loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 79 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'pháp đối trị'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 25-12-2016

Câu hỏi:

Dạ con kính chào Thầy.
Con nhận ra trong con có một năng lượng tình dục rất mạnh, đây là trở ngại rất lớn trong sự tu tập của con. Mặc dù ban ngày khi con chánh niệm tỉnh giác thì nó không sinh khởi hoặc bị con nhận diện ra ngay, nhưng lúc ngủ thỉnh thoảng chúng lại trỗi dậy, thậm chí còn rất mạnh mẽ, cứ như bị dồn nén bấy lâu nên bây giờ chúng vùng vẫy và tìm đường để thoát ra trong vô thức vậy.
Con phải làm gì trong trường hợp này, mong Thầy cho con lời khuyên.
Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-12-2016

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy!
Thầy cho con hỏi cách chuyển hóa năng lượng tính dục trong quan hệ nam nữ của người tu sĩ được không ạ ? Vì con muốn làm một người cư sĩ tại gia. Cám ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-12-2016

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy.
Thưa Thầy, con năm nay 25 tuổi rồi, con bị một bệnh mà không phải ai cũng chấp nhận. Từ năm 18 tuổi đến nay con bị vong theo. Có sư thì nói 2 vong nam, có sư thì nói 3 vong nam, có sư nói rằng rất nhiều người. Người ta nhìn sắc mặt con là họ nói, không phải kiếm chuyện vòi cúng bái gì. Mới đầu con không có tin chuyện đó, nhưng những triệu chứng con đang gặp phải thì rất đúng. Con hay lạnh tay, chân, hay nhức vai, buồn bã ủ rũ, đôi khi hay tưởng tượng nói chuyện 1 mình, cơ thế mệt mỏi không có sức sống mặc dù con không có bệnh lý gì. Con hay sân si với ba mẹ, đi chùa thì hay chán nản muốn về nhà và mệt mỏi, hay ngáp, mắt lờ đờ, tròng trắng nhiều, mặt tái mét, nhiều sắc mặt.
Thưa Thầy, con bây giờ không biết phải làm sao để khỏi bệnh này ạ?
Con kính xin Thầy chỉ dạy, con đã bị tình trạng này 7 năm rồi, người ta nói lâu lắm, khó chữa.
Lạy Thầy từ bi.
Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-11-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Con xin được đảnh lễ Thầy. Con xin trình pháp mong Thầy điều chỉnh giúp con ạ.
Con luôn thực hành điều Thầy dạy bất cứ lúc nào con nhớ ra, mặc dù con vẫn luôn quên mình trong nhiều tình huống. Một thời gian sau con đã được diện kiến tâm sân và tâm buồn trước khi nó phát khởi, điều này thật tuyệt vời, con tri ân Thầy và Pháp.

Con hiện đang bị kẹt ở sự lo lắng và sợ hãi, lúc sự lo lắng và sợ hãi khởi lên con quan sát nó, cảm nhận thân và tâm con, bụng cồn cào, hơi thở gấp và nhanh, tay chân mất lực, lòng bàn tay lạnh đi. Con vẫn tiếp tục quan sát, diễn biến này chỉ dừng lại khi con ngừng suy nghĩ về đối tượng làm con sợ hãi, nhưng khi con tiếp xúc với đối tuợng đó thật sự ở ngoài thì con cảm giác như muốn ngất xỉu đi hay chết đi cho xong, vì sức ép của nỗi sợ đó quá lớn như muốn nuốt chửng con. Sự sợ hãi lo lắng đã cản trở nhiều điều trong cuộc sống, và con đã đầu hàng nó, chấp nhận lẩn tránh để không đương đầu trực tiếp với nó, con đã để tâm lo lắng sợ hãi điều khiển hành vi của con.

Vào một ngày, con ngồi lại, im lặng và con đã tự vấn bản thân đối diện với nỗi sợ của con để biết rõ nó đến từ đâu, con không sợ chết vì con đã hiểu rõ tính chất của nó. Nhưng con sợ cảm giác ngồi trên máy bay, con trước đây đi máy bay rất nhiều, lần gần đây nhất con bay hơn 8 tiếng, hơi lâu so với những lần trước, và chuyến bay khá dằn xóc, sau đó con đã bị hội chứng sợ đi máy bay, sợ độ cao, con sợ cảm giác chới với khi rơi, sợ cả khi ngồi cáp treo. Khi trong máy bay suy nghĩ tiêu cực nhảy ra trong đầu con rất nhiều, và con chỉ quan sát nó, nhưng đến cuối cùng con mệt mỏi quá và đã để tâm sợ hãi điều khiển hành vi.
Con đã gặp bác sĩ tâm lý, đã điều trị hơn 1 năm nay, nhưng không có tác dụng nhiều. Mọi người xem cơ hội đi công tác xa giống con là điều tuyệt vời, nhưng con lại chỉ thấy là điều mệt mỏi, con đã xin nghỉ việc và qua công ty khác như một cách trốn tránh, nhưng Pháp đã đưa đẩy con phải tiếp tục đi máy bay ở công ty mới. Suy cho cùng đây đúng là bài học rất lớn của đời con bây giờ mà con phải học ra. Pháp đang muốn con tốt nghiệp điều này, con hiểu.

Con đã tìm hiểu một số phương pháp đối trị: tập thở, niệm hồng danh cầu gia hộ, thiền tha thứ, thiền rải tâm từ, nhưng con biết bất cứ pháp đối trị nào cũng chỉ là tạm thời, không nên áp dụng và lệ thuộc vì đó là lấy đá đè cỏ, đuổi hổ về rừng, và cũng chỉ là tham lam si mê mong dẹp nhanh vấn đề.

Câu hỏi của con là, con có nên tiếp tục ngồi lại và hướng tâm vào đối tượng làm con sợ hãi để con được gặp tâm lo lắng sợ hãi đó nhiều hơn, hòng có thể thấy nó rõ ràng hơn, con nghĩ nếu con làm vậy thì lại là hữu vi hữu ngã. Mong Thầy điều chỉnh và hướng dẫn con ạ.
Con cám ơn Thầy.


Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-11-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy,
Con thường biết mình, tâm khởi lên gì con thường biết ngay. Pháp đến đi khi tâm rỗng lặng thì nó tự thấy. Tuy nhiên con không thể tự mình thoát ra khỏi trạng thái hôn trầm, trì trệ hoặc những thói quen xấu. Nếu khởi tâm muốn thoát ra thì là tạo tác. Nếu để nguyên thì lại hôn trầm trì trệ và các thói quen xấu.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-10-2016

Câu hỏi:

Con xin chào Thầy.
Thưa Thầy, con xin Thầy giúp con cách để thay đổi tính xấu của con, con có tính hay ganh tị với người khác lắm Thầy ạ, con đã cố gắng tìm cách để sửa đổi nhưng vẫn không thể làm được, xin Thầy chỉ con nên thực hành thế nào để không còn như vậy nữa. Con xin cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-10-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Con muốn có ví dụ về cách giải quyết để tâm bằng phẳng không trụ 2 bên, không ngăn động cũng không thiên về tịnh. Ví dụ như lớp học ồn ào cô giáo dùng thước gõ lên bàn thật lớn hay đứa trẻ khóc thật lớn để nhõng nhẽo thì bà mẹ quát lớn hơn như vậy để ngăn động về tịnh thì tình huống càng xấu hơn. Vậy trong những trường hợp đó thì giải quyết ra sao? Nếu mình chỉ ngồi im để quan sát có được không Thầy, nếu bỏ mặc chúng ồn ào và khóc lóc như vậy thì lại dính vào tịnh nữa rồi.
Mong Thầy cho con ý kiến.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-09-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy,
Chỉ khi con uống hơi say say con mới có cảm giác thực sự buông được và tỉnh thức. Con biết cái bản ngã của con quá lớn, con tự xây dựng nó qua quá nhiều năm thành lẽ sống của con rồi nên không thể buông bỏ trong một ngày (con đã thấy ra nó đem tới khổ ảo). Là bởi vì hoàn cảnh gia đình nên con phải như vậy. Kính mong thầy chỉ cho con pháp đối trị để con thử. Hiện tại con tinh tấn chánh niệm tỉnh giác chỉ bằng ý thức.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-09-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Xét trong ngũ dục, con vướng kẹt nhiều nhất trong Sắc dục, dễ bị tham đắm trong đó, dẫn đến nhiều sai lầm đau khổ. Xin Thầy chỉ dạy cho con cách hàng phục, loại bỏ nó được không ạ?
Con cúi đầu thành tâm đảnh lễ Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-08-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Thầy cho con hỏi, khi tâm bất an biết mình bất an, nhưng với con trạng thái bất an nhiều lúc kéo dài quá lâu (có lúc cả nữa ngày, 1 ngày), con cũng quan sát trạng thái bất an đó nhưng vẫn thấy đầu óc mệt mỏi, cơ thể nóng bừng, nhất là phần đầu (cũng có thể do con bị rối loạn lo âu hơn 20 năm nay, nhờ tìm hiểu và nghe đọc sách thầy con đã cải thiện nhiều tình trạng của mình, giờ không còn uống thuốc nữa). Nhờ Thầy chỉ cho con có pháp nào đối trị hiệu quả trạng thái tâm đó không hoặc con nên nghe pháp thoại, đọc sách gì để cải thiện tốt hơn.
Mỗi sáng con vẫn ngồi thư giãn, quan sát sự thở, quan sát tâm nhưng con thấy đặc biệt hôm nào có sự cố gì xảy ra ngày trước là con rất khó tập trung, tâm rất loạn, cứ bắt từ chuyện này sang chuyện kia, sau 30p thư giãn vẫn thấy không cải thiện trạng thái cơ thể nhiều. Xin Thầy chỉ cho con cách cải thiện tình trạng này.
Con cám ơn Thầy nhiều nhiều!

Xem Câu Trả Lời »