Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 17-07-2016
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy!
Con có tính nóng nảy từ lúc nhỏ và chỉ dám nổi nóng với người thân trong nhà và với những người yếu thế hơn con; khi nổi nóng là con la hét, dằn mâm xán chén rầm rầm và ăn nói khó nghe; còn với người ngoài con lại hay cười ai nói gì cũng cười, đặc biệt là với những người lạ và là người giỏi, có địa vị, có tài sản, có bề ngoài con không dám hó hé gì dù là một lời và có xu hướng che dấu tự ti, mặc cảm bằng thái độ có khi là rụt rè, nhút nhát, hầm hầm và có khi lại là thái độ bài xích, coi khinh họ. Với người yếu thế, con ăn nói rất mạnh dạn nhưng chỉ cần trong nhóm yếu thế đó xuất hiện ít nhất một người giỏi là con lập tức bị đóng băng và trở nên nhút nhát, ngại ngùng.
Tâm tính này khiến con bị cản trở trong nhiều tình huống xã hội như phát biểu ý kiến trước 1 nhóm hay 1 đám đông, con nhớ hồi đi học có lần bị gọi đứng dậy và mặc dầu biết câu trả lời nhưng con như bị đóng băng toàn thân, não và quai hàm cứng lại, lồng ngực nóng ran, tim đau nhói, đầu nhức bưng bưng và con không thể nói 1 lời, cô vẫn để con đứng đến khi trả lời mới được ngồi vậy mà con đứng như thế gần 10ph mà vẫn không nói được lời nào. Điều này khiến con rất vật vã với những môn học đòi hỏi phải thuyết trình, hay những môn đòi hỏi phải thảo luận thì con vắng mặt vì không chịu nổi tình huống đó. Khi đi làm, điều này càng khiến con trở ngại và bế tắc khi trước những buổi họp, báo cáo hay phỏng vấn, từ lúc nhận thông báo cho đến lúc họp thì cái trạng thái đóng băng đó lại xuất hiện và con không thể tập trung chuẩn bị. Tình trạng này còn xuất hiện khi con phải sử dụng điện thoại trước mặt người khác, con chỉ có thể nói chuyện được khi con đi ra ngoài 1 mình con hoặc là khi trong phòng không có ai; hay khi gọi cho người lạ có khi con không nói được tiếng nào. Ngay cả khi biết đến Đạo, đáng lẽ ra con nên thân cận với bậc thiện tri thức để học hỏi và xin giúp đỡ thì tình trạng đóng băng trên lại chiếm lĩnh và con thấy mình rất thấp kém nên không dám tiếp cận. Chính điều này khiến cho cuộc sống của con rất khó khăn.
Hiện tại tâm trạng của con rất là nặng nề, lừ đừ, bất an, náo động, người lúc nào cũng mệt mỏi và nóng ran, đầu óc con cứng đờ và chậm chạp, khó giao tiếp, tự cô lập và ngày càng sân hận. Buổi tối con rất khó ngủ, hôm nào cũng ngủ trong căng thẳng, vật vã và mộng mị.
Xin Thầy cho con lời khuyên, con thấy bế tắc quá Thầy ơi!
Ngày gửi: 25-10-2015
Câu hỏi:
Con kính chào Thầy! <p>
Lời đầu tiên cho con kính thầy sức khỏe ạ. Thầy ơi, con là 1 đứa con theo định nghĩa là bất hiếu. Từ nhỏ con đã ghét mẹ con vì bà luôn dành tình cảm nhiều hơn cho em trai con, bà luôn bắt buộc con làm mọi thứ theo ý bà. Theo ký ức của con từ nhỏ con đã ghét mẹ và mỗi lần mẹ đánh con, con luôn rủa mẹ chết đi. <p>
Mẹ con cực khổ nuôi nấng con nhưng nuôi theo 1 kiểu áp đặt và không cho con quyền tự do nào cả. Lúc đi học đại học xa nhà con sống tự do hơn nhiều, con có thể làm mọi thứ theo ý của mình. <p>
Con vẫn yêu mẹ con, mỗi lần nghĩ tới mẹ, con lại khóc vì con biết mẹ là bà mẹ tuyệt vời hy sinh vì con cái. Điều con không thể chịu đựng mẹ con là suy nghĩ áp đặt của mẹ, mẹ cho rằng mẹ luôn luôn đúng. <p>
Giờ đây con cũng đã là mẹ, con hiểu được nỗi đau khi sinh và nuôi con. Nhưng không hiểu sao mỗi khi mẹ áp đặt con, con lại nguyền rủa mẹ con. Tội lỗi con đầy mình đúng không thầy? Con biết rằng ác ý trong tâm chưa nói ra cũng đã là nghiệp. Con không hiểu vì sao đối với mẹ con vừa yêu vừa ghét. Nhiều khi con nghĩ kiếp này con chấp nhận chết sớm hơn để bù lại tuổi thọ hay sức khỏe cho mẹ con, giống như trả nợ vậy. <p>
Con đã từng chấp nê, để ý và ghét những ai làm con không hài lòng hay làm hại con. Nhưng giờ đây con không ghét những người đó nữa. Vì sao người ngoài con còn không ghét vậy mà con lại ghét người sinh ra chính con?
Con vừa yêu vừa ghét bà. Tính khí mẹ con thì cố chấp, giữa quyền lợi của con và em trai bà luôn chọn em trai con. Bây giờ con có con rồi mà con còn không có quyền với con của con. <p>
Con thấy những lúc con sống xa mẹ con yêu mẹ và mong mẹ khỏe mạnh. Nhưng lúc sống gần thì có vấn đề nặng.
Con không biết phải làm sao nữa. Con nghĩ con như vậy thì nghiệp con sẽ còn nhiều nhiều nữa nhưng con không sao dừng lại. Nhiều khi con nghĩ quẩn, chết cho rồi, trả mẹ lại mạng sống này cho rồi!
Ngày gửi: 04-10-2015
Câu hỏi:
Kính bạch sư, xin sư cho con được thấy ánh sáng trí tuệ của Phật để soi rõ trong tâm con ngay lúc này vì thật sự bây giờ con đang rất tăm tối và sân giận. <p>
Con hiện tại đang làm việc trong 1 môi trường rất cạnh tranh, ích kỷ và tính toán với nhau, tuy con chỉ mới nhận việc được gần 1 tháng thôi nhưng mọi người trong đó đều ghét con và hay để ý con làm gì sơ sót rồi tụ tập lại nói xấu con (con nghĩ rằng cũng chỉ vì ganh tỵ mà ra vì mặc dù là người mới nhưng con được chị quản lí rất ưu ái hơn so với mọi người) bởi vì con luôn làm đúng với yêu cầu của chị. Con đã nhịn họ rất nhiều vì con đã từng nghe pháp nhiều của quý thầy và đã rất nhiều lần con đều nhịn nhưng sự việc tối qua vì không thể kiềm chế nên con mới trả lời lại 1 câu mà họ lại ghét con và tụ tập lại nói xấu con nữa. Hơn nữa họ còn nói với quản lí và sau đó cuộc họp nội bộ cũng xảy ra. Họ nói rất nhiều về con và nói luôn cả chị quản lí là thiên vị... Sau cuộc họp đó con rất tức giận và tối về con không ngủ được vì trong đầu con nghĩ nếu mà còn xảy ra 1 lần nào nữa với con thì con sẽ không nhịn nữa và đánh nhau cho họ biết là con không hiền và không thể nhịn mãi được. Suy nghĩ đó cứ ở mãi trong đầu và tâm trí con làm con bị nhức đầu và mệt mỏi cả về thân và tâm. Trong lúc đó con nhớ lại câu nói của sư là "các pháp như nó đang là" thì con lại thấy nó bình thường và giảm được sự nóng giận được 1 ít nhưng nếu con mà biết được họ làm hay nói xấu con 1 lần nào nữa thì chắc con không thể nhịn được nữa thưa sư ạ! <p>
Mong sư chỉ dạy cho con là con phải làm gì ngay lúc này hay là con phải thôi việc này lại và bỏ hết tất cả lại thưa sư? <p>
Thành tâm kính ân sư!
Ngày gửi: 25-09-2015
Câu hỏi:
Con đã hân hạnh được nghe rất nhiều bài giảng của thầy. Tuy chưa được thấy mặt nhưng con quý mến thầy rất nhiều. Những bài giảng của thầy rất hay, dễ hiểu. Tuy nhiên, dù đã suy ngẫm nhiều, con vẫn chưa áp dụng được những bài học này trong cuộc sống của mình. Con không thông minh lắm để có thể tìm ra lời giải cho chính bài học cuộc sống của mình. Thầy có thể giúp con được không? Và đây là vấn đề của con. <p>
Con có một đứa con rất ham chơi. Nó dễ dạy lắm nhưng vì ba nó quá nuông chìu nên dạy dỗ nó là một điều không dễ. Cứ mỗi lần con la nó cái gì là ba nó quay lại mắng con. Ví dụ nó vừa ăn vừa chơi game, con la và bảo nó đóng game lại thì ba nó nói không có gì sai khi vừa ăn vừa đọc báo, coi tivi, chơi game. Nhiều khi con muốn cãi lại nhưng nghĩ tới mấy đứa nhỏ thì phải ráng chịu đựng. Nhưng cũng có lúc con không chịu nổi nên cũng la lại. Cuộc sống chung này thật là đau khổ. Nếu không vì mấy đứa nhỏ thì con đã ly dị lâu rồi. <p>
Thưa thầy, con nghe thầy nói là mình phải giác ngộ được sự việc thì sẽ không đau khổ nữa. Thầy nói cái khổ từ mình mà ra, "tất cả các pháp đều đúng..." Con áp dụng tất cả những bài học của thầy mà vẫn không giác ngộ được điều gì cả. Thầy ở ngoài sáng suốt, thầy có thể chỉ giúp con và giúp con giác ngộ được không? <p>
Con cám ơn thầy rất nhiều và cầu mong thầy sống lâu trăm tuổi để giúp con và những người đau khổ tìm được ra sự bình an trong chính mình.
Ngày gửi: 24-09-2015
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy! Cha mẹ con có những khúc mắc với nhau từ khi còn trẻ, cha mẹ con luôn bất hòa và nói những lời lẽ khó nghe với nhau, ngay cả tới bây giờ cũng vậy cha mẹ con không ai hiểu được ai. Con cảm thấy buồn và thương cha mẹ con nhưng con không làm cho tình thế khác đi được, chẳng lẽ cha mẹ con cứ mãi bất hòa như thế và không thể khác đi được? Con mong Thầy khai sáng, con xin cám ơn Thầy!
Ngày gửi: 19-09-2015
Câu hỏi:
Con thưa thầy, có phải mức độ sống thuận pháp là khả năng xử lý tình huống ở đời không? Con cám ơn thầy.
Ngày gửi: 16-09-2015
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, <p>
Con cám ơn vì Thầy đã đăng những chia sẻ của con lên ạ. Vì đây là quyển sách rất hay, con may mắn đọc được khi bé con được hai tuổi. Trước đây con nuôi con theo xu hướng quan tâm về sự phát triển thân - chiều cao, cân nặng hơn tâm - nhận thức, suy nghĩ nên có áp đặt con trong vấn đề ăn uống, ngủ nghỉ... nghĩa là tạo mọi điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con nhưng con đã lầm. <p>
Đọc qua quyển sách "Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt" của Thạc sĩ giáo dục Doãn Kiến Lợi, con đã vỡ ra, thì ra phương pháp giáo dục trẻ hiệu quả nhất là để tự nhiên, cho nhận thức chúng phát triển tự do..., va vấp sẽ là những bài học tốt nhất, thường ít quan sát là biện pháp quan sát tốt nhất. Nghe có vẻ vô lý nhưng thực ra sau khi đọc quyển sách mọi người sẽ hiểu. Giáo dục con không quá khó khăn như một số bậc phu huynh vẫn nghĩ vì họ quá áp đặt "cái tôi" của mình lên con cái. Sự đặt niềm tin đúng mức vào đứa trẻ sẽ tạo điều kiện cho chúng tự hoàn thiện rất nhiều. Thạc sĩ Doãn Kiến Lợi đã đúc kết tất cả kinh nghiệm trong quá trình nuôi dạy con gái trưởng thành của mình. <p>
Con sẽ viết lại một số câu trích trong sách ạ: <p>
1/ “Kỷ xảo làm người tốt nhất mà bố mẹ có thể dạy cho con chính là làm người tốt” – Doãn Kiến Lợi <p>
2/ Những đứa trẻ không khắt khe về mặt suy nghĩ, lớn lên sẽ có cách đối nhân xử thế tự nhiên, có quan hệ hài hòa với mọi người, sẽ có được nhiều sự giúp đỡ, nhiều cơ hội hơn – Doãn Kiến Lợi <p>
3/ Bố mẹ buộc phải nhận thức rằng, quá trình trưởng thành của trẻ cần có những “lỗi lầm”. Bài học và kinh nghiệm mà con trẻ đúc rút được từ cuộc sống, sẽ để lại ấn tượng sâu sắc hơn những điều hay lẽ phải mà bạn nói ra bằng lời hàng trăm lần. “Phạm sai lầm” là môn học bắt buộc phải có trong quá trình trưởng thành của trẻ, chỉ có học đủ một lượng “học phần” nhất định, trẻ mới rèn được khả năng học một biết mười, tự kiểm điểm bản thân, tự mình hoàn thiện. Phụ huynh phải hiểu được giá trị của “lỗi lầm”, nhìn thấy trong quá trình trưởng thành của trẻ, “lỗi lầm” và “thành tích” có chức năng giáo dục như nhau. – trích sách của Doãn Kiến Lợi <p>
4/ Có hai nguyên nhân khiến trẻ nói dối, một là bắt chước người lớn, hai là buộc phải làm do sức ép. Trong quá trình giúp trẻ nhận thức được lỗi lầm và sửa chữa lỗi lầm, “không nói” thường là “lời nói” tốt nhất – trích sách của Doãn Kiến Lợi <p>
5/ Thời gian bố mẹ kèm con học càng dài, vai diễn mà họ đóng càng giống giám sát viên. Và trẻ sẽ không bao giờ thích một giám sát viên, cùng lắm bề ngoài phục tùng nhưng trong lòng lại tuyệt đối không chịu nghe lời anh ta. Chính vì thế, kèm con làm bài tâp, không thể bồi dưỡng thói quen tốt cho trẻ, mà là phá vỡ một thói quen tốt. Một người, trước hết phải là con người tự do, mới có thể trở thành một con người tự giác. Phụ huynh sốt ruột thường hay quyết định thay con trẻ, đây là điều sai lầm. Bản tính của con người là muốn làm theo những suy nghĩ của mình, bài xích mệnh lệnh của người khác. Chính vì thế trong quá trìh dạy dỗ trẻ, để giúp trẻ hình thành nên ý thức tự giác, cũng là để chúng thực hiện sự quyết định của mình một cách tốt hơn, bố mẹ nên cố gắng để trẻ tự suy nghĩ và lựa chọn. Cho dù cùng là một quyết định, nếu đó không phải là mệnh lệnh từ phía bố mẹ, mà là ý nguyện của chính con trẻ, con trẻ sẽ sẵn lòng thực hiện hơn.– Trích sách của Doãn Kiến Lợi <p>
6/ Bản tính của con người là theo đuổi sự tự do, bất kỳ công việc nào mà trẻ thích làm, khi nó biến thành một công việc bị giám sát để hoàn thành, khiến người ta cảm thấy không tự do, niềm hứng thú ẩn chứa trong đó sẽ hoàn toàn không còn nữa.– trích sách của Doãn Kiến Lợi <p>
7/ Bố mẹ không nên tức giận, không nên chỉ đạo quá đà, con trẻ mới có cơ hội chủ động điều chỉnh. Nếu trẻ vừa làm sai, bố mẹ liền phê bình một thôi một hồi, yêu cầu con trẻ phải hứa hẹn, hoặc bố mẹ trực tiếp đưa ra phương án giải quyết, thì trẻ sẽ mất đi cơ hội chủ động điều chỉnh, khả năng điều tiết này cũng sẽ dần dần mất đi.– trích sách của Doãn Kiến Lợi <p>
Muốn trẻ làm tốt một việc, trước hết nhất thiết phải để trẻ thích nghi công việc này, ít nhất là không thể phản cảm, tránh để trẻ cảm thấy không vui trong việc này… Con trẻ có chuyên tâm hay không, không phải tự nhiên mà có. “Chuyên tâm” cũng cần phải có một số nền tảng để phát triển, cũng cần có một quá trình trưởng thành và tích lũy. Kể cả là người lớn, muốn “chuyên tâm” vào một cái gì đó, tiền đề cũng buộc phải là không chán ghét, không bài xích cái đó. Làm sao một người có thể vừa ghét một việc, lại vừa “chuyên tâm” với nó được." – trích sách của Doãn Kiến Lợi <p>
Con đang cố, cố để bớt đi bản ngã của mình trong việc dạy con. Thầy ơi, xã hội giờ này người ta đua theo thành tích, vật chất... những đứa trẻ càng tội nghiệp, chúng luôn theo sự sắp đặt của cha mẹ, thụ động, ít chính kiến, rồi trong điều kiện quá đầy đủ về vật chất lại ích kỷ, không biết sẻ chia, yêu thương. Biết là không phải ai cũng vậy nhưng con nhận thấy trong môi trường xung quanh phần lớn là vậy. Họ khổ sở gò ép bé vào khuôn phép rồi thất vọng khi không theo ý mình, nhiều khi trút giận lên đứa trẻ. Bản thân con trải qua nên con rất hiểu. Bảo "buông đứa bé" ra, giảm bớt vai trò giám sát chúng rất khó, còn khó hơn bình thường. Vì bản ngã mình vẫn cao Thầy ạ. <p>
Nhưng hãy thương bọn trẻ, vì chúng không phải là những vật sở hữu của ta, ta chỉ có trách nhiệm định hướng cho chúng, và chúng cũng phải tự đi trên con đường của mình thôi. <p>
Con viết dài dòng, nhưng thực sự rất mong là một tài liệu hay cho các bậc phụ huynh. Nhiều khi một quyển sách, một lời khai thị... có thể làm thay đổi từ một nhận thức sai lầm ạ. Con có rất nhiều sai lầm, nhưng cứ học, cứ va vấp, rồi có duyên gặp một người hay, đọc một quyển sách hay rồi thay đổi dần dần ạ. <p>
À, có một chương trình diễn thuyết "Kỷ luật không nước mắt" của Thạc sĩ Trần Thị Ái Liên nói về cách dạy con hoàn toàn miễn phí ạ. Các bậc phụ huynh có thể lên youtube để nghe hoặc đăng ký tham dự. <p>
Con bé con đã ba tuổi, bị bệnh tim bẩm sinh và nuôi rất khổ sở trong bài chia sẻ của con - người Phật tử ở Tây Ninh, giờ bé khỏe, rất năng động Thầy ạ. <p>
Con xin chân thành cám ơn Thầy và tất cả các bạn đồng tu. Con đã học được rất nhiều qua lời chia sẻ của các bạn. <p>
Dưới đây là đường link của quyển sách: <p>
http://sachbaovn.vn/chi-tiet-sach/ky-nang-song-MUMwOQ/nguoi-me-tot-hon-la-nguoi-thay-tot-MUUwRjQ0MkE
<p>
Kính mến,
Trâm
Ngày gửi: 12-09-2015
Câu hỏi:
Kính thưa thầy. Khi tâm sân khởi sanh bởi một vấn đề nào đó hay một ai đó thì con chỉ biết, thay vì nói lớn tiếng để nhắc, con chỉ dùng lời nói nhỏ nhẹ trả lời. Nhưng tâm con có vẻ không vui vì đã mở lời nói khi bên kia đang sân dữ dội. Rồi con rải tâm từ cho họ thì tâm thương hại có mặt, mong cho họ bỏ đi sự kiêu căng ngã mạn. Nhưng khi con quan sát thì nhận ra rằng, khi có tâm từ thì tâm sân vắng mặt, khi sân có mặt thì tâm từ không hiện diện. Với sự nhìn nhận như vậy, con không biết sai hay đúng. Con lại dùng sự im lặng vì con nghĩ im lặng không làm tổn hại đến ai và đôi lúc giải quyết được mọi vấn đề trái nghịch giữa người và người. Con còn tham sân ganh tị nhiều quá, con cảm thấy hổ thẹn khi làm gì đó sai trái rồi sám hối sửa mãi mà không được. Xin thầy từ bi chỉ dạy cho con. Con kính tri ân thầy.
Ngày gửi: 03-09-2015
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, <p>
Con lại viết thêm một lá thư cho Thầy để xin một lời khuyên. Con là một Phật tử, mới biết về Phật pháp và quy y khoảng 5 tháng nay thôi. Con có duyên lành nghe nhiều bài Pháp của Thầy, chính những điều Thầy dạy lại trùng khớp với những chiêm nghiệm sống góp nhặt từ tuổi thơ khốn khó và cuộc sống nhiều biến động mà con đã trải qua. Và thế là từ những lời thầy dạy, con đã hiểu và điều chỉnh nhận thức của mình như thế nào để trọn vẹn hơn từng ngày.<p>
Thưa Thầy, con có một hoàn cảnh đặc biệt, ba mẹ con nợ nần từ khi con còn bé cho đến trưởng thành, con đã tự vươn lên, thoát khỏi hoàn cảnh khốn khó của gia đình, tốt nghiệp đại học và có một công việc ổn định trong một công ty nước ngoài. Nợ nần của ba mẹ con nguyên nhân chính là do vay nóng để làm ăn và làm ăn thất bại, tính chủ quan, cả tin và thích làm ăn lớn... Con đã giúp ba mẹ trả nợ số tiền lớn nhiều lần, vay ngân hàng trả 1 lần, rồi lần hai là tiền lương tích góp được, rồi vay tiền ở bên ngoài giúp nhưng cuối cùng người trả cũng lại là con. Trả hết lần này lại vay lần khác, rất nhiều lần như vậy, đến lần mới nhất này số nợ quá lớn và bây giờ con không còn khả năng giúp nữa. Có cho ba mẹ 5 triệu 1 tháng thì cũng chỉ trả được tiền lãi vay thôi. Hiện giờ thì con trích lương và cho ba mẹ tiêu xài, ăn uống hàng tuần (không dám đưa hàng tháng vì lại trả lãi vay rồi không có tiền sinh hoạt). Đó là một vòng lẩn quẩn không lối thoát dù con đã khuyên hết lời. Bây giờ nếu con muốn giúp ba mẹ lần cuối cùng thì chỉ vay ngân hàng để trả nợ rồi dùng lương hàng tháng của con trả trong vòng 5 năm nhưng rồi chắc chắn ba mẹ sẽ vay nóng tiếp vì họ rất liều lĩnh trong làm ăn. Một số bà con trong dòng họ khuyên con đừng để cho ba mẹ con ỷ lại vào con. Nhìn thấy ba mẹ con rất xót, giúp thì quá liều lĩnh vì con còn có gia đình nhỏ của con, có chồng, có con nhỏ còn phải lo tương lai, rồi ba mẹ con khi bệnh hoạn... <p>
Giờ ba mẹ con chẳng có tiền và tài sản gì cả, con là trụ cột trong nhà. Không giúp thì cảm giác bất hiếu con cũng bị phiền não. Nhiều lúc nghĩ rằng chắc mình nợ ba mẹ từ kiếp trước, nên thôi gánh luôn cái nợ này để trả xong cho rồi, lúc thì nghĩ rằng, để cho ba mẹ phải học ra bài học và chịu trách nhiệm với chính việc làm của mình. Nhưng thầy ơi, đã mấy mươi năm rồi ba mẹ con cứ lên xuống trong nợ, lúc làm ăn được thì tiêu xài phung phí, không tiết kiệm, lúc hết tiền là vay mượn, thế thì làm sao họ học ra bài học đó thưa Thầy! Nếu con cứ để yên món nợ đó và chỉ đảm bảo nhu cầu sống của ba mẹ thì con có nhẫn tâm, có sống tùy duyên, thuận Pháp không? Dù biết tất cả phiền não đều do ràng buộc của những mối quan hệ nhưng cuộc sống vốn là tổ hợp của những mối quan hệ! <p>
Con cám ơn Phật pháp, cám ơn Thầy vì đã cho con cái nhìn mới về những bất hạnh, nghịch cảnh trong cuộc sống. Vì đúng là mình không thể thay đổi cuộc đời mà chỉ có thay đổi thái độ sống trong cuộc đời thôi. <p>
Con cám ơn Thầy, con chúc Thầy sức khỏe và an lạc.
Ngày gửi: 16-08-2015
Câu hỏi:
Bạch thầy cho con hỏi. Khi đang làm việc thì con gặp 1 người nói con là tệ. Vài ngày sau lại có người nói con tệ tiếp. Con suy nghĩ sao người ta lại nói con tệ dù con làm việc đúng nhiệm vụ và trách nhiệm. Điều đó làm con suy nghĩ bấy lâu nay. Thầy cho con lời khuyên để con trút được muộn phiền này không ạ? Con cám ơn thầy.