loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 127 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'bắt đầu tu học'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 24-03-2022

Câu hỏi:

Mô Phật,
Kính thưa Thầy,
Việc sống trong đời sống, con đang thực tập chánh niệm tỉnh giác như sau, con trình bày mong thầy chỉ dẫn giúp con ạ:
1- Khi con cảm thấy mình bất an hay phóng tâm lan man thì con hay niệm sự thở, lúc niệm ban đầu thì con luôn chủ động hít vào sâu và thở ra mạnh như tập yoga hay khí công để tạo ra cảm giác thô nơi thân thể, qua đó dễ chú tâm hơn. Rồi từ từ con thả nhẹ sự thở cho tự nhiên.
2- Cũng có lúc nhiều suy nghĩ bất thiện, con lại khắc chế bằng câu niệm Phật "Araham Sammā Sambudho" hoặc "Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammā Sambudhassa"
3- Còn trong đời sống hàng ngày, trừ những lúc mất chánh niệm, còn lại thì tùy tình huống mà con duy trì đối tượng chú tâm như sự thở, âm thanh, xúc chạm, cảm giác...
4- Nhưng cũng có những lúc con lại thả tâm một cách tự nhiên, không cố gắng chú tâm vào một đề mục cụ thể nào cả, nhưng con chỉ làm được khi tâm mình cơ bản an tĩnh, còn khi tâm tham sân nổi lên thì con vẫn sử dụng đối trị như con đã kể ạ.
Con kính mong Sư Ông chỉ dạy thêm cho con để con thực hành tiếp ạ.
Con đảnh lễ Sư Ông!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-03-2022

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con xin góp ý với bạn có câu hỏi về "rèn luyện để trở thành và buông xả để trở về" ạ.
Trong phần hỏi của bạn bạn đã trình bày rất rõ các việc làm của bạn nhưng đó là việc làm trong tục đế Thầy dạy buông bỏ thái độ tâm trên các việc làm của bạn trong tu tập chân đế. Ví dụ bạn cần học để hiểu và làm một nghề nào đó thì cần rèn luyện để hiểu và hành tốt. Nhưng bạn cũng phải tùy sức của mình, Đừng quá tham đắm quên mình. Người xưa có câu "người tính không bằng trời tính" nghĩa là bạn cứ lăng xăng tính toán hơn thua thì được cái này sẽ mất cái kia, không có gì là toàn vẹn theo ý bạn đâu. Nhưng Pháp thì rất công bằng và tĩnh lặng.
Mong bạn sớm nhận ra.
Con xin đảnh lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-03-2022

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy.
Sau một thời gian thực hành theo lời Thầy dạy: "Nhẫn nại với Từ bi" trong đạo Hiếu. Con đang nhận ra những điều sau ạ:
- Con bắt đầu hiểu về nguyên lý: Buông ra để trở về. Con đã ít tạo tác hơn trước.
- Con ít nói hơn trước, vì nhận ra nói nhiều sinh loạn và phần nhiều là vô ích. Rồi con quan sát thấy, đằng sau lời nói là một động cơ nào đó.
- Khi con buông ra, thì liền tập trung được hơn vào những việc cần làm.
Con xin thầy chỉ bảo thêm ạ.
Con cảm ơn Thầy.
Kính thư, con Tuấn Anh.
Phú Thọ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-03-2022

Câu hỏi:

Dạ con kính bạch trên Sư Ông,
Con thấy ở dưới đây có một số chia sẻ về các thực tập từ bi, biết ơn và phép chánh niệm, tỉnh giác. Qua trải nghiệm và suy nghĩ con xin phép bày tỏ góc nhìn riêng của con ạ.

Con đã từng ở trong môi trường có nhiều sự ganh tị, hơn thua, lợi dụng và ích kỷ nhỏ nhen. Những trải nghiệm đó khoảng 4-5 năm trước cũng đưa con đến với việc tìm hiểu Phật Pháp, song dù con có hứng thú với các mẩu chuyện về Đức Phật thời tại thế, các thuyết về niềm tin tâm linh, luân hồi, Luật hấp dẫn,... con không thể đồng ý với nhiều lời dạy về từ bi, yêu thương. Lúc đó lý trí của con thường hay phản bác kiểu: Nếu ngây thơ kiểu đấy người ta bắt nạt mình thì sao? Mình có vô hại thì người ta cũng làm hại mình, mà cứ từ bi yếm thế kiểu đó thì làm sao bảo vệ được người thân? Đại loại là như vậy. Song khi để mình bị chi phối bởi sự sân hận và thắng thua, con thấy cũng thật không tốt chút nào, cuộc sống của con khi đó thường bất an và bế tắc, có khuynh hướng cô lập mình khỏi những nguồn thông tin tốt, lại dễ "bắt sóng" với những người chứa chất nhiều sự ngạo mạn, bất mãn, "phi hữu ái". Thế là con với các mối quan hệ đó lại rơi vào những vòng xoáy ích kỷ, lợi dụng như trên, họ có lỗi nhưng con cũng có lỗi khi ban đầu đã tin, cùng quan điểm và kết giao với họ.

Quả thật con càng sân hận, thắng thua thì càng xui xẻo, bế tắc. Và khi thoát khỏi những vòng xoáy trên, thay đổi cách nhìn, là con đã có được những mối quan hệ tốt hơn, những nguồn thông tin tốt hơn. Nhưng con vẫn thấy những kiểu thực tập "cực thiện", dù có thể tạo ra một cảm giác rất an lạc và bao trùm nhiều đối tượng, nó không có hiệu quả trong việc xử lý các mầm mống tham-sân-si trong nội tâm khi tiếp xúc với đời sống hằng ngày. Ngoài ra con đã tiếp xúc với một số người nói các lý tưởng "cực thiện" thì hay lắm, nhưng khi những lý tưởng của bản ngã (ví dụ như về "tình bạn", "tình yêu vô điều kiện"...) bị thử thách một cái là hiện rõ ngay. May thay con được biết đến Sư Ông và Ngài Ajahn Chah, được khai thị về phép Chánh niệm, Tỉnh giác, về cách trầm tĩnh, quan sát diễn biến của mọi sự đến-đi mà không phê phán, kiểm duyệt, áp đặt lên nó,... con thấy tâm thái và tư duy của con có được sự chuyển hóa rất tích cực ạ. Tất nhiên con vẫn còn nhiều chủng tử tham-sân-si, và cuộc sống thì có bao giờ là hoàn hảo đâu, nhưng con thấy rằng việc "lặng lẽ quan sát" có thể giúp con nhận biết và thừa nhận sự tồn tại của những điều đau khổ, mặt tối trên đời, đồng thời thấy được hậu quả của nó và không dính mắc vào nó. Những phương pháp từ bi, biết ơn,... đối với con vẫn là công cụ trợ giúp cần thiết để suy nghĩ và hành xử tích cực hơn, nhưng nếu quá lệ thuộc vào chúng thì cứ như kiểu phủ nhận mặt trái của cuộc sống, mà con thấy rằng những người có nhận biết được (nhưng không bị cuốn trôi theo) những điều xấu ấy, họ mới trưởng thành hơn ạ.
Nguyện Sư Ông và chư Tăng-Tu nữ đều được an vui lâu dài!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-03-2022

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Hiện tại con có 1 việc muốn thưa cũng như xin Thầy chia sẻ với con. Con còn rất trẻ chỉ vừa 23 tuổi con biết đến đạo Phật từ hơn 2 năm nay con cũng tìm hiểu nghe băng giảng và đọc khá nhiều sách, kinh điển. Con cũng thường hay đi các khoá tu tập và thường chia sẻ nói chuyện với các bạn đạo lúc trước mọi người ai cũng yêu quý và nói chuyện vui vẻ và chia sẻ chân thành với con, đôi khi con nhận được những lời khen là còn trẻ mà biết đến đạo học đạo.
Nhưng dạo gần đây con bắt đầu đi làm thêm, con vừa học vừa làm, khi con về đến nhà buổi tối thì cũng đã quần quật cả ngày mệt mỏi nên con không còn đọc sách hay nói chuyện nhiều với các bạn đạo nữa, các bạn đạo cũng khuyên là con nên đọc sách học dành ra cho mình khoảng thời gian tu tập 1 ngày như là ngồi thiền hoặc suy ngẫm lại chân lý lời Phật dạy. Nhưng thành thật mà nói con thấy điều đó có gì đó không đúng với con và đường con đang đi, con vẫn đi theo con đường tùy duyên thuận Pháp và khi làm việc thì con hay quan sát thân thọ tâm pháp nơi con như thế nào thầy ạ, đôi khi rảnh rỗi nghỉ trưa hoặc dậy sớm buổi sáng con lại nghe băng giảng của Thầy, tùy khi nào con không bận con mới nghe chứ con không gò bó ép buộc bản thân con là phải có 1 giờ giấc hay 1 kiểu tu hành nào 1 phương pháp cho riêng bản thân con được.
Có thể đây chỉ là những cảm nhận chủ quan của con về vấn đề này. Con xin Thầy cho con 1 lời góp ý để con hiểu, con thấy ra được con đường nào con nên đi. Con kính tri ân Thầy Sadhu Sadhu Sadhu!!! Lành thay

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-01-2022

Câu hỏi:

