loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 40 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'đạo & đời'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 05-08-2022

Câu hỏi:

Dạ bạch Thầy!
Cho con hỏi là hiện tại con đang ở giai đoạn nữa đời nữa đạo, khi con nghĩ muốn đi tu thì lại sợ bản thân mình không làm tròn được trên đường đạo, khi ở ngoài đời thì con lại tiếc cho mình là có căn cơ với đạo mà không đi tu, vậy Thầy cho con hỏi là làm sao con mới có thể xác định được con sống ở ngoài đời hay đi tu sẽ tốt hơn ạ? Những tiêu chí nào để con có thể định hướng được tốt nhất với hai con đường này xin Thầy thương tình chỉ bảo ạ?!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-06-2022

Câu hỏi:

Bạch thầy cho con hỏi nếu có quá nhiều sự việc mệt mỏi khiến cho con muốn bỏ đời thì con nên làm gì thầy ạ?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-06-2022

Câu hỏi:

Kính bạch thầy! Con có một khúc mắc trong sự tu tập kính mong thầy chỉ dẫn cho con.
Đó là do con có phần hướng ngoại nhiều, mỗi khi con cố gắng giữ giới hành thiền, nội tâm an được thì ít mà phản tác dụng thì nhiều, thậm chí nhiều khi nhu cầu tính dục còn bộc phát một cách đáng sợ hơn nữa, và do đó trong con phát sinh rất nhiều sự ẩn ức vì cảm thấy mình không xứng đáng. Nhưng nếu con để thân tâm phản ứng tự nhiên và có phần hướng ngoại thì những ẩn ức cũng dần mất đi, nhu cầu tính dục không bị bộc phát nhưng con lại cảm thấy như mình không còn tu tập chánh niệm chút nào nữa.
Vậy thưa thầy con phải làm như thế nào để vẫn sống tự nhiên mà vẫn duy trì được tâm hay biết.
Con xin đảnh lễ và tri ân thầy, mong thầy từ bi chỉ dạy cho con thoát khỏi mê lầm ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-06-2022

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, con thấy mọi nỗi khổ trên đời này đều là do không chắc vào đâu là đúng, tức không có Chánh kiến, như con từ trước tới giờ, gió chiều nào cứ đi theo chiều đó, xô đẩy theo nghiệp lực và tình cảm, trôi lăn mãi không dứt, đến khi khổ quá rồi mới biết lỗi sữa sai mới được chuyển hóa hoàn cảnh, mới biết cảnh sống tốt là như thế nào.
Đường đạo có vẻ đi ngược dòng đời, ngược với tâm chúng sinh. Nhưng nếu sống được đạo rồi thì dòng đời không quan trọng nữa mà tự nhiên cuộc sống lại tốt đẹp hơn còn hơn những gì mình tưởng tượng. Nhưng kêu hướng dẫn người khác, giúp người khác như mình được giúp thật là vô vàn khó khăn. Bởi chỉ tự chuyển hóa nhận thức mình khi mình quyết tâm và hành đúng thôi. Con thấy con không có năng lực giúp, nên thôi im lặng là vàng!
Con xin tri ân thầy, con cám ơn thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-05-2022

Câu hỏi:

Kính bạch Sư Ông. Con là giáo viên. Hiện nay, có rất nhiều đồng nghiệp vì nhiều lý do khác nhau mà họ đánh giá đạo đức và kết quả học tập không đúng với năng lực và đạo đức. Thường nghe các bài pháp thoại của Sư ông, con không còn bực dọc, ghét bỏ mà chỉ thấy hiện tượng đó như nó là. Tuy nhiên, con vẫn đánh giá học đúng thực lực và như vậy con đi ngược cái xu thế ấy nên con như là một người lập dị và rất nhiều đồng nghiệp, lãnh đạo, cha mẹ học sinh không đồng tình. Tuy vậy, con vẫn cứ sống và làm theo cái mà con thấy đúng: sống với sự thật- không bóp méo các thành quả học tập của học sinh. Vì con nghĩ nếu đánh giá sai thực lực thì đã phạm giới nói dối, nói lời 2 lưỡi. Con băn khoăn không rõ là con đã thực hành đúng với tinh thần của đạo chưa. Kính xin Ôn cho con một lời khuyên.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-05-2022

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Khi tiếp xúc với ai đó, con biết rõ họ đúng tốt/sai xấu thế nào, trong tâm con nghĩ do duyên nghiệp của mỗi người kiếp trước nên kiếp này như vậy, đó là bài học của họ và cũng đúng với quy luật vận hành của cuộc sống nên con chỉ nhìn họ như họ là, đây có phải là cách nhìn chân đế không thầy? Còn nếu xét riêng kiếp này, con nghĩ nếu con trải qua những gì họ đã xảy ra từ bé đến giờ, chắc gì con có hành xử tốt hơn họ, ai cũng muốn cho bản thân mình tốt nhưng thứ họ nghĩ tốt cho họ và thứ thật sự tốt cho họ là khác nhau, họ nghĩ nó đúng vì nó đúng với nhận thức, hiểu biết hiện tại của họ nên con thấy thương và cũng chỉ nhìn họ như họ là (trừ những trường hợp gây ảnh hưởng tính mạng hay cộng đồng thì sẽ lên tiếng và có biện pháp mạnh hơn). Đây có phải là cách nhìn của tục đế không thầy? Nếu con cảm thấy họ có thể hiểu được điều con nói, con sẽ khuyên vì con biết ai cũng có đức tính tốt tiềm ẩn, còn không đủ duyên thì con để họ như vậy, bản thân mình cứ sống tốt cho bản thân trước. Hồi trước, con cứ nghĩ khiêm tốn là đức tính tốt nên đôi khi con biết con hơn ai điểm gì đó nhưng con vẫn giả vờ nói không để thể hiện mình khiêm tốn nhưng sau này, con thấy mình thật nhỏ bé giữa vũ trụ và ai cũng có điểm tốt hơn mình để học hỏi nên tự nhiên con khiêm tốn, có phải khiêm tốn lúc đầu của con là lý trí, khiêm tốn lúc sau là do tánh biết không thầy? Có một điều con thắc mắc nữa là phương Tây thường hay có các diễn giả truyền cảm hứng, con người khi có động lực để thúc đẩy tới phía trước cũng là một điều tốt, có người động lực là niềm vui, sự hân hoan, có người là mục tiêu, con không rõ điều này có gì không đúng với đạo không thầy (nếu vẫn biết rõ mình)? Con cảm thấy có chút mơ hồ nên hỏi thầy khá nhiều mong thầy thông cảm và cho con lời khuyên. Con xin tri ân thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-05-2022

Câu hỏi:

Thưa thầy, người sống tốt ở đời chưa chắc đúng với đạo nhưng người sống đúng với đạo chắc chắn sống tốt ở đời, vậy thầy có thể chỉ rõ giúp con sự khác nhau giữa đời và đạo không ạ?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-05-2022

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy
Nhân có bạn hỏi về cách ứng xử trong giữ giới hay chấp giới uống rượu. Con cũng vậy thưa Thầy. Để không tạo khoảng cách xa lánh Đạo - Đời con cũng không từ chối lời mời nhưng cũng không uống nhiều mà ngược lại con còn lấy bia của con rót hết cho họ. Dần dàn chẳng ai muốn nhậu nữa. Vì thực ra người đời chỉ uống vì hơn nhau chén chú chén anh, còn một mình thì ít ai tự uống rượu, trừ kẻ nghiện ra. Vì vậy muốn họ ngưng uống thì triệt tiêu động lực của họ. Tuy không tránh khỏi tiệc phải có rượu, bia cũng làm suy giảm lòng hơn thua và uống ít hơn.
Con xin tạ ân Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-05-2022

Câu hỏi:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Dạ con xin kính chào Thầy! Dạ con hôm nay giữ giới không uống rượu cũng đã được hơn 1 năm. Con cảm thấy giữ giới cuộc sống tốt hơn, nhưng bạn bè và gia đình con thì càng ngày càng xa lánh. Dạ thưa Thầy cho con được biết, con đang giữ giới hay là con đang chấp giới ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-04-2022

Câu hỏi:

Kính thưa thầy!
Từ xưa tới nay, xã hội rất đề cao chữ Đức trong cuộc sống, trong sinh mệnh như Đức năng thắng Số hay nhất Đức nhì Mệnh ba Phong thuỷ...
Con tìm hiểu thì thấy có định nghĩa trên Wiki như thế này ạ!

Đạo đức theo Kinh Dịch
Đạo (道) theo quan niệm của người xưa là con đường, là năng lực phổ biến điều hành mọi sự, mọi sự vận động và biến hóa không ngừng của vạn vật và sự việc quanh ta. Đạo trong Kinh Dịch đặt trên nền tảng thiên kinh địa nghĩa: trật tự xã hội phản ánh trật tự vũ trụ. Không có một đấng tối cao nào có thể tùy tiện ban phúc giáng họa mà chỉ còn các nguyên lý vô ngã Âm Dương, ngã 我 = tôi, vô ngã = không có cái tôi, mà theo ngôn ngữ hiện đại được hiểu là quy luật khách quan. Nói một cách khác theo ngôn ngữ của chúng ta ngày nay thì Đạo là quy luật xảy ra xung quanh ta không tùy thuộc vào ý nguyện cá nhân của bất cứ ai.
Đức 德 là hiểu Đạo. Đức là mức độ tập trung của Đạo ở một con người. Nói theo ngôn từ ngày nay Đức là trình độ năng lực nắm vững và vận dụng quy luật. Trình độ cao bao nhiêu thì Đức dày bấy nhiêu.
Thánh nhân là người có Đức. Theo cách hiểu ngày nay thánh nhân đơn giản chỉ là "người có trình độ" nắm vững được sự vận động khách quan của quy luật, kể cả quy luật tự nhiên lẫn quy luật xã hội.
Một khái niệm khác về Đạo Đức là Đức Hạnh.
quẻ Bát Thuần Khảm - Lời tượng viết: nước chảy không ngừng là hình tượng của quẻ tập Khảm. Người quân tử lấy việc rèn luyện năng lực thực hiện làm trọng.
Tượng Viết: Thủy tấn chí, tập khảm, quân tử dĩ thường đức hạnh, tập giáo sự. 象曰: 水洊至, 習坎, 君子以常德行, 習教事.
Hành 行- Một âm là hạnh - đức hạnh.
Như ở trên đã trình bày, năng lực là đức 德, khi thi hành gọi là hạnh 行. Chữ hạnh 行 này cùng một chữ với hành của hành động 行動.

Như vậy, Đạo có thể là Tánh biết, Đức chính là Hành vi và Nhận thức. Một người sống với tâm trong sáng chính là người Sống có Đạo đức!

Xin thầy chỉ bảo! Con cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »