Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 24-02-2017
Câu hỏi:
Thầy ơi, con ăn chay cách đây mới 3 năm thôi, mà con cảm thấy mình xanh xao, ai cũng kêu con ăn mặn lại, nhưng con đang phân vân. Con sợ ăn mặn lại con sẽ không còn yêu thương sinh mạng của con vật như lúc con ăn chay nữa. Thầy có thể chỉ con ăn như thế nào đủ chất mà không hại đến loài vật. Công việc của con là bán hàng nhưng đi rất nhiều, con làm tới 14 tiếng một ngày. Con thành tâm xin cảm ơn Thầy!
Ngày gửi: 08-01-2017
Câu hỏi:
Thưa Sư Ông! Con được biết đến Phật giáo Nam Tông nhưng vì gia đình theo truyền thống Bắc Tông, Sư Ông cho con hỏi: Ăn mặn là có tội không vì các nhà sư Nam Tông cũng ăn mặn. Và vì sao buôn bán thịt súc vật là tà mạng mà người ăn lại không có tội ạ. Con không biết, xin sư Ông giảng giải cho con!
Ngày gửi: 09-09-2016
Câu hỏi:
Con thành kính đảnh lễ Sư Ông,
Kính xin Sư Ông chỉ cho con hiểu rõ hơn về một vấn đề. Theo như Phật Giáo Phát Triển có nói về 5 thứ gia vị là ngũ vị tân hành, tỏi, hẹ, kiệu, hưng cừ. Phật tử ăn chay thì không nên ăn những thứ ngũ vị tân này vì nó có mùi cay nồng ăn vào thì thân thể có mùi hôi và phước đức giảm dần, Chư Thiên tránh xa, ma quỷ thì kéo tới. Về phương diện thân thể thì khi ăn những thứ ngũ vị tân này thì thân tâm sẽ bị kích thích, nhưng phía bên khoa học họ có nghiên cứu thì ngũ vị tân còn có một số tác dụng để chữa bệnh. Con nghĩ thời Đức Phật tại thế nếu các vị đi khất thực thì được thứ gì thì dùng thứ đó làm sao có thể kén chọn được đồ khất thực nếu như vô tình người ta có cúng thức ăn nấu cùng với ngũ vị tân thì phải làm sao?
Kính xin Sư Ông chỉ cho con nên hiểu thế nào cho đúng ạ. Con xin thành kính tri ân Sư Ông.
Ngày gửi: 05-07-2016
Câu hỏi:
Thưa Thầy!
Cho con hỏi Phật giáo Nguyên Thuỷ không có ăn chay phải không Thầy, con ăn chay có lợi ích gì cho chúng sinh động vật không? Con có đọc 1 số sách của Phật giáo hiện đại có giải thích là ăn chay nhằm hạn chế việc sát sanh, nhưng con thấy đồ ăn đó con không ăn người ta cũng bỏ đi chứ đâu có để lại dành cho bữa sau nên không thấy được sự giảm đi sát sinh trong việc con không ăn thịt, trong các giới luật của 1 người muốn tu tập tại gia thì cần tuân thủ những điều gì vậy Thầy?
Trước đây con rất thương các vật nuôi nhưng từ khi nghe các pháp thoại của Thầy thì con thấy thương tất cả chúng sinh động vật, có nhiều tình huống con rất khó xử trong việc sát sanh ruồi muỗi, con của con còn rất bé có khi cháu bị muỗi cắn thì vợ con kêu con vợt các con muỗi đang gần em bé đi, con rất bứt rứt nhưng gia đình con không phải là theo Đạo Phật nên không có khái niệm không sát sanh những sinh vật như kiến và muỗi. Và con cũng lo là cháu bị muỗi và kiến đốt nếu mình không xua đuổi hay giết đi. Xin Thầy hướng dẫn con phải sống thế nào cho đúng ạ?
Con cảm ơn Thầy!
Ngày gửi: 25-04-2016
Câu hỏi:
Kính bạch thầy, cho con xin hỏi, nếu như ngày giữ Bát quan trai giới, con có thể uống sữa đậu nành không? Kính xin thầy cho con được biết.
Ngày gửi: 16-01-2016
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, bạn con có tặng con 1 bức tranh hình Đức Phật Thích Ca, mẹ con treo ở nhà trên. Khi ăn cơm mẹ con thường ăn ở nhà trên, bày ra toàn thức ăn mặn, không biết như vậy có tội lỗi gì không Thầy? Hay là con nên gởi tranh ra ngoài một chùa nào đó, mong Sư Thầy chỉ dạy, con cám ơn Thầy.
Ngày gửi: 22-12-2015
Câu hỏi:
Nam Mô A Di Đà Phật! Con thành kính đảnh lễ Thầy. con có môt vài điều thắc mắc xin Thầy khai thị. Con cám ơn Thầy nhiều ạ. <p>
1/ Ăn mặn (ăn đúng khoa học) là một điều tốt cho sức khỏe. Các loại thịt có vai trò rất quan trọng trong nấc thang tiến hóa của con người vì những nguồn dinh dưỡng dồi dào chúng cung cấp. Nhưng theo luật nhân quả thì con người giết hại động vật để ăn thịt là tạo ác nghiệp. Điều con thắc mắc là nếu việc ăn mặn của con người là lỗi của con người hay của tạo hóa? Nếu không ăn mặn thì con người không thể tiến hóa được tới bậc cao như ngày nay. <p>
2/ Khoa học đang trên bước tiến tổng hợp các loại thực vật nhưng có đầy đủ hương vị và chất dinh dưỡng như thịt động vật. Vậy sau này những sản phẩm đó thành hiện thực thì liệu người tu sĩ có được phép ăn loại thực phẩm đó không ạ?
Ngày gửi: 01-01-2015
Câu hỏi:
Kính Thầy!
Con đang tu bên Bắc tông nhưng từ khi nghe được pháp thoại của Thầy, con thấy mình thật vô cùng may mắn và tận đáy lòng con biết ơn Thầy nhiều lắm. Con không ngờ Thiền nguyên thuỷ dưới sự giảng dạy của Thầy lại đơn giản và sáng tỏ đến vậy. <p>
Còn một điều này con hơi ưu tư là vấn đề ăn chay và ăn mặn. Nếu con ăn chay và chấp cứng vào việc ăn chay của mình không linh động trong một số hoàn cảnh nào đó thì cũng là sai. Nhưng nếu con ăn mặn thì cũng thấy không an tâm lắm vì sợ gián tiếp sát sanh. Đó chính là điều con còn nghi vấn, xin Thầy giải nghi cho con <p>
Con cung kính đảnh lễ Thầy.
Ngày gửi: 28-01-2014
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, con nghe nói muốn tu là phải ăn chay trường để giữ tâm thanh tịnh dễ hơn vì nếu ăn mặn sẽ bị ảnh hưởng xấu từ những từ trường của con vật. Con không biết vậy có đúng không, xin Thầy cho con biết ý kiến. Con cám ơn Thầy.
Ngày gửi: 04-10-2013
Câu hỏi:
Kính Thầy, một câu trả lời Thầy có dẫn: "Người thanh tịnh dù ăn món ăn bất tịnh thì tâm vẫn thanh tịnh, người không thanh tịnh dù ăn món ăn thanh tịnh thì tâm vẫn bất tịnh" (Kinh Jivaka). Vậy cho con hỏi: <p>
1- Như thế nào là người thanh tịnh? <p>
2- Một người còn ăn thịt chúng sanh (dù mình không giết, cũng không thấy, không nghe, không nghi người ta giết cho mình...) thì có là người thanh tịnh được không ạ? Người ấy có tâm từ bi (như đức Phật dạy) không ạ?