loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1179 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'nguyên lý tu tập'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 25-10-2019

Câu hỏi:

Kính thưa sư ông! Đức Phật có dạy: "Ta chỉ là người chỉ đường, đi hay không là việc của các ngươi". Nghĩa là đức Phật không ép buộc ai phải tu theo ngài cả phải không sư ông? Nhưng sao con lại ép mình phải tu thật tinh tấn, phải hiểu đạo 100%, phải hành thiền, phải giữ giới phải thế này thế kia... Con đang chạy theo thiên hạ và tu theo phong trào phải không thưa sư ông? Nên con hy vọng sư ông cho con một hướng đi đúng đắn. Tri ân sư ông!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-10-2019

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy!
Thưa thầy, con là một thanh niên 29 tuổi nhưng lại thường xuyên mất ngủ khoảng 5 năm gần đây và hiện tại có dấu hiệu trầm cảm nặng. Khi con nghe được những bài pháp thoại của thầy tâm con rất hoan hỉ và cởi bỏ được nhiều khúc mắc bấy lâu, tuy nhiên con vẫn còn rất khó ngủ và có điều này chưa rõ con muốn được thầy chỉ rõ thêm: con có học về khí công Phật Quang để chữa bệnh và nguyên lý của khí công là có sử dụng ý để cưỡng chế hơi thở của mình, ví dụ có bài tập cố gắng cho thời gian giữ hơi thở lại gấp 3 lần thời gian hít vào và thời gian thở ra gấp 5 lần thời gian hít vào. Mà khi con nghe thầy giảng thầy thường nói cứ để mọi thứ diễn ra tự nhiên, chỉ thận trọng chú tâm quan sát. Vậy khí công có trái với pháp và con có nên tập khí công tiếp không thưa thầy. Kính mong thầy từ bi dạy bảo. Con cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-10-2019

Câu hỏi:

Thưa Thầy!
Sự hy sinh, sự tận tụy cho đời là đức tính tốt mà người phật tử nên có. Nhưng sự hy sinh, sự tận tụy nhiều bao nhiêu thì sự tổn thương cũng nhiều bấy nhiêu. Sự tổn thương cũng có cái lợi là giúp mình bớt ái nhưng khi quá tải thì phải làm thế nào để vượt lên nó ạ?
Kính xin Thầy hoan hỉ chỉ dạy!
Con thành kính cảm ơn Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-10-2019

Câu hỏi:

Thầy ơi,
Hôm nay con mới viết thư cho Thầy. Thực ra là hôm nay tâm trạng con không tốt. Con đang có nhiều điều suy nghĩ về bản thân, về cuộc sống và về con đường con đang đi.
Hình như con đã sống trong vùng an toàn quá lâu, con thấy mình lười thật, sức ì ngày càng lớn. Con đã có ý muốn thay đổi bản thân, thay đổi công viêc và bắt đầu bằng việc học tập, như học Tiếng Anh. Con biết, muốn học tốt TA (giao tiếp tốt) thì còn cần phải chủ động ra bên ngoài gặp gỡ nói chuyện với người nước ngoài. Bạn con có ý bảo con kết bạn với người nước ngoài vừa làm bạn, vừa có thể giao tiếp TA nhưng quả thật con ngại. Vì cuộc sống của con bao lâu nay chỉ quanh quẩn với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Con rất ngại và không thích kết giao nhiều với người lạ. Con biết ngay chính bản thân con không muốn kết giao mở rộng các mối quan hệ xung quanh. Con nghĩ cái gì đến sẽ đến, người mình cần gặp sẽ tự đến, con không chủ động đến với ai cả. Ngay cả việc kết giao với người khác đều là do mình có mục đích và ý đồ sẵn. Đó không phải tự nhiên. Vì vậy, đến giờ mong muốn cải thiện kỹ năng giao tiếp TA của con vẫn chưa cải thiện được. Và cả trong công việc cũng vậy. Công việc của con hiện giờ, gọi là có thu nhập vừa đủ, không quá áp lực và có nhiều thời gian để dành cho bản thân và gia đình. Mấy năm qua con hài lòng với cuộc sống như vậy. Ngoài công việc hàng ngày, con dành thời gian tâp thể thao, đi chơi, đọc sách và nghe pháp thoại của Thầy. Con không có nhiều tham vọng về địa vị, tiền bạc hay giàu có. Con nghĩ, nếu con cứ cố gắng kiếm nhiều tiền thì con phải hy sinh những thứ khác. Con vẫn luôn quan sát bản thân, xem xét mong muốn của mình. Và con chọn cuộc sống bình thường như hiện giờ. Nhưng giờ nhìn lại bản thân, nhìn cuộc sống cứ thay đổi không ngừng, con giật mình suy nghĩ: chấp nhận cuộc sống như vậy mãi có ổn không? Nếu như có rủi ro hay biến cố xảy ra, liệu con sẽ như thế nào? Gia đình sẽ như thế nào? Con đang hoang mang lo lắng về con đường con đang đi. Con kính xin Thầy cho con lời khuyên. Con cảm ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-10-2019

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, tu là sửa hay là thấy ra?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-10-2019

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Con là Phật tử tu theo Bắc tông đã được 10 năm. Các thầy bên Bắc tông thường nói tu theo nhị thừa vẫn còn kẹt do chán sinh tử cầu Niết-bàn và không có hạnh nguyện rộng lớn để độ chúng sinh mà chỉ muốn nhập Niết-bàn (các thầy thường ví dụ câu: Ta sinh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa để chứng minh các bậc A-la-hán không muốn tái sinh để độ chúng sinh như Bồ tát). Trước đây con tin tưởng hoàn toàn và không có nghi ngờ gì, luôn cho rằng pháp tu của mình là cao nhất, tốt nhất.
Tuy nhiên từ khi được đọc sách của Thầy, nghe pháp của Thầy và được gặp Thầy, con mới thấy hóa ra thực tế không phải như thế. Thầy đã tháo gỡ cho con rất nhiều vướng mắc trên đường tu mà trước giờ con cứ luẩn quẩn hoài không thoát ra được. Trước con luôn mong cầu được giác ngộ nên cố gắng giữ cho tâm vô niệm để mong chờ một ngày nào đó phát sinh trí tuệ. Nhưng tâm con lại không tĩnh lặng được nên sinh phiền não, tức là ngoài cái phiền não thông thường còn thêm một lớp phiền não nữa do muốn an mà chẳng được an. Rồi một lần khi đọc bài giảng của Thầy về Tứ Diệu Đế (trước đây con vẫn cho là pháp tiểu thừa), con chợt nhận ra khi đi biết mình đang đi, ngay đó biết luôn mà không cần đợi ngày mai ngày kia mới biết, sao lại còn mong cầu gì ở tương lai nữa. Con cũng hiểu ra thế nào là vô vi vô tác (trước con được nghe giảng vô là không, vi là làm, vô vi là không làm nên còn khá mơ hồ). Vô vi vô tác là làm gì thấy gì nghe gì thì ngay đó liền biết, không cần cố gắng dụng công gì, không phải tập trung cao độ mới biết mình đang nóng hay lạnh. Con thấy ra được những sai lầm trong việc tu của mình, vì mong cầu sự giác ngộ trong tương lai mà bỏ qua thực tại hiện tiền, tâm luôn phản kháng với những điều bất như ý (muốn định nhưng lại vọng tưởng, mặc dù giờ con vẫn còn cái tâm phản kháng do thói quen từ trước đã ăn sâu nên không thể ngày một ngày hai hết ngay được).
Con không hiểu tại sao trong Phật giáo các thầy lại phân biệt pháp môn cao và thấp. Theo con thì pháp vốn chẳng có cao hay thấp, pháp dựng lập qua ngôn ngữ, mà ngôn ngữ thì không phải cứu kính. Sự cao hay thấp có chăng là mức độ nhận ra sự thật ở mỗi người. Nếu một người ngay một câu nói đơn giản đời thường mà giác ngộ hoàn toàn thì đó là pháp "cao", còn nếu người đó tu theo pháp môn "cao" mà vẫn không giác ngộ lại mắc kẹt trong đó thì "cao" lại thành "thấp". Vì vậy quan trọng là người đó phù hợp với pháp môn nào, pháp môn nào giúp người đó nhận ra sự thật chứ không phải có pháp môn "cao" giúp người triệt ngộ, pháp môn "thấp" khiến người bị kẹt.
Thư con trình bày hơi dài, mong Thầy từ bi hoan hỷ chỉ cho con những điều con hiểu chưa đúng.
Con xin thành kính tri ân công đức Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-10-2019

Câu hỏi:

Thưa Thầy, hôm nay con hình dung việc mình lái xe sử dụng Google Maps tương tự như lời dạy của Thầy hay Kinh Điển giống như tấm bản đồ qua đó con thấy như thế nào: Những tình huống trên con đường như đèn xanh đèn đỏ, có người đi ngược chiều hướng về xe mình, người tạt đầu xe mình, tắc đường, chưa kể nhìn vào Google maps mà mình còn đi quá đường con thấy giống như người nghe lời Thầy dạy hoặc đọc Kinh mà lại hiểu sai lệch... những tình huống trên đường đó giống như những tình huống bất ngờ trong cuộc đời của mỗi người vậy, để vượt qua đến được đích thực sự cần những yếu tố sáng suốt, định tĩnh, thận trọng, chú tâm,.v.v....
Con trình Pháp có gì còn thiếu sót xin Thầy chỉnh sửa giúp con ạ. Con xin đảnh lễ Thầy quý kính.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-10-2019

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy! Ngày xưa anh Tâm Đức của con có dạy con 1 điều: "Em hãy mặc chiếc áo mà em đang có, em hãy xài đồng tiền mà em làm ra, tuyệt đối không mượn hoa cúng Phật, vì hoa đó không phải là của em, chiếc áo có đẹp bao nhiêu đi nữa thì cũng là chiếc áo đi mượn của người khác". Ngày đó con chưa hiểu, nhưng hôm nay, nhờ ân đức của Thầy khai thị, con đã thấy ra rồi. Đó chỉ là ảo vọng của lý trí, lý trí càng cao, vay mượn càng nhiều. Cái thấy của con như vậy có đúng không bạch Thầy? Con xin Thầy khai mở thêm cho con.
Kính Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-10-2019

Câu hỏi:

Thưa Thầy,

Con đang phân vân trên con đường tu của mình.
Trước đây con có nhiều điều kiện thời gian để gieo những tư tưởng thiện vào tâm nhờ vào ngồi thiền, như lý tác ý, chế ngự, nghe pháp đọc kinh. Vì vậy những suy nghĩ khởi lên đa số là thiện làm tinh thần sảng khoái, sáng suốt.

Nhưng sau một thời gian con suy nghĩ rằng cũng không cần gieo ý tưởng thiện, ngồi thiền… mà ý tưởng nào khởi lên thì mình chỉ quan sát, thấy ra hai mặt thiện ác, lợi hại của các pháp. Tu tập theo cách này con hiểu tâm mình nhiều hơn, hiểu những ác pháp trong tâm mình vẫn còn nhiều, đồng cảm với người khác nhiều hơn rằng họ rất khó để kiểm soát tâm mình. Vì không có sự chế ngự mà để các pháp diễn ra tự nhiên nên những suy nghĩ tiêu cực cũng dễ khởi lên. Và thỉnh thoảng thì con tách ra được đó chỉ là những suy nghĩ không phải của ta, ta là sự quan sát chúng diễn ra như thế nào. Nhưng có những lúc con bị nó cuốn đi, trôi lăn, thất niệm, cơ thể mệt mỏi, tinh thần không sảng khoái, giải đãi…

Nhờ Thầy cho con lời khuyên trong giai đoạn này.
Con cảm ơn Thầy nhiều.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-10-2019

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy!
Con có một việc ko rõ về trọn vẹn tỉnh thức với thực tại thân thọ tâm pháp nhờ thầy chỉ dạy cho con, con sợ sai 1 li đi 1 dặm.
Trong khi hữu sự thì như thầy dạy là: Thận trọng chú tâm quan sát thì con hiểu và hành được.
Nhưng trong vô sự thầy dạy: Trở về trọn vẹn tỉnh thức với thực tại thì con hiểu còn mơ hồ. Con hiểu như sau: Ví dụ khi ngồi thiền thấy tâm buông lung biết tâm buông lung, thấy tâm ko tĩnh lặng biết tâm đang ko tĩnh lặng... còn trong cuộc sống suy nghĩ về việc gì biết mình đang suy nghĩ về việc đó... con chỉ hiểu được như vậy, còn trở về với thực tại thế nào, trọn vẹn tỉnh thức như thế nào con ko hiểu. Nếu được thầy cho con một ví dụ cụ thể về trở về trọn vẹn tỉnh thức khi vô sự để con hiểu rõ hơn ạ. Căn cơ con còn thấp nên làm phiền thầy những việc ko đâu, con mong thầy hoan hỷ từ bi khai thị cho con ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »