Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 09-04-2021
Câu hỏi:
Dạ thưa Thầy. Con chia tay với người yêu cũng đã mấy năm, con đã nếm trải quá nhiều đau khổ vì mối tình ngang trái đó nhưng rồi mọi chuyện cũng đã qua. Giờ gặp lại nhau ngoài đời thường hay trên mạng xã hội con cũng đều thấy bình thản chẳng gợi lên cảm xúc yêu hay ghét gì. Thậm chí con còn nghĩ mọi việc xảy ra như thế mới thật là đúng sự vận hành của Pháp. Con nghĩ con đã coi họ như một người bạn. Nếu khi họ cần giúp gì con vẫn giúp và ngược lại.
Tuy nhiên con rất hay nằm mơ thấy người đó (gần như là hàng tuần), tỉnh giấc rồi con cảm thấy mệt mỏi chán nản rã rời vì những giấc mơ đó, con cũng không muốn nó lặp lại nữa. Vậy có phải đó là do nghiệp xấu giữa con và họ chưa hết, hay do con vẫn chưa học xong bài học về tình yêu (mà con ảo tưởng là đã học xong rồi). Con xin Thầy chỉ dạy. Con thành kính cám ơn Thầy.
Ngày gửi: 06-04-2021
Câu hỏi:
Thầy ơi, con từng bị trầm cảm, tác nhân chính là ba con. Con vẫn luôn hận ông ấy, nhưng một phần trong thâm tâm con vẫn luôn áy náy vì ba con cũng là một trong những nạn nhân của cuộc sống bất toại nguyện và hiểu biết sai lầm, và vì đó là ba của con, con không thể phản kháng lại bất cứ điều gì mặc dù nỗi đau vẫn âm ỉ trong con. Con chỉ muốn được thầy lắng nghe và chia sẻ niềm đau trong con thôi thưa thầy.
Con kính tri ân thầy!
Ngày gửi: 22-03-2021
Câu hỏi:
Thầy kính mến!
Mấy hôm nay do không thấu tỏ sự việc con đi giúp người khác, thành thử lại mang giây buộc lấy mình. Do công việc không như ý thỉnh thoảng có đêm mất ngủ, ăn không ngon. Con nhớ có lần thầy giảng khi làm việc đương nhiên cũng phải lo nghĩ tính toán. Nhưng mấy hôm nay mất chánh niệm hoài, con nhận thấy mình còn vội vàng hấp tấp khi ra quyết định và thiếu tế nhị trong ứng xử. Nhiều khi không nắm bắt kịp mong muốn của người đối thoại, nên cách nói chuyện không uyển chuyển. Thế mới biết việc tu phải rất cẩn trọng trong từng niệm. Thầy hoan hỷ chỉ thêm cách giúp con khắc phục những thói quen con đã kể trên.
Con xin cảm ơn Thầy!
Ngày gửi: 18-03-2021
Câu hỏi:
Thưa thầy, con là con ở giữa, có 1 người chị và 1 em trai. Con có đọc sách đâu đó nói là đứa con ở giữa thường là đứa có tính cách khoan hoà vì phải "kính trên nhường dưới". Trong công việc con cũng hay "nhường nhịn" nên cũng thuộc dạng lãnh đạo chịu "lãnh đạn" cho người khác. Con cứ tưởng đó là một đức tính tốt cho đến hôm nay con phát hiện ra là nằm dưới tính nhường nhịn của mình là 1 ẩn ức "cam chịu thiệt thòi" không nói ra thành lời. Đó là một thói quen hành xử lâu ngày "chai" lại đã tạo ra một vết sẹo tâm lý "tủi thân cam chịu". Quan sát thêm nữa thì thấy ra là có lẽ cách mình "nhường nhịn" là kiểu được giáo dục thói quen từ nhỏ theo quan niệm gia phong đạo đức, chứ đó chưa phải là cách ứng xử "nhường nhịn" do mình tự do lựa chọn. Đây có thể là một yếu tố "ngủ ngầm" trong vô thức, mà việc con thực tập quán chiếu "thân thọ tâm pháp" đã giúp con thấy ra được sự thật và mang cảm xúc ấy lên tầng "hữu thức". Giờ con chỉ quan sát mỗi khi nó nổi lên thôi còn khi nào nó đoạn diệt thì kệ nó. Con trình Pháp, nhờ thầy soi sáng giúp con tu tập tinh tấn. Con biết ơn Thầy.
Lan Anh - Canada
Ngày gửi: 12-03-2021
Câu hỏi:
Đầu tiên con xin kính chúc thầy sức khoẻ và bình an để học trò chúng con được hưởng phúc và tri ân được thầy dẫn dắt lâu hơn nữa.
Khi con có một thắc mắc nào đó nảy sinh trong đầu, thì tự nhiên lại tìm được đọc hoặc nghe một bài giảng pháp của thầy, đó có phải luật hấp dẫn không?
Sống trong cuộc sống hàng ngày, ngoài quan sát bản thân thấy mình, con còn thấy những tư tưởng, thói quen xấu, hành vi xấu, ... của những người thân nữa. Nhưng khuyên nhủ thì ít người sẽ lắng nghe để thay đổi sửa chữa, Con tự nhủ duyên nghiệp, nhận thức của mỗi người khác nhau, và họ có những bài học cuộc sống cần học của riêng họ. Nên con mặc kệ họ với những hành vi, thói quen, tư tưởng,... xấu như vậy, chỉ quan tâm đến thấy mình. Con làm vậy có đúng không ạ?
Ngày gửi: 04-03-2021
Câu hỏi:
Thưa sư ông, con có vấn đề rất đau khổ muốn xin nhờ sư ông khai thị giúp con. Con trước giờ vẫn rất thương cha mẹ con, nhưng vì nay có rất nhiều vấn đề vì không phù hợp quan điểm, cha mẹ con có lối sống bảo thủ như ngày xưa nên con thường xuyên làm trái ý cha mẹ, khiến cha mẹ buồn, con rất buồn nhưng nếu làm theo ý cha mẹ bản thân con lại rất đau khổ vì làm chuyện mình không muốn. Liệu việc làm cha mẹ buồn, không làm theo ý cha mẹ có phải là bất hiếu không, con nên làm thế nào để dung hoà được vì dù con có nói quan điểm con ra thế nào cha mẹ con vẫn không hiểu và vẫn nhất quyết muốn con làm theo ý cha mẹ. Con xin sư ông từ bi khai thị.
Ngày gửi: 11-02-2021
Câu hỏi:
Thầy ơi!
Vào những ngày cuối năm, lòng con luôn bị xáo trộn.
Cha và mẹ con li hôn 10 năm nay nhưng vẫn ở cùng xóm. Cha và mẹ có 2 cách đối xử với con hoàn toàn khác nhau. Mẹ luôn hi sinh tất cả cho con, luôn sợ con không khoẻ mà gánh gồng hết tất cả cho con. Còn cha con thì có vợ mới, cha làm việc phục vụ vợ mới và gia đình mới, ít khi nào Cha quan tâm đến cuộc sống của chị em con và thậm chí hay mỉa mai, nói xấu mẹ con và chị em con với mọi người. Chỉ khi nào Cha không có tiền hoặc kẹt tiền thì Cha tìm đến chị em con. Vì Cha nghĩ chúng con giàu có mà không cho cha nhiều tiền, nên khi tụi con không có đáp ứng theo đòi hỏi của Cha thì Cha trách mắng, không cần biết tụi con khó khăn ra sao, tình trạng của tụi con thế nào. Có lúc còn phải đi vay mượn để có tiền giúp cha, nhưng vẫn không làm thoả mãn cha. Rồi khi con khó khăn đau bệnh, khó khăn, nợ nần chỉ có mẹ bên cạnh, vất vả, gồng gánh cho con.
Những lúc Cha đòi hỏi như vậy con không giận Cha, chỉ thấy tội Cha, nhưng cũng thấy bất công với Mẹ và tâm sân con lại nổi lên. Vậy là tâm con bị xáo động.
Bài học con cần học trong hoàn cảnh này là gì thưa Thầy? Con phải nhìn vấn đề theo cách nào và ứng xử thế nào cho đúng tốt? Xin Thầy chỉ dạy cho con.
Trong những lúc như vậy, con chỉ biết nương nhờ nơi lòng từ bi của Thầy! Con thành kính tri ân Thầy!
Ngày gửi: 04-02-2021
Câu hỏi:
Dạ Mô Phật. Kính bạch Thầy, mỗi khi giận ai, con thường tránh tiếp xúc với người ấy. Con khó tha thứ cho những lỗi lầm của họ. Con thường làm lơ và xem họ là không khí. Nhưng họ lại hay lân la làm thân trở lại với con. Con sợ lại giận khi tiếp xúc lại với họ. Xin Thầy cho con lời khuyên.
Ngày gửi: 25-01-2021
Câu hỏi:
Thưa sư ông,
Con có khúc mắc về mối quan hệ giữa người với người, và khi nào cần buông bỏ.
Con có một số người bạn rất thân. Con quý các bạn vì con nhận thấy họ đều là người tốt, có tâm tốt, chân thật và không có ý làm hại ai. Khi bạn cần giúp đỡ về mặt cảm xúc hay tuyệt vọng với cuộc sống, con đều ở cạnh bạn. Vì con cảm thấy nếu con không ở đó bạn sẽ rất đau khổ. Nhiều lần con cũng hi sinh những mối quan hệ hay việc của mình để dành thời gian cho bạn.
Nhưng dần dần, con cảm thấy trong mối quan hệ bạn bè này không có sự cân bằng. Bạn coi con như nơi để giãi bày tâm sự lúc bạn cần. Nhưng lúc con nhắc đến chủ đề bạn không thích hay con cần bạn, thì bạn hoặc tỏ ra thô lỗ trong câch hành xử, hoặc gạt con sang 1 bên. Như 1 lần bạn hủy hẹn sinh nhật bạn và nói muốn ở một mình nhưng rồi lại bóng gió nói rằng bạn sẽ đi chơi cùng bạn khác. Con không rõ bạn đang cố làm con ghen tị hay không.
Con hiểu bạn có những tính cách trẻ con như vậy nên cũng không có sự ghen tị. Nhưng tâm con không thoải mái với sự đối xử mất cân bằng trong tình bạn như vậy. Con nghĩ nếu mình đã hiểu họ thì cứ để vậy, nhưng mỗi lần giao thiệp xong lòng con đều không thoải mái, vì biết rằng bạn cố làm mình có những cảm xúc tiêu cực.
Con có nhớ sư ông từng nói, có những mối quan hệ nếu thấy không hợp nữa thì hãy thuận theo tự nhiên mà buông bỏ.
Chỉ là con vẫn băn khoăn, như thế nào thì mới nên buông.
Trong khó khăn, ta cũng có thể nhận ra chân lý. Vậy thì buông hay không buông?
Con thực sự rất khúc mắc.
Con chân thành cảm ơn sư ông.
Ngày gửi: 24-01-2021
Câu hỏi:
Dạ Sư Ông con hỏi con cần làm gì để học các buông bỏ một người gây quá nhiều tổn thương cho mình để tìm bình an ạ? Con cảm ơn Sư Ông