Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 19-07-2022
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, con xin hỏi trong Phật giáo có khái niệm nào tương ứng với "năng lượng" trong Vật lý không ạ? Định luật bảo toàn năng lượng có phải là một loại thường kiến không ạ?
Con kính tri ân Thầy và kính chúc Thầy sức khoẻ.
Ngày gửi: 18-05-2022
Câu hỏi:
Con kính bạch trên Sư Ông,
Con thấy có một câu nói thường được lặp lại là: "Chỉ có một điều duy nhất không biến đổi, đó chính là sự biến đổi". Dường như nếu hiểu đúng cái "không biến đổi" và "biến đổi" như trong câu này thì cũng sẽ hiểu đúng khái niệm "vô sanh bất diệt" mà không sa vào thường kiến luận, có phải không ạ?
Chúc Sư Ông mạnh khỏe an vui!
Ngày gửi: 22-12-2021
Câu hỏi:
Thưa Thầy cho con hỏi: có Thầy giảng, nhân quả 1 đời là nhân quả của ngoại đạo, đối với Phật giáo thì nhân quả ít nhất phải 3 đời. Con nhờ Thầy giúp cái nghĩa của 3 đời hoặc Thầy có ý gì khác, giúp con hiểu điều này. Con cảm ơn Thầy, con sinh ra ở Huế và sống tại Lâm đồng!
Ngày gửi: 05-11-2020
Câu hỏi:
Thế giới ngày nay đang đối diện một sự khủng hoảng trên bình diện của cuộc sống: Lý tưởng sống, tâm lý, môi trường sống... theo đạo Phật, mọi sự khủng hoảng này bắt nguồn từ lòng tham ái vô độ của con người. Vậy cho con hỏi lời dạy của đức Phật như thế nào trong hoàn cảnh này?
Ngày gửi: 27-10-2020
Câu hỏi:
Dạ sư cho con hỏi: Phật nói nghĩ tự mình làm mình khổ là thường kiến, còn nghĩ người khác làm mình khổ là đoạn kiến. Con không hiểu lắm ạ, mong sư từ bi khai thị giúp con. Con cảm ơn sư.
Ngày gửi: 28-03-2020
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, cho con xin hỏi hai câu:
- Tánh Biết vốn không sanh không diệt, như vậy có bị chấp vào thường kiến không?
- Tánh, tướng, thể, dụng con hiểu mập mờ lắm, xin Thầy từ bi chỉ dạy con được hiểu. Con thành kính tri ân Thầy!
Ngày gửi: 15-06-2019
Câu hỏi:
Xin Sư hoan hỷ khai thị giúp con vấn đề tái sinh và luân hồi sinh tử. Con có nghe Sư giảng trên mạng và hiểu rằng tái sinh là pháp hữu vi, là pháp tự nhiên, còn luân hồi sinh tử là muốn nói về mặt tâm lý. Và Sư cũng nói rằng người đã giác ngộ thì cần phải tái sinh để giúp ích cho đời. Người chưa giác ngộ thì cần phải tái sinh để học ra bài học. Như vậy, con có thể hiểu Phật Thích-ca Mâu-ni (đã giác ngộ) đã nhập Niết-bàn rồi nhưng vẫn đang tái sinh ở đâu đó (có thể trên địa cầu này) để giáo hóa chúng sinh không Thầy?
Con thành kính tri ân Thầy!
Ngày gửi: 18-05-2019
Câu hỏi:
Thưa thầy, mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ này vốn vô thường vô ngã, không có tự tính. Thân, tâm của con người do duyên sinh và cũng do duyên mà diệt. Con người là tập hợp của năm uẩn biến đổi liên tục theo từng sát na, vậy tỉnh thức là cái gì tỉnh thức? Phải có một cái tự tính nào đó vô minh và cái tự tính đó sẽ tỉnh thức? Và cái tự tính đó không phụ thuộc vào duyên khởi? Như vậy tồn tại một cái gì đó trường tồn và bất biến? Nếu nghĩ như vậy thì nó bị rơi vào thường kiến mất rồi. Con xin thầy giúp con hiểu rõ ạ.
Ngày gửi: 08-01-2019
Câu hỏi:
Con xin hỏi Thầy là:
Làm sao con có thể giúp được bố vợ con không còn tà kiến hoặc bớt đi tà kiến?
Tới khi con được đọc "Hiện Tại Hiện Tiền" mà con nhớ như in là: Thấy cái Thực là xong, là điều mà Phật thấy xong rồi, và Phật chỉ lại cho con và mọi người cùng thấy.
Còn hiểu nhiều hết giáo lý phật giáo, mà không thấy cái Thực thì được cái lý con người, chứ không phải là lý Phật.
Đây là điểm con muốn nói với bố vợ. Bố vợ con ngồi thiền 4 tiếng 1 ngày, ăn chay và đọc thuộc lòng kinh sách, mà con nói Chỉ cần thấy ra cái Thực thì bố vợ lấy sách ra định nghĩa Cái Thực nó là gì.
Và bố vợ ngồi thiền gì đâu mà chẳng có định lực là bao nhiêu, vì khi tiếp xúc với chỗ đông người thì bố vợ mệt, vì bố vợ quen ngồi ở nơi yên tĩnh và ít tiếp xúc.
Con học được rằng bản chất của bố vợ vốn là cái Thực nhưng lại đi tìm cầu cái giả.
Xin thầy chỉ dạy cho con có cách nào để giúp bố vợ con không? Hay là cứ để cho bố vợ con tiếp tục sống trong tà kiến, nhưng cứ nghĩ là chánh kiến?
Con cảm ơn Thầy.
Ngày gửi: 08-01-2019
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy!
Con có cảm nhận lờ mờ rằng: Tâm tự tạo ra tà kiến và tự nó trói buộc trong tà kiến của chính nó. Khổ đau phát sinh ngay tại đó mà giải thoát cũng ở ngay tại đó. Tà kiến sinh khổ còn chánh kiến tự nó đã giải thoát. Theo con hiểu chánh kiến là pháp tự biểu hiện như chính nó chứ không theo cái nhìn chủ quan hời hợt bề ngoài theo kiểu "cho là" "nghĩ là" của niệm vô minh. Con rất biết ơn Thầy đã chỉ dạy cũng đồng thời cần trải nghiệm, chiêm nghiệm từ cuộc sống để thấy ra, thoát ra các tà kiến do niệm vô minh dựng lên. Con hiểu không có tà kiến nào cả thì chẳng lấy gì để trói buộc, không tạo khuôn định cho pháp thì tự do tự đến (sẵn đó) phải không ạ?
Con thành kính tri ân Thầy! Kính chúc Thầy luôn mạnh khỏe để chúng con được nương nhờ vào Chánh Pháp mà Thầy đã truyền tải (có lẽ cơ hội rất hiếm có hiếm gặp ạ) để quay về tâm trong sáng ở mỗi người!