loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 35 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'ngôn từ & vô ngôn'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 07-01-2014

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, <p>
1/ Xin thầy chỉ cho con lúc nào nên nói, và lúc nào nên im lặng? <p>
2/ Về tứ niệm xứ, con được biết là quán "thân, thọ, tâm, pháp", nhưng con chỉ nghe, biết bấy nhiêu thôi, con chưa được biết chi tiết từng phần. Thầy có thể giới thiệu cho con bài giảng nào của thầy có giảng về phần này, hoặc sách để con hiểu rõ hơn không ạ? <p>
Con cám ơn thầy. Chúc thầy sức khỏe.<p>

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-12-2013

Câu hỏi:

Dạ thưa thầy, đọc câu hỏi một bạn gửi ngày 6/12/2013, hỏi về "Thọ Tưởng hành thức, thập nhị nhân duyên, danh sắc..." con thấy bạn này sao giống mình trước đây quá! Trước đây con cũng rất đau khổ khi tìm hiểu về ý nghĩa của những khái niệm này và những khái niệm đại loại như thế! Rồi tự cho mình một cách hiểu và thấy cái này sao mâu thuẫn với cái kia... rối rắm, buồn chán vô cùng! Con nghĩ sao người ta không xuất bản một từ điển Phật học để người học dễ dàng tra cứu khái niệm! Con cho rằng phải tìm hiểu hết, giải thích hết được thì mới siêu việt, mới đạt được trí tuệ! Nhưng bây giờ con đã biết đó chính là "cái ta lý trí"! Cái bản ngã tham lam muốn giải thích, muốn thỏa mãn trí tò mò! "Làm chủ" được "cái ta lý trí" này thì sẽ rất hạnh phúc vì không còn bị nó dẫn dắt nữa, khi cần thì có nó, lúc trở về nó tự dẹp qua một bên! <p>

Về từ điển Phật học, con nghĩ sẽ chẳng có được, vì không thể chính xác ý muốn nói trong từng trường hợp! Ngôn từ làm phương tiện thật là khó! Ví như từ "Pháp", bản thân nó đã có quá nhiều khái niệm làm rối người muốn tìm hiểu, khi không hiểu ý đồ người truyền đạt! <p>

Con nghĩ Đức Thế Tôn phân tích ra "Thọ, tưởng, hành, thức, danh sắc..." trong các kinh như bạn trên đã nêu là để dạy cho một vài đệ tử đã đủ "Hậu đắc trí"! Còn nếu mình cố mà giải thích bằng "lý trí" thì chỉ thêm "sở tri"! Có thể qua trải nghiệm, một lúc nào đó mình sẽ tự nhiên ngộ ra rõ ràng những điều này! <p>

Con nhớ trước đây con có đọc một câu chuyện đại ý là: Một người khăng khăng đòi Phật phải giải thích sự hình thành của vũ trụ, nếu không thì ông ta không theo tu với Phật nữa. Phật nói chỉ giúp cho ông ta thoát khổ, ông ta muốn biết điều đó để làm gì, và những gì Phật đã dạy so với cái biết của Người thì như một nắm lá với rừng xanh! Hồi đó con chỉ nghĩ Phật trả lời như thế là khôn khéo! Bây giờ con đã hiểu một cách mới mẻ và biết ơn! <p>
Cảm ơn Thầy nghe con tâm sự. Có gì không đúng mong Thầy chỉ dạy. Con chúc Thầy luôn mạnh khỏe!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-10-2013

Câu hỏi:

Kính thưa thầy! <p>
Quan sát tâm, con thấy khi có một ý nghĩ khởi lên thì đều có ngôn từ kèm theo. Vậy vai trò của ngôn từ như thế nào trong việc tạo ra khái niệm và bản ngã. Mong thầy giải thích giùm con. Con chúc thầy nhiều sức khỏe. Con xin cảm ơn.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-08-2012

Câu hỏi:

Thưa Thầy,<p>
Con mới đọc câu hỏi về các thuật ngữ dịch ra tiếng Anh. Con xin góp ý như sau: <p>
Phật giáo đã gây chú ý ở các nước Âu Mỹ. Gần đây nhất là Phật giáo Tây Tạng. Xa hơn 1 chút thì Thiền Zen và thiền Vipassanà. Những thuật ngữ Phật học được dịch ra tiếng Anh cũng đã ít nhiều gây ra những ấn tượng không chính xác trong đầu các độc giả. Khi nghe đến từ "mindfullness" chẳng hạn, tùy theo hành trang kiến thức của mỗi người mà họ sẽ liên tưởng khác, hiểu nghĩa khác nhau.<p>
Nếu muốn dịch sách Thầy, có lẽ chúng ta nên giữ từ Pali rồi định nghĩa như Thầy đã ví dụ, mỗi khi gặp "Tinh tấn, Chánh niệm, Tỉnh giác". Sẽ vừa ngắn hơn và ít bị nhiễm bởi những quan niệm cá nhân của độc giả hơn.<p>
Có lẽ vì thế mà để tránh những hiểu lầm do liên tưởng của kiến thức cá nhân, Krishnamurti đã phải nói nghĩa ra nhiều hơn là cô đọng lại trong những thuật ngữ chuyên môn như Kinh điển Trung Hoa thường làm. Giải nghĩa ra như Thầy trả lời câu hỏi sẽ giúp các độc giả khỏi đoán, khỏi tra tự điển mà nghĩa tự hiển lộ ra trước mắt, muốn hiểu khác cũng khó. "Giản dị mới uyên thâm" là vậy. <p>
Xin góp ý với các bạn như vậy. Con chào Thầy.<p>

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-05-2012

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy cho con hỏi, việc nhớ các từ Pali được Thầy ghi chú bên cạnh (ví dụ như: chánh niệm - samma sati; tâm buông xả - upekkha) có ý nghĩ như thế nào cho việc tu tập? Việc nhớ các từ Pali này có là cần thiết không ạ? Và nếu con không học, không nhớ được thì có ảnh hưởng như thế nào? Con có thể bỏ qua hoàn toàn những từ này và chỉ hoàn toàn chú tâm vào hiểu, nhớ những từ tương ứng tiếng Việt thôi được không ạ? <p>
Con xin cám ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »