loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 32 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'Niệm thọ'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 20-01-2016

Câu hỏi:

Kính bạch thầy, con xin thầy giảng cho điều thắc mắc sau. <p>
1/Khi hành thiền con có nên phân biệt đây là niệm thân, đây là niệm thọ, niệm tâm hay là niệm pháp không? <p>
2/Con chưa hiểu rõ "trọn vẹn" là thế nào vì khi con thở con cũng biết con đang thấy, đang nghe như vậy con có sai không? <p>
Con xin cảm ơn và kính chúc sức khỏe thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-09-2015

Câu hỏi:

Thưa thầy, khi gặp chuyện đau khổ, con hành thiền, thận trọng chú tâm quan sát, liền thấy trong tâm thanh tịnh, không còn bị cuốn theo những ảo tưởng vẽ vời nữa. Nhưng trong tim con vẫn còn đau, con cũng không muốn cảm giác đau đó mất đi, mà vẫn tiếp tục quan sát nó. Thưa Thầy cho con hỏi, liệu con hành thiền như vậy đã đúng chưa, hay khi con hành thiền đúng thì cả ý nghĩ lẫn cảm giác đau khổ đó đều mất thì mới đúng? Con cảm ơn thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-06-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Con có 2 câu hỏi, xin Thầy giúp con. <p>
1/ Quý sư dạy tứ niệm xứ là quán thân thọ tâm pháp. <p>
Khi con ăn cơm, con thấy miệng con nhai, đó là con niệm thân; nếu con thấy ngon, đó là con đang niệm thọ; và con muốn ăn thêm, đó là con niệm tâm (tham). Nếu con ăn nhằm ớt quá cay, thì con niệm thọ cay, và con thấy bực mình tức là con niệm tâm (sân). Con phân tích như vậy có đúng không? <p>
Còn niệm pháp là cái gì tiếp theo, con không biết, xin thầy giúp con một ví dụ. <p>

2/ Hôm trước con hỏi thầy tâm xả là gì, Thầy trả lời rằng xả là không chấp, con lại càng mù tịt hơn. <p>
Trong câu chuyện ông Sư nhận đứa con từ một cô gái chửa hoang, ông chỉ nói "thế à", rồi sau đó họ đến xin lỗi ổng cũng chỉ nói "thế à?", như vậy có phải là tâm xả không? <p>
Tâm xả có phải là chỉ quan sát mà không phản ứng, không đòi hỏi phải thế này thế nọ phải không thưa Thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-06-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, sau những trải nghiệm con đã trình với Thầy lúc chiều, tối nay con tiếp tục ngồi buông xả. Con thấy rất rõ Danh pháp và Sắc pháp. Con thấy rất rõ về cái đau từ sắc pháp (thân thức đau), cái đau hiện lên rất rõ ràng. Khi cái đau khởi lên thì con thấy tâm con hoàn toàn rỗng lặng (tâm trở nên bình thản vô cùng). Con rất vui khi nhìn thấy được pháp này, niềm vui làm con tối nay không ngủ mà chỉ cảm nhận niềm vui của tâm một cách lạ thường.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-01-2015

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy, <p>

Con năm nay 35 tuổi, đã có vợ nhưng con có một vấn đề với bản thân là nhiều khi con không làm chủ được cảm xúc tình dục của mình. Vấn đề này đã chi phối con trong một thời gian dài và nó đã làm ảnh hưởng đến sức khỏe và trí tuệ của con. <p>
Con đã tìm đến Đạo Phật như một cứu cánh cho mình (vì con thấy các Quý Thầy có thể sống một cách thong dong tự tại giữa cuộc đời này thì ắt hẳn có một phương pháp nào đó để làm chủ hoàn toàn được cảm xúc của mình, trong đó có cả cảm xúc tình dục!). Và bây giờ con cảm thấy rất may mắn là sau hơn 10 năm tìm học Phật pháp thì nay con đã gặp được Pháp của Thầy chỉ dạy. (đến với Đạo Phật đã giúp ích cho cuộc sống của con rất nhiều nhưng vấn đề làm chủ cảm xúc tình dục thì con chưa thể hóa giải nó). <p>

Một tháng nay từ khi con biết đến trang web trutamhotong.org của Thầy, con đã cố gắng nghe đi nghe lại tất cả các bài giảng của Thầy và cố gắng hiểu và thực hành theo Pháp của Thầy, con thấy vấn đề (làm chủ cảm xúc tình dục của mình) phần nào được hóa giải, con dần thấy rõ bản chất của nó. Con thấy rõ cảm xúc đó khởi lên rồi mất đi chứ nó không lôi cuốn mạnh mẽ như trước nữa. Nhưng con vẫn không chắc là sau này nó có quay lại làm chủ con không? <p>

Trong cuốn sách “ Thiền Phật Giáo- Nguyên Thủy và Phát Triển” của Thầy ở phần: II.5) TÁNH (carita) CỦA HÀNH GIẢ VỚI CÁC NIỆM XỨ ở mục 2) Thầy có viết: <p>
………
"2) Hành giả tánh tham ái có trí tuệ mạnh nên hành thọ niệm xứ để dễ trừ tham ái do thấy thực tánh khổ của thọ. Thọ hay cảm giác là đối tượng vi tế đối với một lòng tham ái cao, vì vậy cần một trí tuệ sâu sắc hơn mới có thể thấy được. Ví dụ một người ghiền ma túy đã đẩy lòng tham ái của mình lên cao cùng với sự dính mắc vào những cảm giác giác quan (thọ). Nếu người đó có trí thì nên lấy chính cảm giác ấy làm đối tượng để chú tâm quan sát. Khi lắng nghe trung thực cảm giác đang hiện khởi người đó sẽ thấy ra bản chất thật của cảm thọ và nhờ đó lòng tham ái được hóa giải. Nhiều trại cai ma túy trên thế giới đã ứng dụng thành công phương án này." <P>
Thầy cho con hỏi là: <p>
1) Cảm xúc tình dục và cảm xúc nghiện thuốc phiện về bản chất có giống nhau không? Và vấn đề của con thì thực hành theo phương pháp này nó có giúp con làm chủ hoàn toàn được cảm xúc tình dục của mình không? <p>
2) Hành giả tánh tham ái có trí tuệ mạnh và Hành giả tánh tham ái có trí tuệ yếu, con phải hiểu thế nào cho đúng ạ? <p>

Con kính mong Thầy chỉ dạy và Con xin chân thành cảm tạ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-10-2014

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, <p>
Xin Thầy giảng cho con hiểu sự khác nhau giữa "không thọ" và "thọ không khổ không lạc". Con thực hành theo dõi tâm để "không thọ" những sự đối xử xấu ác của người khác để không sân giận, nhưng con không biết con có lầm lẩn đang "thọ không khổ không lạc" không vì con nghe giảng là "không thọ" mới đúng. Con cảm ơn Thầy. Chúc Thầy luôn vui khỏe.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-04-2014

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, con cám ơn Thầy đã trả lời ngay cho con. Thầy cho con xin mỗi thứ 2 cuốn, con giữ cho mình 1 bộ, khi nào thắc mắc là tự tra tìm để thực tập, bộ kia con sẽ trao cho chùa để các huynh đệ khác nếu muốn tìm hiểu sẽ có đủ tài liệu để thực tập. Sau đây Thầy cho con hỏi: <p>
- Có 1 sư cô giáo thọ nghe con kể về những gì con đã học học được từ Thầy về Vipassana, sư cô hỏi con, trong thiền Tứ niệm xứ, niệm thân, niệm thọ, niệm tâm thì sư cô hiểu, nhưng niệm pháp thì sư cô chưa rõ lắm, vậy con hiểu thế nào. <p>
Con có trả lời sư cô là tốt nhất Sư cô vào trang web hỏi Thầy. <p>
Tuy vậy, con cũng có trả lời theo những gì con đã nghe Thầy giảng, con xin trình ra đây để Thầy xem con nói đúng không. <p>
Thân thọ tâm là một chuỗi vận hành. Khi niệm riêng từng phần một thời gian thì tự mỗi hành giả sẽ cảm nhận sự vận hành tương tác giữa thân thọ và tâm, đó là niệm pháp, mọi thứ đều là diễn biến của pháp, hoặc luân hồi sanh tử, hoặc Niết-bàn (vì vậy mà các trường thiền chỉ hướng dẫn niệm thân thọ tâm chứ không nói niệm pháp). <p>
Con kính Thầy chỉ giáo thêm.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-01-2012

Câu hỏi:

Thưa Thầy! Cho con được hỏi ạ. Ví dụ khi con đang rửa bát có một ý niệm xen vào, một hình ảnh khiến con sợ hãi xuất hiện trong đầu, hay một cảm thọ buồn chán con nhận biết nó rồi biết lại việc rửa bát chỉ cần thế mà không phân tích suy luận biện minh gì, con làm vậy có đúng không ạ? Làm như vậy thì những tạp niệm, những hình ảnh khiến con sợ hãi đó có được chuyển hoá không ạ, hay chỉ là đè nén quên nó đi ạ? <p>
Còn nếu con buông việc rửa bát xuống theo dõi hay phân tích suy luận nó thì cả ngày đầu con toàn những ý niệm lăng xăng về chuyện đó, không để tâm vào việc gì cả, con còn sợ đó là mình nuôi dưỡng vọng niệm và những hình ảnh khiến con sợ hãi. Xin thầy giảng cho con hiểu ạ. Con xin cảm ơn Thầy và thành kính tri ân Thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-05-2011

Câu hỏi:

Thưa Thầy, nhân duyên đưa đẩy con được người quen giới thiệu nghe những bài giảng của Thầy về Thiền Nguyên Thuỷ. Con bắt đầu tập giữ chánh niệm bằng cách con chỉ tập trung tâm vào thực tại, vào việc cụ thể con đang làm. Tuy nhiên con vẫn chưa sáng tỏ được những điều sau:
1. Khi Thầy giảng Thân Thọ Tâm Pháp thì con hiểu Thân, Tâm, Pháp nhưng Thọ thì con chưa hiểu. Mong Thầy giảng dạy.
2. Khi con tập trung giữ tâm vào việc thực tại con đang làm thì con lại bị quên những việc khác con cần phải làm, khi đó con lại bị tốn nhiều thời gian và công sức để làm những việc đã quên đó.
3. Con cảm thấy con trở nên ù lì cục mịch sau khi con tập trung vào thực tại và việc cụ thể mình đang làm. Ví dụ như chạy xe, đi đứng, cảm nhận xúc chạm,... Khi tập trung như thế con thấy mình không lanh lẹ sáng suốt để giải quyết những việc khác. Trong khi con có nhiều việc để quán xuyến giải quyết mà rơi vào tình trạng như thế thì con rất ngại. Do đó hiện giờ con chỉ dám tập trung vào thực tại khi nào con biết con không có việc gì để lo lắng giải quyết. Sau khi con tập trung vào thực tại thì con cảm thấy đầu óc nhẹ nhàng không xao động, cảm giác rất nhẹ và điều này con thấy rất quí.
4. Mong Thầy giải thích cho con Ngũ Uẩn là gì, tại sao Thân này do Ngũ Uẩn tạo thành?
Con đang mắc kẹt trong tình trạng này và đang băn khoăn không biết nên bắt đầu từ đâu, như thế nào, đến giai đoạn nào thì tập như thế nào. Vì con không phải là người tập Thiền căn bản hệ thống, con xen ngang và làm theo lời giảng của Thầy. Kính mong Thầy chỉ dạy con nên bắt đầu như thế nào, quá trình tu tập thế nào, đến lúc nào thì tập như thế nào.
Con rất cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-10-2010

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, theo như con hiểu thì có cảm thọ là có KHỔ, vậy khi ta không còn lệ thuộc vào hoàn cảnh bên ngoài thì cảm thọ cũng suy giảm đi và khi không còn cảm thọ thì khổ cũng không còn. Con thưa thầy như thế có đúng không.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »