loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 35 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'tâm tham'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 14-11-2018

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy. Con xin đem hết lòng thành kính đảnh lễ Thầy! Con xin gửi đến Thầy lòng tri ân sâu sắc. Từ lúc biết và được nghe pháp thoại của Thầy, ứng dụng những lời chỉ dạy của Thầy, con đã thật sự thay đổi cuộc sống, con buông xả được nhiều hơn, sống thảnh thơi và an vui hơn rất nhiều. Thật sự con không biết phải nói thế nào mới tỏ được hết sự biết ơn và tôn kính của con đối với Thầy cả, ngôn từ trong trường hợp này cũng thành ra bất lực ạ.
Sau đây con có 1 câu hỏi, kính xin Thầy từ bi chỉ dạy giúp con Thấy Ra ạ: Khi trong con có 1 tâm tham muốn xuất hiện, ví dụ như đã ăn đủ no rồi nhưng vì ngon miệng quá lại muốn ăn thêm mặc dù biết ăn no quá sẽ có hại cho cơ thể, nếu chiều theo cái tham này thì cái bản ngã sẽ được nuôi dưỡng ngày càng mạnh. Còn ngược lại, con muốn dẹp cái tham này đi, cố gắng nhịn thèm, không ăn nữa thì lại cũng là 1 cái bản ngã khác. Hoặc ví dụ con mỗi ngày con đều ngồi thiền (Vipassana, chứ không phải thiền định ạ), niệm Phật thì ngày đó con giữ được sự quân bình trong tâm, thấy tâm an vui, giữ được sáng suốt, định tĩnh trong lành. Ngày nào không ngồi thiền, niệm Phật thì ngày đó tâm không quân bình được, và cũng không giữ được sự sáng suốt, định tĩnh, trong lành nữa. Như vậy thì việc ngồi thiền, niệm Phật hàng ngày của con là thuận pháp hay là con đang nương tựa, dính mắc và dựng lên 1 cái bản ngã từ việc ngồi thiền, niệm Phật để tâm được thanh tịnh ạ?
Con xin thành kính cảm tạ Thầy. Con kính chúc Thầy luôn khỏe mạnh, an vui ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-09-2018

Câu hỏi:

Con thưa thầy ạ,
Thầy cho con hỏi con nghĩ như thế này có đúng hay không ạ:
1. Trong thiền hay trong đời sống, thái độ đối với thân, thọ, tâm, pháp là không diệt nó, không bám víu nó, chỉ cần trọn vẹn và hiểu nó.
2. Trọn vẹn với tham là phải hiểu nó ở đâu mà khởi. Nếu đã hiểu với thái độ không diệt, không bám víu tham mà vẫn thấy phải tham thì đó là nhu cầu.
Câu hỏi của con thầy khi nào trả lời cũng được ạ.
Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-06-2018

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Trước tiên con xin được đảnh lễ tạ ơn Thầy! Con có duyên biết đến và học Phật Pháp chưa được lâu. Xuất phát điểm con học với tâm tìm cầu tri thức và đã từng rất mông lung giữa vô vàn kinh sách. Từ khi vô tình đọc được câu thơ của Thầy: "Tự do là ung dung trong ràng buộc/Hạnh phúc là tự tại giữa khổ đau", con nhận ra mình đã tìm được một vị minh sư cho mình để học hỏi và tu tập. Con tìm đọc và nghe những bài Pháp của Thầy, từ đó con tự thấy mình sáng suốt và được rất nhiều an lạc. Con tự thấy tâm dính mắc vào tri thức của mình cũng thuyên giảm rõ rệt. Nay con có một điều băn khoăn chưa được sáng tỏ như sau, con mong được Thầy từ bi chỉ giáo ạ.

