loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 43 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'tâm bất sinh, tâm không, tâm vô ký, vô niệm'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 14-04-2021

Câu hỏi:

Nam Mô Phật. Dạ thưa Sư Ông, con có gặp một hiện tượng mà con không biết là gì: lâu lâu con thường gặp hiện tượng thân thân tâm con rơi vào trạng thái thân tâm không có gì, cảm thấy vắng lặng cũng không phải là cảm giác, mà thấy như không luôn ạ. Con gặp hiện tượng này cũng 3,4 lần rồi. 2,3 lần trước thì gần nhau, lần này gặp lại cũng cách đây 1 năm rồi. Mấy bữa trước con vừa gặp lại nó. Nó thường xảy ra vào ban ngày, trước khi con ngủ hoặc lúc con đang ngủ rồi tỉnh giấc giữa buổi, con cũng băn khoăn không biết đây có phải là trạng thái vô ký hay trung tính không. Mong nhận được giải đáp từ Sư Ông. Con kính chúc sức khỏe Sư Ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-11-2020

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, con có vài thắc mắc xin được hỏi. Mỗi lần tâm phiền não đến con đều thực hành buông sự dính mắc trên đối tượng của tâm để trở về quán chiếu sâu vào thái độ phản ứng của tâm trên đối tượng đó và trạng thái phiền não đó hầu như biến mất. Nhưng con đọc được “Sống trong thực tại” của thầy có viết: "... không để tâm lang thang theo đuổi đối tượng bên ngoài không có nghĩa là bắt tâm dừng lại (định) và cũng không nên quá quan tâm xem xét trạng thái tâm một cách đơn điệu như một đối tượng chọn lựa, vì như vậy bạn không thấy được tâm trong tình huống tự nhiên của nó..."
Vậy khi con tập trung quán chiếu sâu vào trạng thái phản ứng của tâm trước phiền não thì có đúng với pháp của thầy đã chỉ ra không? Xin thầy khai ngộ thêm cho con rõ. Một điều nữa là, tại sao trước những sinh ly tử biệt mọi người tỏ ra xúc động đau thương mà tâm con thì cứ bình lặng, dửng dưng, trạng thái tâm như vậy là vì sao? Có phải mình sống vô tâm không thầy?
Con kính chúc thầy luôn mạnh khỏe. Con cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-06-2020

Câu hỏi:

Kính Bạch Sư Ông!
Trong lúc con học Pháp thì có học về "tâm bất sanh", nếu khi con gặp 1 vấn đề gì đó con cũng không khởi ý (con không thích, không thương, không ghét,...) có phải là con trở thành người vô cảm hay không?
Sư Ông có thể dạy lại cho con về tâm này được không vì con hơi bị rối.
Con Chúc Sư Ông Luôn nhiều Sức Khỏe!
Con Diệu Trí

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-05-2020

Câu hỏi:

Thưa Thầy, một người bị tâm si nặng hay tâm vô ký thì cách duy nhất là luôn trọn vẹn biết mình. Đến khi tánh biết nhờ thấy ra thân thọ tâm pháp mà được phát huy, khi tánh biết phát huy sẽ tự động hoá giải những tâm khí vô ký, si mê.
- Còn nếu dùng lý trí kiến thức mỗi khi những tập khí này xuất hiện thì cũng chỉ cạn cợt, hời hợt nên sinh ra phân vân nghi hoặc mà tập khí si mê, vô ký vẫn chìm trong tiềm thức.
- Đối với người nặng về nghiệp si mê, vô ký chỉ cần buông lung là lập tức bị sai sử đi làm điều xấu, nếu đã lỡ làm và bị đau khổ thì qua đó học ra bài học nhân quả do chính mình, tự chính mình chịu trách nhiệm cho dòng nghiệp của mình đúng không ạ?
- Con thấy rằng người càng suy nghĩ nhiều, luôn dùng lý trí kiến thức lại là người có tâm si nặng, điều này do chính con trải nghiệm ở mình. Có những sự việc con càng cố dùng lý trí để giải thích thì càng rắc rối, có những việc khi con làm con nhận ra những suy nghĩ khởi lên mà do con không làm chủ được như có một tập khí suy nghĩ nào đó tự trồi lên. Nên con thấy ra trong lúc làm công việc tay chân nếu như chánh niệm trọn vẹn thì không hề khởi lên suy nghĩ gì mà tâm vẫn chú tâm trong công việc đó.

Những điều trên nếu Thầy thấy điều nào chưa đúng xin chỉ dạy lại giúp con để con tiếp tục con đường tu tập, bản thân con là người mang nặng nghiệp si. Con kính tri ân Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-05-2020

Câu hỏi:

Xin Thầy giảng thêm về tâm vô ký và sự khác biệt giữa tâm vô ký và tánh biết rỗng lặng chánh niệm. Thành kính tri ân.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-05-2020

Câu hỏi:

Khi con đang suy nghĩ thì suy nghĩ ngưng con khởi lại suy nghĩ thì lại ngưng lại tiếp.
Sự ngưng bặt đó có phải là chánh niệm không?
Sự khởi động lại suy nghĩ trên có phải là ái dục không?
Kính mong Thầy giảng cho con!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-04-2020

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, nhờ nghe pháp thoại của Thầy con làm mọi việc rất thoải mái, không gượng ép. Lúc rảnh rang thì ngồi tự nhiên, thong thả, không bị dính mắc vào các pháp, một cảm giác rất vô ngã, vị tha. Nhưng con có được đọc một số tài liệu nói rằng nếu như vậy thì rơi vào cái tâm vô ký, con cũng có chút hoang mang không biết mình có đi trật đường không nên rất mong Thầy từ bi chỉ dạy cho con. Con xin cảm ơn Thầy !

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-04-2020

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,

Con thấy thế này có đúng sự thật không thưa Thầy. Khi con sống có rất nhiều loại tâm mà con cũng không cần biết nó là tâm tên gì, chỉ cần cảm nhận thấy nó là được. Ví dụ như khi tham sân nổi lên, con cảm nhận sẽ có căng thẳng vì có đấu tranh đúng sai, vì nhất niệm khởi là đã nhị phân. Nên khi con căng thẳng thì con có cách đối trị là kệ nó. Hoặc nhiều lúc tự trở về được với thực tại thì đỡ mệt hơn là đối trị. Còn si với con mệt hơn, vì tâm không khởi nhiều nhưng rất mệt mỏi không muốn làm gì cả, tâm si với con khó thoát ra khỏi hơn tham và sân. Còn có 1 cái tâm không là có việc gì thì mới khởi, nhưng khác với tâm si là rất tỉnh thức, biết rất rõ mọi chuyện xung quanh nhưng rất nhẹ nhàng. Con sống và làm việc với cái tâm này cảm thấy thoải mái nhất. Làm được nhiều việc hiệu quả mà cảm giác không thấy mệt. Tại thời điểm hiện tại, khi con cảm thấy căng thẳng, con như là có thể điều khiển để trở về với cái tâm này, chắc là con dùng lý trí nhưng cho dù thế nào thì con cũng cảm thấy hiệu quả và sống cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Cũng có nhiều lúc con không làm được phải đối trị như tập trung hơi thở một lát thì tâm tự lắng lại.
Dạ con xin cảm ơn Thầy rất nhiều ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-03-2020

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy.
Con có 1 trạng thái này xin Thầy chỉ giúp ạ.
Khi tâm rỗng lặng, tỉnh giác, con thấy mọi việc rất sáng tỏ. Ứng vào công việc làm con thấy mình “thông minh” và nhạy bén hơn, xử lý mọi việc trôi chảy, rất tự nhiên mọi ý tưởng cứ tự bật ra mà không phải do tư duy suy nghĩ lý trí mới làm đc. Khi con trả lời thắc mắc cho mọi người thì ai hỏi gì tự bản thân con bật ra câu trả lời, mà con thấy câu trả lời đó tự đến, con ko cần phải suy nghĩ hay nhớ lại vấn đề đó thế nào rồi mới trả lời đc.
Nhưng có một lần, mặc dù con buông xả mọi suy nghĩ, ý niệm nhưng con lại thấy kiểu hơi bị “đơ”, con bị hỏi một vấn đề nhưng con không có đc cái nhạy bén để nắm đc ý tứ người hỏi mà trả lời không đúng trọng điểm mặc dù con vẫn nhận biết được đầy đủ mọi việc đang diễn ra. Chỗ này con thực sự vẫn chưa rõ lắm tại sao. Nó khác hoàn toàn khi con cảm nhận được sự rỗng lặng, tỉnh giác. Con xin Thầy chỉ giúp con với ạ.
Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-07-2019

Câu hỏi:

Thưa sư, con có nghe 1 vài vị nói: "Người giác ngộ giải thoát hoàn toàn là người chứng ngộ pháp vô sanh. Chứng ngộ pháp vô sanh tức là chạm đến cái biết chân thật vốn chưa từng sinh ra. Do chưa từng sinh ra tức không đến, không đi, không sinh, không tử tức Như Lai.", đây có phải là sự nhận định đúng không ạ?

Xem Câu Trả Lời »