loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 43 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'vô ngã vị tha'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 17-04-2017

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, má con nhờ con hỏi Thầy dùm má con là. Khi má con làm phước bố thí cúng dường đến chư tăng, ngồi thiền sau đó do phước báu ấy má con hồi hướng tới chư thiên và ông bà đã quá vãng, nhưng má con không cầu nguyện gì cho bản thân. Má con làm như vậy có đúng không thưa Thầy. Con xin cảm ơn Thầy

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-04-2017

Câu hỏi:

Thưa Thầy: tùy duyên thuận pháp, vô ngã vị tha theo con hiểu là: khi duyên đến có lúc mình tạo tác thuận pháp (đúng nhân quả), có lúc duyên đến mình tạo tác không thuận pháp nhưng lại tâm vô ngã vị tha. Xin thầy hoan hỉ khai thị cho con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-01-2017

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ Thầy,
Thưa Thầy hôm nay con nghe pháp thoại có một chỗ con nghe là: "vô ngã nhưng không vị tha" con chưa hiểu sao vô ngã lại không vị tha là trường hợp nào ạ? Mong Thầy giải nghi cho con ạ!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-11-2016

Câu hỏi:

Con kính bạch Thầy,
Thầy hay giảng rằng: Tùy duyên thuận Pháp (con hiểu rồi) nhưng vô ngã vị tha có phải ý Thầy muốn giảng là khi nhận ra vô ngã trong mỗi người, thì con người ấy sẽ sống biết yêu thương với tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả và cũng là "lòng vị tha"?
Xin Thầy giảng cho con hiểu, con xin cám ơn Thầy, kính chào Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-09-2016

Câu hỏi:

Con thưa Thầy. Con nghe chương cuối của Sống trong hiện tại con thấy Thầy có nói đến Trầm không trệ tịch và tinh thần vô ngã vị tha... con chưa nắm rõ tinh thần này lắm. Con sợ hành sai nên con viết thư xin thầy chỉ dạy cho con được rõ ạ.
Hiện tại con thường hằng sống với sự thanh tịnh trong tâm kể cả làm mọi việc trong đời thường, sinh hoạt đối duyên gia đình vợ con, trên dưới con thấy trong ngoài đều không có khái niệm phân biệt bình đẳng... Ngay bản thân con trải nghiệm khi thực hành pháp cũng như mọi thứ trong gia đình vận hành đều rất yên lặng bình yên. Có điều con xin hỏi Thầy con hành vậy đã đúng tinh thần của đạo Phật hay điều thầy muốn nói đến không ạ? Con sợ đi nhầm vào trầm không trệ tịch, xin thầy chỉ bảo cho con ạ.
Có điều nữa con xin hỏi Thầy. Con mang thân cư sĩ nếu cứ sống trong an tịnh như vậy, không mảy may phóng tâm tới chuyện tiền bạc, nhưng vì cuộc sống phải nuôi thân, con lại lao đi kiếm tiền, nếu cứ mải chuyện đó quá thì có phải đánh mất Sự thật chân pháp không ạ?
Con xin thầy chỉ cho con 1 con đường để phù hợp với trách nhiệm hiện tại là 1 cư sĩ có gia đình mang trách nhiệm người cha ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-07-2016

Câu hỏi:

Kính đảnh lễ Thầy!
Con kính vấn an sức khỏe Thầy.

Thầy ơi, mới đó mà đã gần 2 tháng Thầy rời châu Âu về lại chùa. Bây giờ bước vào mùa an cư nhập hạ, con mong là Thầy có thể nghỉ ngơi, ít phải đi ra ngoài.
Từ hôm Thầy về chùa đến nay, con lo tu sửa lại bức tường đá bị xói mòn phía trước nhà, dọn dẹp cỏ dại và làm bờ gạch để chống đá lăn trên bờ dốc trong vườn. Công việc thì nặng nhọc, những lúc nghỉ làm ở sở, con một mình cần cù làm việc từ sáng sớm đến tối khuya, mỗi ngày một chút chút. Tuy là mệt nhưng con thật vui với trải nghiệm tuyệt vời này. Trước đây con trói gà không chặt, đóng cây đinh vào tường cũng không xong mà bây giờ, khuân vác mấy tấn gạch đá, bê tông..., và làm những việc chưa bao giờ làm. Con không ngờ là khi làm, mình lại thấy nó gần gũi, quen thuộc đến lạ kỳ!

Mấy năm nay được Thầy chỉ dạy, con thấm nhuần sự tùy duyên thuận pháp. Nhưng đến bây giờ, con mới có dịp trải nghiệm và thấu hiểu lời dạy vô ngã vị tha. Trải nghiệm tùy duyên thuận pháp đã là một món quà Pháp tuyệt vời, buông xả bao nhiêu là gánh nặng tử sinh, nhưng mở rộng hơn vô ngã vị tha thật sự là Pháp mới trọn vẹn. Con bây giờ đã có thể cảm nhận và hòa với lời dạy của Thầy rằng "Tâm không làm muôn việc" và "Phục vụ để hoàn toàn – Hoàn toàn để phục vụ".

Con không có gì để dâng lên Thầy trong mùa an cư này, kính xin gửi đến Thầy một chút tâm sự thay lời trình pháp của đứa con pháp ở nơi xa xôi luôn nhớ về những lời dạy của Thầy:
Thỏng tay vào sự mới hay
Thân làm muôn việc, tâm này vẫn không
Rỗng rang trong chốn bộn bề
Chẳng vì ta cũng chẳng hề vì ai
Mới hay lời dạy bi từ
Vị tha vô ngã uyên như vô cùng
Thuận tùy chèo nhịp pháp duyên
Mồ hôi nhẹ rớt mặt thuyền vô ưu.

Con kính mong Thầy thường khỏe, và thành kính đảnh lễ Thầy!
Con Đăng!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-09-2015

Câu hỏi:

Thưa thầy, hôm nay sau khi tham dự buổi thứ 6 - khóa thiền 15, con có 2 thắc mắc mà chưa kịp hỏi thầy. Mong thầy giải đáp giúp con: <p>

- Lấy ví dụ khi sân phát sinh, có 2 cách: 1 là dùng pháp đối trị (như nhìn phương diện tốt của đối phương). 2 là trọn vẹn tỉnh thức với cái sân đó. Thưa thầy, nếu trở về với cái sân đó, vẫn biết là mình có sân, nhưng đôi khi VẪN BỊ SÂN LÔI KÉO, DẪN ĐẾN TẠO TÁC ÁC NGHIỆP THÔNG QUA HÀNH ĐỘNG. Lúc này phải chăng mình nên dùng đến Giới Định Tuệ chế định, hay các Balamat Ly dục, Tinh Tấn, Nhẫn Nại... để có thể trở về thấy ra cái sân một cách trọn vẹn mà không bị nó lôi kéo hay không? Điều con boăn khoăn chính là ban đầu nếu nói mình biết sân thì cũng biết, nhưng rồi cũng tạo tác ác nghiệp thông qua cái sân đó. Có lẽ cái biết này chỉ là cái biết của Thức tri mà thôi phải không thầy? <p>

- Cuối ngày, thầy có nhắc đến vấn đề Vô Ngã Vị Tha, rằng để nhắc nhở những người chỉ biết giải thoát cho riêng mình. Con thấy trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, cho rằng quả vị Alahan là "Hóa Thành" biến ra, phải tiếp tục vượt qua giai đoạn làm Bồ Tát và cuối cùng là thành Phật. Vậy kinh DPLH đã nói những lời như thế phải chăng muốn khích lệ tinh thần Vị Tha của các bậc Alahan hay có một ý nghĩa nào khác không? <p>

Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-01-2015

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, <p>
Con xin được hỏi Thầy về lòng thương cảm. Con thường hay phát sinh lòng thương xót người (hoặc vật) có hoàn cảnh hoạn nạn, khó khăn hay khổ đau vì tối tăm trong nhận thức. Do vậy con có hướng tâm để tùy duyên mà chia sẻ vật chất hay tinh thần đến họ. Một thân hữu của con thì phát biểu "Có gì đâu mà phải thương xót đa đoan, duyên nghiệp của ai thì người đó phải chịu, gieo nhân nào thời gặt quả ấy. Họ chỉ đang học ra bài học dành riêng cho chính họ thôi. Giúp ai thì giúp cho ai thì cho nhưng không cần phải thương xót". Vâng, trong sâu thẳm của nhận thức con vẫn biết là như vậy. Từ khi quay về tập sống trọn vẹn với chính mình, con vẫn nhận ra sự vận hành của pháp vốn hoàn hảo vẹn toàn và chung quy tất cả những nỗi khổ của con người chỉ là ảo tưởng. Nhưng sao trên bề mặt cảm xúc, tự nhiên con vẫn không ngăn được lòng thương cảm đối với họ dù được biểu hiện ra bên ngoài hay không. Tuy vậy, con vẫn không quên thận trọng quan sát xem tình cảm đó có rơi vào bi lụy hay dính mắc gì không. Bạch Thầy con có cần phải điều chỉnh nhận thức và hành vi gì thêm ở điểm này không, xin Thầy hướng dẫn cho con. <p>
Con xin thành kính đảnh lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-01-2015

Câu hỏi:

Kính bạch thầy, con xin phép được trình bày những trải nghiệm khi học thầy từ những pháp hành. <p>
Thưa thầy, con thật là may mắn được nghe được học và được hỏi thầy khi vướng mắc cũng như lúc được cho là hiểu. Năm nay thầy đã lớn tuổi rồi, mọi sự vô thường, một ngày nào đó không còn thầy để hỏi nữa nên con không dám lơ là. <p>
Thưa thầy, con là người mang nhiều bệnh. Trong cuộc sống vợ chồng, con bị bệnh lâu ngày quá như vậy nên tình cảm vợ chồng cũng mòn theo năm tháng. Trong 6 năm nay, con nhớ không nhầm là những lúc con đau yếu kể cho chồng nghe, con không được 1 lời hỏi han chia sẻ, không được tới 5 tiếng "ừ". Anh ấy là người thật thà tốt bụng, vì cuộc sống từ nhỏ anh ấy đã phải trải qua những cảnh nghèo khó cơ cực nên cuộc sống đã huân tập anh ấy thành 1 người chắt chiu, bủn xỉn, lúc nào cũng sợ hết tiền và sợ đói khổ. Lúc trước con khỏe gia đình rất hạnh phúc, từ khi con ốm yếu thì không còn được như vậy nữa. Giờ đây anh ấy hay cáu gắt, chỉ cần 1 sơ hở nhỏ của con là bị chỉ trích đay nghiến, nói những lời khó nghe. Nhớ lời thầy dạy những gì đã qua cho qua luôn, những gì của phút trước hay ngày giờ trước cũng đã thuộc về quá khứ, các pháp vận hành không bao giờ ngừng nghỉ, không nên kéo nó lại để mà khổ, buông hết cái ta bản ngã ra thì ngay đó là giải thoát, cứ như vậy mà con thấy các pháp luôn mới mẻ. Những gì chia sẻ được thì con uyển chuyển tham gia bằng không pháp nó như vậy là như vậy, khởi đầu lúc nào hay kết thúc lúc nào con tùy ý, không thêm, không phê phán, không bỏ bớt, luôn nhớ lời thầy dạy, cái ta với khó chịu hay bất mãn, thấy mình nhục với phải nhẫn, không có nhục khỏi phải nhẫn, cứ trở về với thái độ bình thản, tĩnh lặng trong sáng, trong nghe không thấy ta nghe, trong biết không thấy ta biết, trọn vẹn pháp như nó đang là, tức khắc thoát ra khỏi áp lực, không gian và thời gian. Vẫn tình thương ấy, giờ đây con thương anh ấy nhiều hơn, tình thương không đòi hỏi sự đền đáp và từ đây con yêu thương tất cả mọi người cho tới muôn loài, mà không thấy ta yêu thương ai cả. <p>
Thưa thầy, có lần con trai con nói với con: "Mẹ ơi, sao ba cứ nói những lời khó nghe và thích nói những lời làm cho người khác khổ vậy mẹ nhỉ, khi người ta đau khổ thì ba lại hối hận", con mỉm cười và hỏi ba làm ai khổ, con trai của con trả lời ba làm mẹ khổ đấy, lúc đó con ôn tồn nói: "Mẹ đâu có khổ, mỗi người đều có viên ngọc quý, ba đang bào gọt giúp mẹ đấy chứ." Mỗi lần như vậy con lại khuyên các con của mình không được có thái độ không đúng với ba, công ơn dưỡng dục sinh thành không bao giờ các con trả hết đâu, nếu các con thấy đó là sai thì đừng học cái đó là được, ai gieo nhân nào ắt sẽ gặt quả đấy, nhưng đừng thấy thế mà coi thường ba con, rồi pháp sẽ nhắc ba con, mỗi người phải tự học ra bài học của chính mình. Về phần mẹ nhìn ba con mồ hôi đầm đìa mệt nhọc, mẹ cũng thương và biết ơn ba con không hết nên không buồn giận ba, các con nói rất khâm phục mẹ. <p>
Thưa thầy, trong cuộc sống hằng ngày con luôn lấy mình làm gương để dạy chúng, sống sao cho hiếu nghĩa thuận hòa và chỉ cho chúng thực nghĩa của sự tu hành mà thầy đang giảng nói. Thưa thầy, rồi cứ như vậy mà ngày qua ngày con an vui trong sự tĩnh lặng vi diệu ấy, có những lúc con thốt nhẹ lên rằng: "Thầy ơi, đây chính là ý tứ mà thầy đang truyền trao cho mọi người, con sung sướng và thầm tri ân thầy". Con cũng cám ơn chồng con rất nhiều, anh ấy đã giúp con 1 phần học ra bài học giác ngộ. Giờ này con không còn đau khổ nữa, ai thương cũng được, không thương cũng không sao, con bằng lòng với tất cả những gì đang hiện hữu với mình, không oán trách, không giận hờn, tùy duyên thuận pháp vô ngã vị tha. Từng giây phút trải nghiệm đúng là không thể nghĩ bàn, trọn vẹn với đang là để đền đáp công ơn của thầy. <p>
Tận đáy lòng sâu thẳm, con thành kính tri ân thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-01-2013

Câu hỏi:

Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Thầy! Dạ thưa Thầy cho con hỏi: Thế nào là vô ngã không vị tha, nhờ Thầy giải đáp cho con được tỏ tường. Con xin thành kính tri ân Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »