loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 79 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'pháp đối trị'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 20-03-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy, <p>
Thầy đi châu Âu hoằng pháp mà vẫn trả lời phần hỏi đáp cho Phật tử làm con ngưỡng mộ và hoan hỷ lắm ạ. Ngày nào con cũng nghe pháp và ghé mục hỏi đáp, con biết ơn Thầy và muốn tỏ lòng mình, nhưng con nghĩ mình luôn sống đúng lời dạy của Thày là cách biết ơn đúng nhất phải không ạ? <p>
Bạch Thầy, con thấy mình là người khá dễ tính, hay chiều theo người khác, đôi lúc không quyết đoán... Vậy có pháp đối trị nào cho con áp dụng để con sống thuận pháp hơn ạ? <p>
Con cảm ơn Thầy. Kính chúc Thầy luôn mạnh khoẻ.
Con

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-03-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, khi tưởng khởi sanh lên quá mạnh con nhìn thấy như thế và con cũng thấy rõ nguyên nhân sanh lên tưởng nó làm cho tâm con hơi bất an thì con cũng nhìn thấy như vậy. Để giảm bớt tưởng khởi sanh thì con có cần phải làm gì để giảm nó không thưa Thầy hay con cứ trọn vẹn với nó vì nó sanh lên gần 1 tuần rồi mà nó vẫn chưa diệt. Con cũng cố gắng học trải nghiệm này nhưng con chưa thấy rõ nó. Chắc con chưa thấy rõ nó nên nó chưa diệt thì phải. Hay con cứ để nó như thế mà xem nó hả Thầy? Mong Thầy cho con 1 lời khai thị. Con xin cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-10-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, con muốn hỏi Thầy làm sao để tâm không lay động trước nhan sắc và xúc giác?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-10-2015

Câu hỏi:

Thưa thầy, <p>
Cuối năm 2014 con tham gia một khóa thiền Vipassana ở tịnh xá Ngọc Thành, rồi con cũng có tham gia phục vụ khóa thiền. Từ đó đến nay, con cũng thường xuyên thực hành ở nhà: <p>
- Thiền mỗi ngày, ít nhất là một giờ, nhiều thì ba giờ.<p>
- Đọc sách. Thấy cái gì hay hay, hợp, thích con đều muốn đọc, sách in cũng có nhưng đa số là trên mạng. Con đọc trên website của thầy, Ajahn Chah, rồi Tolle, Osho, Krishnamurti (những tác giả này thì có người giới thiệu cho con đọc) gì con cũng đọc, có khi đọc chưa xong cái này, được nghe giới thiệu cái khác lại bỏ giở mà đọc sang cái mới. <p>
- Nghe pháp. Cũng nhiều nhiều luôn. Lúc trước thì con cũng thường nghe thuyết pháp của các thầy Tịnh độ tông hoặc Thiền tông nhưng từ sau khi biết thiền Vipassana, con quan tâm đến phương pháp này nhiều hơn. Con nghe pháp của thầy, của các thiền sư U Jotika, U Tejaniya, sư Tâm Pháp, sư Trí Dũng,… <p>
Đọc, nghe nhiều nhưng con tựu trung là những gì hướng đến giác ngộ, giải thoát thì con quan tâm lắm. <p>
Con hiểu như vầy có đúng không thưa thầy: hành thiền (dĩ nhiên bao gồm thiền đi, thiền đứng, sinh hoạt… và với con, thiền ngồi là không thể thiếu) đến một lúc nào đó sẽ được định, tiếp tục thì rồi trí tuệ sẽ phát sinh. Khi đó tự nhiên mình có thể sống từ bi hỷ xả mà không cần phải cố gắng, phải dùng lý trí, ngộ được vô thường, khổ, vô ngã và sẽ không còn cảm thấy đau khổ nữa? <p>
Nhưng thưa thầy, con cảm thấy mình hành thiền còn rất tệ. Ngồi xuống, tâm còn quá lăng xăng, chạy nhảy lung tung. Thường thì con theo dõi hơi thở nhưng không yên thì con lại niệm Budho, rồi niệm Phật, rồi quán thọ… mà cũng không kết quả gì lắm. Thận trọng, chú tâm, quan sát thì mỗi ngày tổng cộng chắc được vài phút là nhiều, còn thì quên mất, tâm nó cứ đi mất. Mà theo con hiểu, tâm như vậy thì đâu định được, không định thì làm sao mà có được trí tuệ phải không thưa thầy? Con không biết con bị vướng kẹt ở đâu, cần phải làm gì, lòng con hoang mang sợ rằng mình cứ loay hoay thế này cả đời không có kết quả gì trên con đường tu tập. <p>
Con kính xin thầy chỉ bày cho con. <p>
Con thành thật tri ân thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-09-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy! <p>
Trước hết con kính xin cám ơn Thầy đã khai thị cho con rất nhiều, trong gần một năm qua con đã có duyên được nghe pháp thoại của Thầy, con và gia đình con có nhiều thay đổi tích cực (con đã hiểu được nguyên lí sống tùy duyên thuận pháp vô ngã vị tha) và có thời gian sống rất tốt như vậy. Nhưng thưa Thầy, thỉnh thoảng con vẫn còn bị khởi sanh những tập khí xấu, đó là những bản ngã tham sân si được huân tập từ nhỏ đến nay làm con thấy khó khăn, mệt mỏi, đặc biệt là những lo lắng về con cái khi đối diện với mỗi sự việc (học hành, thi cử, viêc làm ...), con lại bi bệnh HA. Xin Thầy cho con lời khuyên làm sao để những tập khí xấu bớt đi được măc dù con đã hiểu đó là sai thưa Thầy. Con kinh xin cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-09-2015

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, ai cũng có sẵn tánh giác nhưng làm sao để sống trọn vẹn với tánh giác đó? Mặc dù biết mình có tánh giác nhưng không thể sống trọn vẹn trong tánh giác ấy vì chưa thực chứng mà chỉ là hiểu qua kiến thức thôi, nên khi gặp cảnh duyên khó mà dụng được... Xin thầy từ bi chỉ rõ cho con lối vào. <p>
Dạo trước con có hành pháp môn tham thoại đầu nhưng con chẳng thể đến chỗ chơn nghi, lại bị ý thức ngăn che, tại sao tâm đang rỗng rang như thế lại khởi lên cái nghi để làm gì, nên con bỏ không tham nữa, tâm con tạm an ổn nhưng cái thao thức đạt đến chỗ không sanh diệt ấy cứ trổi lên hoài khiến con cảm thấy luôn bất an, chỉ tự trách mình nghiệp tập sâu dày, nghe kinh tâm chẳng mở mang, chỉ biết trên kiến thức chừng nào mới thoát luân hồi sanh tử! Mong thầy từ bi chỉ điểm cho con! Trân trọng.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-09-2015

Câu hỏi:

Thưa thầy, hôm nay sau khi tham dự buổi thứ 6 - khóa thiền 15, con có 2 thắc mắc mà chưa kịp hỏi thầy. Mong thầy giải đáp giúp con: <p>

- Lấy ví dụ khi sân phát sinh, có 2 cách: 1 là dùng pháp đối trị (như nhìn phương diện tốt của đối phương). 2 là trọn vẹn tỉnh thức với cái sân đó. Thưa thầy, nếu trở về với cái sân đó, vẫn biết là mình có sân, nhưng đôi khi VẪN BỊ SÂN LÔI KÉO, DẪN ĐẾN TẠO TÁC ÁC NGHIỆP THÔNG QUA HÀNH ĐỘNG. Lúc này phải chăng mình nên dùng đến Giới Định Tuệ chế định, hay các Balamat Ly dục, Tinh Tấn, Nhẫn Nại... để có thể trở về thấy ra cái sân một cách trọn vẹn mà không bị nó lôi kéo hay không? Điều con boăn khoăn chính là ban đầu nếu nói mình biết sân thì cũng biết, nhưng rồi cũng tạo tác ác nghiệp thông qua cái sân đó. Có lẽ cái biết này chỉ là cái biết của Thức tri mà thôi phải không thầy? <p>

- Cuối ngày, thầy có nhắc đến vấn đề Vô Ngã Vị Tha, rằng để nhắc nhở những người chỉ biết giải thoát cho riêng mình. Con thấy trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, cho rằng quả vị Alahan là "Hóa Thành" biến ra, phải tiếp tục vượt qua giai đoạn làm Bồ Tát và cuối cùng là thành Phật. Vậy kinh DPLH đã nói những lời như thế phải chăng muốn khích lệ tinh thần Vị Tha của các bậc Alahan hay có một ý nghĩa nào khác không? <p>

Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-08-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, trước đây khi chưa gặp Chánh Pháp thì bản ngã của con tu là chính. Bản ngã ăn chay, tụng kinh, niệm Phật, luôn nghĩ tới những việc tốt, làm những việc tốt, từ bi bác ái, yêu thương, nhường nhịn, tha thứ v.v... Một thời gian sau kết quả rất rõ ràng là đặc tính Tham, Sân, Si của bản ngã giảm hẳn, khi có vấn đề không như mong muốn xảy ra, bản ngã vốn được luyện tập nên xử sự rất ổn (do giảm Tham, Sân, Si). <p>
Khi con có duyên gặp được Chánh Pháp và sự dạy bảo của Thầy con bắt đầu sống tỉnh thức với tánh biết và ở đó có tất cả, từ bi bác ái, yêu thương, nhường nhịn, tha thứ vv... mà không cần phải cố gắng luyện tập. Khi có vấn đề không như mong muốn xảy ra, nếu con tỉnh thức thì tuyệt vời, mọi thứ được giải quyết ổn thỏa (vì tánh biết không có Tham, Sân, Si). Nhưng vấn đề ở đây là nếu con mất tỉnh thức, bản ngã xen vào nên xử sự rất nguy hiểm (do Tham, Sân, Si quá lớn). <p>
Kính thưa Thầy, để luôn luôn tỉnh thức là điều quá khó khăn với con không phải một sớm một chiều có thể làm được, con phải làm sao thưa Thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-08-2015

Câu hỏi:

Con kính chào thầy. <p>
Thưa thầy con đã nhận ra được tánh biết. Khi tâm buông xuống và lặng lẽ thì tánh biết liền xuất hiện. Trước đây khi tâm con sân con biết mình sân, nhưng khi con nhận ra tánh biết thì con phát hiện thực ra trước đây con chìm đắm trong sân nhiều hơn, cái biết sân trước đây là cái biết của bản ngã, cái biết của sự nỗ lực muốn thấy rõ tâm sân. Hiện tại khi tâm con nổi sân con có thể thấy sân rõ ràng hơn mà không bị sân dính mắc. Sân khởi rồi lại diệt, ngoài ra con còn thấy được nguyên nhân của sân. Tuy nhiên con lại thấy bất an lo lắng vi tế hơn là tham sân. Vì bất an lo lắng gắn liền với đời sống hằng ngày, vì nó quá thực tế nên tâm con dù lặng lẽ nhưng nó vẫn cứ khởi lên và chi phối con rất thuyết phục. Ở tình trạng này con nhớ đến bài học nhân duyên mà thầy dạy, con lại phát hiện ra nguyên nhân chính là do nhân con chưa vững. Khi con phát hiện ra nhân con chưa vững thì con cũng phát hiện ra là con chưa thấy rõ tham sân và lo lắng bất an. Thưa thầy làm sao con mới có thể đoạn tận tham sân và lo lắng bất an? Xin thầy dạy cho con. <p>
Con cảm ơn thầy. Con chúc thầy luôn mạnh khoẻ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-07-2015

Câu hỏi:

Con chào Thầy, Thầy cho con hỏi: <p>
1. Làm thế nào để giữ chánh niệm một cách miên mật. Con cảm thấy mình có lúc chánh niệm, có lúc thất niệm. <p>
2. Có đôi lúc dục tưởng, sân tưởng, hại tưởng quá mạnh khiến con không thể trở về, trọn ven, trong sáng thì con có thể tìm cách né tránh như nghĩ về một chuyện khác hoặc tìm một công việc gì đó để làm, không biết con làm điều này có được không ạ? Liệu con có đang đè nén chúng không? Con cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »