học nên tìm đến tôn giáo để bổ khuyết cho những hạn chế của khoa học. Ông cũng bác bỏ sự thần thánh trong tôn giáo. Ông quan tâm đời sống thực tại và sau khi chết. Thưa thầy, xin thầy cho con biết có hay không về chữ "thần" trong Phật giáo. Luân hồi và tái sinh có phải là "thần thánh" hay là quy luật của trời đất? Con nên làm gì để khi chết được nhẹ nhàng và tái sinh làm kiếp người tốt đẹp hơn? Con ngu muội, xin thầy từ bi soi sáng đường con đi. Con xin cảm ơn thầy, con chúc thầy nhiều sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-12-2015

Câu hỏi:

Thưa thầy, trước đây khi biết đến Phật giáo, con được mọi người hướng dẫn cho đi theo đường lối tu tập bên phát triển, cụ thể là Tịnh Độ tông. Sau đó do tính hiếu kỳ, con bắt đầu tìm hiểu thêm các hệ phái khác của Phật giáo như Mật tông, Tiếp hiện,... và gần đây nhất là Nguyên thủy. Con nhận ra sự khác biệt rõ rệt giữa bên phát triển như Tịnh, Mật so với Tiếp hiện và Nguyên thủy, đặc biệt là với Nguyên thủy. Rồi con đọc tới một cuốn sách tên là Đường về xứ Phật của một vị thầy, cuốn sách này cũng dựa trên Tứ đế, Bát chánh đạo giống như những gì thầy vẫn dạy nhưng trong đó có một sự quyết liệt hơn, tuyệt đối không mảy may chấp nhận lý luận của bên phát triển. Thực sự nó khiến con bị sốc, cảm giác một cái gì đó mất mát trong tâm, như thể mất bao nhiêu năm giờ lại phải bắt đầu lại từ đầu. Rồi nghĩ đến phải tự tu tập, "tự mình làm hòn đảo cho chính mình", lại sợ không có minh sư hướng dẫn sẽ tẩu hỏa nhập ma, sợ mình đời chưa bỏ mà đạo đã muốn vào thì cuối cùng sẽ chẳng được gì hết, nên tâm con bây giờ đang rất là phiền muộn. Tuy nhiên con đã tìm được niềm hy vọng nho nhỏ cho mình, ít nhất cũng thấy được con đường, đó là niềm an ủi duy nhất cho 7 năm qua của con, liệu rằng con có chọn đúng hướng đi không, mong thầy thật lòng chỉ dạy cho con với, vì con đang rối loạn lắm ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-12-2015

Câu hỏi:

Adida Phat. Con la mot tieu samon tu Bac tong. Xua Phat co noi cau: 'Niet ban la vo nga' ma nhung phap thien dinh, niem Phat cua con dang tu deu phai co cach tu thich hop, dung tam tinh tan, luon nho nghi phap hanh... Lieu rang do co phai ban nga khong? Mong thay hoan hi chi day cho con khoi lam duong lac loi giua rung Phat phap vo bien.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-09-2015

Câu hỏi:

Con chào thầy!
Thưa thầy cho con hỏi 1 chút được không ạ?
Người Phật tử, cư sĩ tại gia có trình Đồng được không ạ? Con xin cảm ơn thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-09-2015

Câu hỏi:

Bạch Thầy: <p>
- Chánh kiến trong Bát chánh Đạo thực sự được hiểu như thế nào? <p>
- Tử là vấn nạn của mọi người từ xưa đến nay. Ai rồi cũng phải chết. Chết là hết, hay chết là chỉ có thân bị hư hoại. Còn phần cốt lõi (phần buồn vui, so sánh hơn thua, phần chỉ biết...) còn hay mất, đi về đâu? <p>
- Mọi vật đều biến đổi trong từng phút giây. Không có gì là bản chất của ngoại cảnh của thân của tâm. Như vậy tại sao có phiền não khỗ đau? <p>
- Tu pháp gì để giác ngộ giải thoát? Nhưng ai tu, vì mọi tế bào trong thân đều biến dịch? <p>
- Nếu mọi thứ đều đến rồi đi thì mỗi thời khắc có ý nghĩa gì? Cái đang là vì sao hay được nhắc đến và xem đó là quan trọng cho người tu? <p>
- Tại sao hầu hết các chùa không nói về Sự thật mà nói về nhân quả, phước đức, kiếp sau, vãng sinh cực lạc...? Liệu những điều này có đúng với tinh thần tôn trọng sự thật không? <p>
- Tại sao từ chỗ thinh không sản sinh ra quá nhiều thứ (vô số tinh cầu, vô số đời sống...) rồi tạo ra phiền não, trải nghiệm, giác ngộ...? <p>
Con xin được biết ý kiến của thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-08-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, đêm nay con ngồi buông xả thì con đã sáng suốt nhận biết rõ ràng về thân tâm mình, đó là mấy hôm nay con rất trông chờ câu trả lời từ Thầy, nhưng có lẽ do máy con có vấn đề nên không đọc được. Con cảm thấy mình bị hụt hẫng vô cùng, vì dường như con đã đặt nặng ở Thầy mà quên đi chính mình. Mỗi lần nhận được câu trả lời của Thầy thì con hoan hỉ vô cùng và trong tâm có dồi dào năng lượng sống. <p>

Nhưng qua đêm nay, con đã thấy mình sai ở chỗ là con đang sống nương tựa mà không biết mình đang sống nương tựa, điều này là điểm yếu của con. Nếu mai này Thầy không còn thì con sẽ ra sao là 1 điều tai hại vô cùng. Đêm nay con đã thông suốt hoàn toàn là mình nên lấy pháp mình đang hành để làm thầy, chính nơi đó đã có đầy đủ hết rồi, khi hành sai thì cũng tự mình biết và điều chỉnh lại. Khi hành sai thì trong cơ thể tự nhiên có những cảm giác rất khó chịu kèm thêm thân cũng khó chịu luôn, khi thấy đúng pháp thì thân tâm đều cảm thấy mát mẻ và hoan hỉ, đây là những dấu hiệu tự nhiên từ thân tâm đã có sẵn cho mình rồi. Pháp hành chính là thầy của mình, mình phải tin vào pháp mình hành là người thầy quý báu nhất. Con nói như vậy không phải là con quên ơn Thầy đã dạy bảo cho con, nhưng đêm nay tự nhiên con sáng suốt và nhận thấy được điều này nơi chính mình. Phải tự tin nơi chính mình để đối diện với mọi tình huống ở đời dù là gian lao khổ cực. Con xin cám ơn Thầy, con có chỗ nào sai mong Thầy từ bi tha tội cho con.

Xem Câu Trả Lời »