Con hiểu rằng Tham và Sân giống như hai mặt của một đồng xu, khi Tham một điều gì đó, thì sẽ Sân điều ngược lại với nó. Khi không còn Tham thì sẽ không còn Sân, và ngược lại. Con hiểu như vậy có đúng không ạ?
Nếu điều trên là đúng, thì việc một số vị sư đạt được những quả vị thấp đã diệt trừ được Sân nhưng chưa trừ được Tham (Tham thiền định, Tham làm việc thiện, Tham giúp đỡ người khác...), có mâu thuẫn với điều con hiểu ở trên không ạ?
Có khi nào, những vị này vì Tham thiền định mà Sân luôn với trạng thái bất định? Có khi nào, có ai đó có thể Tham thiền định, tham làm việc tốt mà không Sân với bất định, không Sân với việc ác, tức là tuy có Tham mà không có Sân?

Văn-tư-tu của con còn non nớt và hạn hẹp, kính mong được Thầy chỉ bảo ạ! Một lần nữa, con xin đảnh lễ tạ ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-03-2018

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, trong khóa giảng thứ 8 của thầy con có nghe chi tiết thực ra diệt tâm sân dễ hơn là tâm tham, con thấy đúng với mình quá. Khi con sân thì con chỉ cần thấy cái tâm sân nó nổi lên, hoại diệt ra sao và gần như nó hết hẳn. Con có thể cảm nhận rõ sự tiến bộ của mình đối với tâm sân. Nhưng còn tâm tham thì khó quá ạ, áp dụng cách là cũng chỉ quan sát cái tiến trình khởi lên rồi hoại diệt của tâm tham nhưng hiệu quả thì không được nhiều lắm. Vẫn thấy mình tham, thậm chí vẫn muốn được tham và muốn lấy cái tham đó làm động lực phấn đấu trong công việc chẳng hạn.
Mong thầy giúp con có lời khuyên về việc này cũng như cách để diệt tâm tham ra sao cho hợp lý. Con xin cảm ơn thầy ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-02-2018

Câu hỏi:

Con chào thầy,
Thầy làm ơn cho con hỏi. Trước kia con chưa tập thiền thì cứ làm theo bản ngã và đáp ứng nhu cầu ngay khi có ham muốn một thứ gì đó. Nhưng khi con tập thiền định và biết được trong tâm khởi nên những ham muốn mua sắm tiêu dùng, tâm chống đối và trả đũa, Thầy cho con hỏi đó có phải là con tập thiền định và có chút Chánh Niệm và nội lực bên trong không? Con cũng nhìn thấy tâm Tham và tâm Sân một số thời điểm trong ngày, Thầy cho con xin hỏi cách để khắc phục và tiêu diệt Tham và Sân. Con xin cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-02-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Con cứ tưởng tâm chấp ngã, ngã sở mình phải lâu dài thì nó mới lớn được. Nhưng hôm nay khi con mua cái điện thoại smartphone, 1 tiếng trước là nó vẫn còn trong cửa hàng sau đó là thuộc sở hữu của con, nhưng khi cháu con xài nó làm rớt bị trầy xước thì con thấy tâm con khởi lên sự khó chịu rất nhiều. Chỉ 1-2 tiếng mà con đã chấp vào cái điện thoại đó rất nhiều đúng không Thầy? Hình như cái tâm tham đã len lỏi vào tâm con một cách thầm lặng mà con không thấy được vì thế con mới đau buồn như vậy. Con cũng thắc mắc tại sao trong thời gian ngắn như vậy mà mình lại chấp quá nhiều. Vì vậy không biết những cái mà mình sở hữu bấy lâu nay, mình chấp đến mức nào nữa, nhất là chấp thân tâm này là của mình.
Nhờ Thầy chỉ dẫn cho con thêm.
Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-11-2017

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Đôi lúc tâm mình thanh tịnh, mình nhìn vào tâm mình không có mặt của tham và sân, nhưng cái đó chỉ bề ngoài nó không có, nhưng bên trong vẫn còn nguyên vẹn và đủ duyên nó sẽ trổi dậy đúng không thầy? Vậy lúc thanh tịnh tỉnh giác không thấy tham và sân, thì tâm tham và sân nó nằm ở đâu thầy?
Nhờ thầy khai thị cho con, con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-10-2017

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con xin chia sẻ pháp với các bạn có nhiều tâm sân.
Tôn trọng tâm sân. Tâm sân chỉ là biểu hiện của thái độ phản ứng nội tâm. Cho nên nó có lý do để sinh khởi, vì vậy khi sân khởi thì cũng là chuyện bình thường. Chuyển hóa tâm sân thì phải thấy rõ sân. Thấy rõ sân thì không phải là cái thấy của lý trí biết mình đang sân vì cái “mình” vẫn còn là cái ta có hiện hữu vi tế trong cái biết. Mà tánh biết sẽ tự thuần túy biết, sẽ tự cảm nhận tự nhiên mà không cần cái ta phải thế này hay phải thế kia. Nhờ vậy mà cảm thông cũng từ tự tánh ứng ra, biết rõ phải hành xử thế nào cũng từ tự tánh ứng ra mà không cần cái ta lập trình thiện hay bất thiện.
Do con đang sống trong hoàn cảnh có nhiều người kì lạ, làm những chuyện trái với điều kiện sống bình thường chứ chưa nói đến đạo hay chân đế. Nhờ vậy con học ra được nhiều bài học mới mẻ. Lúc đầu con tranh luận đúng sai nhưng kết quả không đi về đâu (không giúp được gì cho mình và cho người, cục diện vẫn vậy). Nhờ thấy ra con không còn tranh luận đúng sai nữa nhưng khi mắt thấy, tai nghe, ý biết thì tâm sân liền sinh khởi rồi diệt chứ không tạo tác và tất nhiên là tập khí cứ luân hồi (khởi lại) lúc hữu sự cũng như vô sự. Rõ ràng sân đang giúp tánh biết phát huy và giúp cho tướng biết thanh tịnh trong sáng. Khi thực sự hiểu rõ thì vấn đề vô cùng đơn giản. Với cái sân nơi chính mình thì tánh biết tự thấy, tự cảm thông, tự cảm nhận trọn vẹn mà không có cái ta khởi lên là được. Với cái sân nơi người khác thì tùy trình độ tâm nơi mỗi người. Với người sai mà trong hoàn cảnh thực sự cần thiết và họ có thể hiểu được thì nói với họ với thái độ không sân, chân chính, chia sẻ. Với người quá nặng thành kiến và quá mê mờ thì khi thực sự cần thiết thì chỉ còn cách là làm những việc đáng lý ra họ phải làm với tâm vô ngã tự ứng (chú tâm, thận trọng, quan sát) mà không vì gì cả, cũng không để được gì cả (thuận pháp).
Khi con chia sẻ những dòng này con biết là chi li quá không cần thiết, con cũng biết là khó mà ứng dụng. Mà đúng nhất là mỗi người chỉ cần trở về với chính mình, với chính hoàn cảnh sống của chính mình mà khám phá ra sự thật là được. Vì thấy đúng thì sẽ sống đúng.
Con thành kính tri ân thầy. Con chúc thầy luôn mạnh khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-02-2017

Câu hỏi:

Con chào Thầy, Thầy cho con hỏi khi tưởng khởi lên, mình thấy được thì có nên buông ra không ạ? Vì khi có tâm tham khởi lên, nếu có tưởng thì mình dễ chạy theo nó.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-01-2017

Câu hỏi:

Con chào thầy, thưa thầy cho con xin phép hỏi một việc này.
Con vẫn ham thích chạy theo danh tiếng, thích phô diễn. Mỗi lần con định phô diễn điều gì, con thường khổ não vì cảm thấy không đúng, nhưng nếu không phô diễn thì không thỏa mãn cái tâm tham này.
Như vậy, con cứ dằn vặt, hoặc là thực hiện rồi kiểm điểm, hoặc là chịu đến lúc quên đi tham muốn đó.
Vậy có cách nào để con có thể điều chỉnh tốt hơn, mong thầy chỉ dạy!

Xem Câu Trả Lời »