Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 04-09-2022
Câu hỏi:
Con kính bạch trên Sư Ông,
Con xin phép trình bày đôi điều cảm nhận ạ:
1) Tục Đế: là những gì có thể bị phản biện một cách “có lý”. Ví dụ nguyên lý mà các bậc Giác ngộ khai thị đều là một, tuy nhiên nếu người nghe không đi thẳng vào nguyên lý ấy mà cứ chấp vào ngôn ngữ, câu cú mà vị Giác ngộ sử dụng làm phương tiện chẳng hạn như “theo tôn giáo vs không theo tôn giáo”, “theo Phật vs theo Chúa”, “tiền định vs tự do ý chí”,... thì khi đó mọi lập luận dù hợp lý đến mấy cũng đều có thể bị phản biện bởi một lập luận hợp lý tương đương.
2) Chân Đế: là cái Sự Thật vận hành theo nguyên lý nên con người không thể trốn tránh được và do vậy lại càng không thể tranh luận lại được.
Nguyện Sư Ông trường thọ.
Ngày gửi: 27-04-2022
Câu hỏi:
Kính bạch thầy, xin thầy xem và chỉ dạy dùm con:
Muốn vào bể tánh thanh tịnh:
Nghe thì cứ nghe đừng hiểu
Thấy thì cứ thấy đừng biết
Hãy để nó tự hiểu biết
Kính mong thầy chỉ dạy, con cám ơn thầy.
Ngày gửi: 25-04-2022
Câu hỏi:
Dạ con kính lễ Thầy.
Có lần Thầy dạy con chân đế là sắc pháp, tâm, tâm sở, Niết-bàn. Sắc và Niết bàn thì con hiểu, nhưng con không hiểu tại sao tâm và tâm sở lại là chân đế. Con cứ tưởng tâm là pháp hữu vi, bởi vì do nguyên nhân này, điều kiện kia mà con sinh ra tâm này tâm nọ.
Xin thầy giảng thêm cho con chút nữa ạ.
Ngày gửi: 04-04-2022
Câu hỏi:
Thưa thầy, con xin được hỏi giác ngộ sát-na sinh diệt, trùng trùng duyên khởi trong cuộc sống hàng ngày là chân đế hay tục đế ạ? Con xin cảm ơn thầy!
Ngày gửi: 30-03-2022
Câu hỏi:
Kính Thầy,
Phật dạy nương tựa vào chính mình chứ không nương tựa vào bất kỳ điều gì ở đời. Vậy nghĩa của ngôn từ "phó thác" hoặc "tín thác" làm con vẫn thấy có sự nương tựa ở bên ngoài phải không ạ? Xin Thầy chỉ cho con rõ ạ.
Cảm ơn Thầy.
Ngày gửi: 23-03-2022
Câu hỏi:
Thưa thầy. Giác ngộ thấy rõ đâu là chân đế đâu là tục đế. Không trụ chân đế không bỏ tục đế. Có thể sống trong tục đế mà không hề dính mắc. Con nhớ hôm nọ thầy trả lời một đạo hữu là, tục đế tuy cần cố gắng nhưng không nên quá làm hại thân tâm. Con cũng thấy như vậy. Mà thường khi cố gắng quá con thấy là do có chút dính mắc trong đó rồi. Còn nếu không thì sẽ hoạt động một cách cân bằng phải không thầy?
Ngày gửi: 07-03-2022
Câu hỏi:
Kính thưa thầy,
Khi quan sát thực tại, con nhận ra rằng chân đế thì luôn ở đó, luôn ở thì hiện tại, không phụ thuộc vào bất cứ chủ quan nào. Tục đế là thế giới mà con người biết thông qua khái niệm hóa, mà những khái niệm này vốn dĩ không tồn tại, chưa kể còn bị méo mó bởi vô minh, là cái tham-sân-si của bản ngã. Kể cả khoa học như toán lý hóa, vẫn chỉ là sự mô phỏng, mọi lý tưởng, chủ nghĩa, đạo lý đều là áp đặt. Vì vậy để biết được chân đế chỉ có cách là quan sát thực tại mà không can thiệp, tức là chánh niệm. Qua chánh niệm, biết được chân đế là chánh kiến, rồi từ chánh kiến sẽ có chánh tư duy, rồi chánh ngữ, chánh nghiêp, v.v...
Con nhìn nhận như vậy và lấy đó làm kim chỉ nam cho cuộc sống, thế có đúng không ạ?
Ngày gửi: 29-01-2022
Câu hỏi:
Con xin đảnh lễ Thầy!
Dạ thưa thầy con chưa hiểu lắm buông xả trí tuệ, nếu đã là trí tuệ rồi chỉ là nó thôi, xin sư ông khai thị.
Ngày gửi: 15-01-2022
Câu hỏi:
Kinh thua Thay!
"Noi luc" o trong tuc de co khac voi noi luc o trong Chan de khong Thay?
Con xin cam on Thay!
Ngày gửi: 11-01-2022
Câu hỏi:
Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật!
Con kính chào thầy. Thưa thầy cho con được hỏi, khi con tập Chánh niệm trong lúc ăn. Con cầm muỗng nâng lên niệm “nâng muỗng”, há miệng con cũng niệm “há” và nhai, nuốt con đều niệm “nhai”, “nuốt”. Con quan sát tiến trình ăn của mình và sau 3 ngày nay con không còn nhận thấy lúc ăn mình đang ăn gì nữa, ngon hay dở chỉ thoáng qua thôi ạ. Khi con quên niệm 1 bước nào đó do bị tác động ngoại cảnh, con nhận ra mình quên niệm “há” hay “nhai”, con lại niệm “quên”. Như vậy là con có đang thực hành đúng không ạ thầy?
Con thành kính tri ân thầy ạ!