Con biết tới Đạo Phật đã lâu, tu tập cũng nhiều, kinh Nikaya và sách của các thầy con cũng đọc nhiều... nhưng do tiếp xúc với đời nhiều, con thấy mình chẳng tiến bộ chi. Tham, sân, si, ích kỷ, nhỏ nhen, lười biếng, ngã mạn vẫn còn đây không vơi đi chút nào. Xin thầy cho con lộ trình tu tập để con cải thiện bản thân.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-01-2022

Câu hỏi:

Hàng ngày khi gặp người khác giới con thường giữ khoảng cách, hạn chế nhìn và con thường nghĩ đây là mẹ, là chị gái, em gái của mình; trong ăn uống con tiết giảm nên con thấy hình như cũng giảm được dục vọng. Gặp mọi người con thường nghĩ đây là những vị thánh bồ tát, Phật chưa thành. Giúp đỡ ai con không cầu gì cả và quên nó đi sau lặp lại như mới. Thầy cho con hỏi, con thực tập như vậy có vấn đề gì không, nhờ thầy chỉ điểm cho con thêm.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-01-2022

Câu hỏi:

Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật!
Con chào thầy, con mới bắt đầu học tập giáo pháp nguyên thủy và thiền quán. Xin thưa thầy cho con hỏi: con nên học tập như thế nào để bắt đầu với giáo pháp và thiền ạ? Con tìm thấy trang web này, ngày hôm qua con có ghé chùa tham quan. Con có đọc những câu hỏi và câu trả lời của thầy. Con cảm thấy rất may mắn vì câu hỏi của Phật tử và câu trả lời của thầy đã cho con nhận ra rất nhiều điều mà con chưa biết. Con cũng nhận thấy rất nhiều Phật tử hỏi ở trang web này cũng có kiến thức và trải nghiệm giáo pháp thật tốt. Thú thật với thầy, con cũng muốn được như vậy và con cũng có chút ghen tị do khu vực con sống rất ít Phật tử nam truyền. Con không biết nên bắt đầu từ đâu và nên luyện tập thiền quán như thế nào ạ, con có đọc sách thiền nhưng con lại không biết cách mình quán sát có đúng không? Con mong sư khai thị cho con về việc con nên làm gì đầu tiên?
Con thành kính tri ân thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-01-2022

Câu hỏi:

Con chào Thầy,
Con xin trình pháp với thầy, mong thầy hoan hỷ góp ý cho con:
Giác ngộ không phải là diệt tham sân si mà là điều chỉnh hành vi để buông xả và phòng ngừa phải không thầy? Vì con chợt nghĩ, khổ mới giúp mình tu, vậy thì lúc không khổ mình có nên tìm cái khổ để tu không, hoặc nếu mình không tạo nghiệp thì khổ đâu ra mà tu? Con nghĩ như vậy là vô minh, hại mình hại người. Xong con nghĩ lại là tu không phải là chiến thắng, chịu đựng cái khổ hay diệt khổ (bằng tư tưởng và cảm xúc nhất thời), mà là để nó tự nhiên đến đi, và học ra để phòng ngừa.
Con cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-12-2021

Câu hỏi:

Thưa thầy!
Con nhận ra: khi nghe pháp của thầy xong, thấy được nguyên lý nhưng khi thực hành ban đầu thì vẫn phải dùng lý trí. Nhưng sự mâu thuẫn và cái khó của người Phật tử là: nếu tu bằng lý trí thì sẽ thất bại. Ví dụ lý trí luôn nhắc nhớ: định tĩnh, sáng suốt, trong lành; thận trọng, chú tâm, quan sát thì đến một lúc nào đó hình thành khái niệm phải là như thế... thì người tu không còn tự nhiên.
Nên con thấy: tự người tu phải chiêm nghiệm từng chút một bằng sự “cảm nhận - trực nhận”, lâu dần thuần thục mới thấy ra được. Chứ nếu cứ lý trí quyết phải tu bằng “tánh biết” thì chưa kịp sử dụng tánh biết đã vướng ngay tới tham sân si (muốn được chạm tánh biết, không chạm được ngay tánh biết thì phản ứng, rồi nghi ngờ...).
Mỗi người là duy nhất nên con hỏi ý kiến thầy cũng đồng thời chia sẻ đến từng Phật tử phải nhẹ nhàng, tinh tế ý thức về điều đấy mới tự tìm ra cho mình một lối sống vô ngã, thuận duyên. Chứ cái gì cũng hỏi thầy mà không chịu thực hành thì vừa không buông bỏ (chứ không phải đạt được kết quả) trong tu tập mà lại phiền thầy phải trả lời.
Ý kiến của con nếu có gì không phải mong thầy bỏ qua và mong các Phật tử không chấp.
Araham Sammā Sambudho!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »