loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 184 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'giao tiếp & ứng xử'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 18-06-2013

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ Thầy. <p>
Kính bạch Thầy, con xin thành kính dâng lên Thầy lòng biết ân chân thành của chúng con, về những lợi lạc mà bản thân con và thân bằng quyến thuộc đã hưởng được sau khi xem đoạn video clip buổi thuyết giảng vào ngày May 27, 2013 – 02, tại chùa Hương Đạo Fort Worth, Texas – USA dưới đây, mà trong đó cách thức Thầy hướng dẫn Thiền đơn giản và dễ hiểu đến mức không thể nghĩ bàn: <p>
https://www.youtube.com/watch?NR=1&feature=endscreen&v=rUjxUMG0rQE <p>
Sau khi thực hành như lời Thầy dạy, trong khi sinh hoạt hằng ngày, một số chúng con đã có thể tự tháo gỡ được những gút mắc của mình tự cột trói bấy lâu nay (vì đã hiểu và thực hành sai lời Phật dạy) một cách dễ dàng, cho dù có một số trong chúng con chưa bao giờ đi chùa và cũng chưa từng biết hành thiền là gì.<p>
Kính bạch Thầy, <p>
Con đọc mục Hỏi Đáp của Thầy, con thấy rất nhiều bạn luôn muốn cha mẹ mình biết Đạo, đó cũng là tâm trạng của con. Con xin phép Thầy cho con được kể tỉ mỉ một chút, con muốn được chia sẻ cùng với các bạn có cùng lòng mong muốn như con. <p>
Con nhận thấy những vị có tuổi thường sống với quá khứ và do ảnh hưởng gánh nặng đã mang trong cuộc đời nên phiền não rất nhiều.
Như trường hợp mẹ con, chỉ cần nghe ai nói một câu gì thì mẹ con sẽ kể lại một câu chuyện đau buồn trong quá khứ dài đến 10 phút, mà câu chuyện đó mẹ con đã kể rất nhiều lần. <p>
Trước đây con thường khuyên mẹ con nghe Pháp, nhưng mẹ con chỉ xem video ngày đêm thôi, con giận lắm! <p>
Sau khi nghe Thầy giảng, con suy nghĩ lại biết là mẹ con cảm thấy cô đơn. <p>
Bây giờ, con xem mẹ con như là bạn, mỗi lần mẹ con kể, con ngồi im lặng để nghe và quán sát cảm giác thân tâm của con, đến khi mẹ con dứt lời, con hỏi mẹ con: Bây giờ mẹ cảm thấy trong lòng như thế nào? Mẹ con trả lời: Mẹ thấy bực bội, khó chịu lắm! Mẹ ơi! Như vậy cảm giác khó chịu, bực bội mới là thiệt, còn chuyện mẹ kể không phải thiệt.
Khi trời nóng, con hỏi mẹ con nghe trong mình như thế nào và muốn con giúp mẹ chuyện gì? Mẹ con nói nóng và kêu con mở cửa ra, con mở cửa ra và hỏi mẹ con có nghe mát mẻ, dễ chịu hơn hay không? <p>
Trong khi con lau mặt cho mẹ, con hỏi mẹ con cảm thấy trên mặt như thế nào khi khăn chạm vào mặt? Đến giờ cơm thì con hỏi mẹ con có biết đói bụng hay không? Dùng cơm có ngon miệng hay không? Mẹ con than bệnh, thì con nói là con cũng bệnh như mẹ con. Thấy mẹ con buồn thì con lại ôm mẹ và hỏi mẹ con tại sao buồn, rồi con đọc các bài Kệ cho mẹ con nghe. <p>
Sau vài ngày, con chăm sóc cho mẹ con như vậy, thì mẹ con hoan hỉ hẳn ra và bớt bệnh quên rất nhiều cũng không còn thường than thở về tuổi già và kể chuyện đau buồn trong quá khứ nữa.<p>
Con thành kính lắng nghe lời dạy của Thầy.
Con thành kính đảnh lễ Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-05-2013

Câu hỏi:

Kính thưa sư! <p>
Gia đình con hiện nay ở với người hàng xóm khó tính, có mâu thuẫn với gia đình chúng con về đất đai (do con mua đất của một người khác giáp ranh với người hàng xóm này, nhưng trước đây người bán đất đã có hành vi lừa dối về đất đai với người hàng xóm đó, nên họ giận lây sang chủ đất mới là gia đình con)con cảm thấy thật là oan ức dù biết mọi chuyện điều có nguyên nhân của nó, họ thường xuyên kiếm chuyện với gia đình con. Con đã nhẫn nhịn để học ra bài học của Pháp, nhưng vợ con lại không như vậy, thường xuyên đau khổ, tức giận, tìm cách đối kháng. Con đã cố gắng thuyết phục cô ấy và cố giữ hòa khí với người hàng xóm, nhưng hình như duyên nghiệp giữa hai người quá nặng nên tình trạng này ngày càng căng thẳng hơn, đối với con thì không sao, nhưng đối với các con của con có ảnh hưởng rất lớn. Con không biết phải làm sao? Cứ để cho hai người giải quyết hết duyên nghiệp với nhau hay tiếp tục thuyết phục vợ và giữ hòa khi với người hàng xóm. Mong Thầy chỉ dạy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-03-2013

Câu hỏi:

Thưa thầy, khả năng sống thuận pháp như thế nào thể hiện ở trình độ xử lý tình huống ở thực tại hiện tiền?
Xin thầy khai thị giúp con.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-10-2012

Câu hỏi:

Thưa Thầy con có một chị em bạn đã chơi chung với nhau. Về công việc thì tính toán với con từng chút, nói chung là muốn cái gì tốt, và sướng đều về mình, không chịu phấn đấu mà muốn hưởng thụ, nên con rất là bức xúc chị ấy. Nhưng con có suy nghĩ, nếu con không tỏ thái độ phản đối thì giống như con dung túng chị ấy, còn nói ra thì chị ấy vì mình mà tổn thương. Thưa thầy con phải nghĩ như thế nào cho đúng, mình cũng thoải mái trong cư xử và chị ấy cũng không tổn thương, con cảm đức Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-10-2012

Câu hỏi:

Thưa Thầy con đã phát tâm tu từ nhỏ, đến nay đã trải qua một thời gian con gặp một số khó khăn trong cuộc sống, con đã cảm nhận được sự xa lánh của những ngươi xung quanh con. Giờ khó khăn đã tạm ổn, nhưng tâm con lại rất lạnh lùng, xa lạ với mọi người. Con biết một người tu như thế là không đúng, nhưng con không biết phải làm sao để trở lại bình thường, tâm con bất mãn những người mà con từng quen biết. Con kính mong Thầy cho con lời khuyên, con cảm đức Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-09-2012

Câu hỏi:

Con xin đảnh lể Thầy!<p>
Con buông xả tất cả. Người hại con con cũng vui vẻ, nói xấu con con cũng chấp nhận, ngay cả bán danh dự con con cũng để thế không thanh minh, mọi chuyện đến với con giờ rất bình thường, con luôn sống với khẩu hiệu "Chấp nhận kẻ độc tài, độc đoán; làm bạn người không có tính người" con sống trong im lặng can chịu và lặng lẽ chấp nhận tất cả. Nhưng người thân bên con lại khuyên phải lên tiếng, đạo Phật không áp dụng đúng hết trong cuộc sống, kìm nén chịu đựng như vậy không tốt, có người lại bảo con đi tìm nguồn gốc nguyên nhân... nhưng con lại thấy đều vô nghĩa, cứ để mọi chuyện như vậy ai làm gì thôi kệ, việc con con làm. Con sống như vậy có đúng không Thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-06-2012

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, con xin nhờ Thầy dạy bảo cho con. Bản thân con luôn tự đánh giá mình là người tốt, luôn muốn làm điều tốt cho mọi người, ví dụ như gia đình, đồng nghiệp, bạn bè vv... Con không mưu toan hại ai. Nhưng con lại khá nóng tính, và không biết lựa lời nhẹ nhàng, nên người ta không hiểu được ý tốt của con mà lại khó chịu, ghét con, mà sự thật là con không biết rắng mình nói như vậy là không hay, là làm người ta khó chịu, đó là khuyết điểm lớn nhất của con, con không biết làm sao sửa được. Nhưng người nào hiểu được tính con thì lại cực kỳ quý con. <p>
Con đang làm ở 1 công ty, quản lý khoản 3-4 người, trong đó có 1 người rất ngoan cố, hay cãi lại con, cách nói chuyện không lễ phép (vì ít nhất là con lớn tuổi hơn), con chỉ bảo cho thì giả bộ nghe vậy nhưng không phục và không làm theo, người này thường xuyên bất mãn với công ty nên cũng ảnh hưởng đến công việc, con không muốn báo lên cấp trên vì không muốn nói xấu, nhưng ngày nào cũng đối mặt với người này, nhìn thấy thái độ khinh khỉnh, xấc xược như vậy, con đã chịu đựng, nhưng không biết mình có thể chịu đựng được bao lâu. Nếu con là sếp, có lẽ con đã cho người này thôi việc vì quá cứng đầu, dạy bảo nhiều lần mà không thay đổi. Con đã luyện để bớt tính nóng giận, nhưng khi gặp vấn đề với người này là con cáu giận lên, biết là không tốt, nhưng không sao kìm chế được Thầy ạ. Con thấy con sân si quá, xin Thầy dạy cho con làm sao để bình tâm lại được, để tâm con luôn trong sáng, an lành. <p>
Con còn 1 khuyết điểm nữa là gặp vấn đề gì khó khăn, bực tức, con hay nói ra với ai đó để giải tỏa, mà không biết tự hóa giải, hay nói nên sợ sẽ thành kẻ nhiều chuyện, thích bới móc, chỉ trích, thật là tệ Thầy ạ. Kính mong Thầy soi sáng cho con. Hôm nay trong người con rất mệt, đáng lẽ con phải viết cho súc tích để Thầy đọc đỡ mệt, nhưng con phải cố gắng tranh thủ viết, vì con rất mong nhận được sự hồi đáp của Thầy sớm. Con chân thành cảm ơn Thầy. Con xin đảnh lễ Thầy ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-06-2012

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Con đang là nhân viên cho một công ty. Phòng con làm việc trước đây bây giờ sát nhập với một Phòng khác thành một Phòng mới. Việc sát nhập đã hơn 4 tháng rồi. Trong phòng chia thành hai nhóm, nhóm A và nhóm B không thích nhau... Con trước đây thì theo nhóm A bởi vì là phòng cũ của con, toàn là đàn ông. Thời gian 2 tháng trở lại đây con thấy nhóm A (nhóm của con), mỗi khi ăn cơm trưa xong mọi người thường hay tụ tập nói chuyện với nhau. Lúc trước con cũng có ăn cơm chung với nhóm và có tụ tập với mọi người. Thời gian gần đây con nhận thấy việc tụ tập “tám” với nhau mang lại nhiều cảm xúc không tốt cho mình vì khi tụ tập lại thì không nói đến người này, thì cũng sẽ nói đến người khác, không có chuyện này thì sẽ có chuyện khác. Trong nhóm con mọi người thường hay bàn bạc những cách “chiến tranh” với nhóm còn lại – Nhóm B và các phòng ban khác để bảo vệ nhóm mình. Con nhận thấy rằng tại sao con người ta phải làm như vậy – ai cũng có cuộc sống mưu sinh cho mình và gia đình thôi mà, tại sao không thể sống hòa hợp với nhau mà phải đấu đá nhau, tất cả vì chức vị và chỗ ngồi của mình. Đôi khi con thấy rất mệt mỏi. Do đó, con không thường tham gia tu tập với mọi người nữa vì con thấy điều đó không tốt. Có lần đi nhậu với mọi người con nói mình nên từ bi với mọi người thì sẽ tốt hơn thì sếp con nói “Từ bi có nuôi sống mình được không và sống là phải chuẩn bị cho chiến tranh – nghĩa là luôn phải sẵn sàng đấu đá với mọi người khi họ đụng đến miếng cơm của mình”. Đồng nghiệp con thường hùa theo Sếp, con thì không thích vậy.<p>
Bây giờ, mối quan hệ của con và nhóm không tốt. Con không làm gì cả, nhưng mọi người đang quay mặt với con và đôi lúc cũng có những xung đột với nhau và con thấy khó chịu và buồn. Thầy ơi, đôi lúc con thấy làm người tốt cũng khó, con không theo họ điều đó có nghĩa là con phải chọn lựa cách nghỉ việc là tốt nhất. Khi nói “Tùy duyên thuận pháp, vô ngã vị tha”, con quán vô thường rồi cũng buông bỏ, con rất muốn hành theo nhưng trong trường hợp này tâm con cứ bực mình và lăn tăn hoài vì hàng ngày phải tiếp xúc với cảm giác này hoài. Con không muốn đấu đá, con không muốn làm tổn thương ai cả, con không muốn mình làm điều sai với mọi người… cũng như trong nhóm con thích tụ tập nhậu nhẹt, con không thích và từ chối thì giống như mình phải tự loại mình ra khỏi nhóm và con có thể sẽ chỉ có nghỉ việc mới thoải mái thôi. Con cũng khởi lòng từ, và cảm ơn cái khổ để cho mình nhìn thấy nhiều vấn đề thực của cuộc sống. Nếu môi trường làm việc thế này thì con nên nghỉ việc không Thầy, mà nghỉ việc thì cuộc sống của con thêm nhiều nỗi lo nữa và phải mất thời gian đi tìm việc làm mới trong lúc kinh tế khó khăn này.<p>
Con phải làm sao lúc này, mong Thầy chỉ dạy cho con.
Con cảm ơn Thầy rất nhiều.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-03-2012

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, con thường nhìn được tâm "không tốt" của người khác, ngay cả khi điện thoại reo, con đã biết trước là ai và tin lành hay dữ. Ngay cả khi các vị đó đang nói không thật, đang gạt cũng vậy, con biết nhưng tỉnh bơ như không biết gì hết nên họ tưởng con khờ. Với những người như vậy mà con giải thích, phân biện thì cũng không đi đến đâu hết mà nhiều khi tình trạng lại tệ hại hơn vì họ không thấy được họ. Thưa Thầy, con hành xử như vậy có đúng không, kiểu nhẫn nhịn. Con xin cám ơn Thầy !

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-01-2012

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, hiện giờ con không thể đến gặp thầy được vì điều kiện không cho phép. Thầy nói đúng, con có một người bác, người mà con luôn kính trọng. Bác có một người bạn cùng quê, người ấy có một em trai. Họ muốn tìm người cho anh ấy và bác con đã giới thiệu con mà lại không nói cho con biết trước. Một hôm, con về nhà bác chơi, bác đã gọi anh ấy đến để xem mắt. Sau buổi nói chuyện đó con biết anh ấy không thích con vì hình thức bên ngoài và đã giới thiệu con cho một người khác. Khi đó con cảm thấy tủi thân và hơi nhói đau. Thế nhưng con đã hiểu được và không nghĩ gì nữa. <p>
Mới đây, con vô nhà bác có việc, vô tình bác lại nói chuyện điện thoại với anh ấy trước mặt con về việc mai mối cho anh ấy cô gái ở gần nhà bác. Cô gái này cũng rất thân thiết với bác, vì cha mẹ cô ấy mất sớm nên bác coi như con gái vậy. Cô ấy thì trẻ đẹp hơn con và có đầy đủ nhà cửa do cha mẹ để lại. Sau khi nghe xong, tự nhiên con cảm thấy nhói đau và cảm thấy mình bị coi thường, lòng tự trọng bị tổn thương. Từ đó, những lời nói và hình ảnh của họ cứ theo con mãi. Càng nghĩ con càng thấy buồn, con cảm thấy mình lại bị ngã xuống. Vì trước đây con từng bị sốc về chuyện gia đình và cả chuyện tình cảm nữa, kéo dài khoảng 7 năm. Mãi tới khi những sóng gió trong gia đình con qua đi và trở lại yên ổn, con được đi học đại học và năm nay là năm thứ ba rồi. Trong suốt 3 năm, con luôn lấy việc học làm niềm vui và luôn cố gắng cười nói để đón nhận tất cả những chuyện không vui vẻ của quá khứ, cố gắng đứng dậy trong tương lai. Nhưng khi con thấy mình gần đứng dậy được thì lại gặp phải chuyện này, con cảm thấy mình như lại bị ngã xuống. Con cần phải mất bao nhiêu thời gian nữa để đứng dậy hả thầy? Năm nay con đã 29 tuổi, từ nhỏ tới lớn con luôn sống trong sự tự ti mặc cảm, con rất yếu đuối và nhút nhát, có phải vì vậy nên con dễ bị nhạy cảm không thầy? Mong thầy cho con lời khuyên. Con xin cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »