loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 68 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'ngã mạn, ganh tỵ, đố kỵ'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 22-08-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, đêm nay con ngồi buông xả thì con đã sáng suốt nhận biết rõ ràng về thân tâm mình, đó là mấy hôm nay con rất trông chờ câu trả lời từ Thầy, nhưng có lẽ do máy con có vấn đề nên không đọc được. Con cảm thấy mình bị hụt hẫng vô cùng, vì dường như con đã đặt nặng ở Thầy mà quên đi chính mình. Mỗi lần nhận được câu trả lời của Thầy thì con hoan hỉ vô cùng và trong tâm có dồi dào năng lượng sống. <p>

Nhưng qua đêm nay, con đã thấy mình sai ở chỗ là con đang sống nương tựa mà không biết mình đang sống nương tựa, điều này là điểm yếu của con. Nếu mai này Thầy không còn thì con sẽ ra sao là 1 điều tai hại vô cùng. Đêm nay con đã thông suốt hoàn toàn là mình nên lấy pháp mình đang hành để làm thầy, chính nơi đó đã có đầy đủ hết rồi, khi hành sai thì cũng tự mình biết và điều chỉnh lại. Khi hành sai thì trong cơ thể tự nhiên có những cảm giác rất khó chịu kèm thêm thân cũng khó chịu luôn, khi thấy đúng pháp thì thân tâm đều cảm thấy mát mẻ và hoan hỉ, đây là những dấu hiệu tự nhiên từ thân tâm đã có sẵn cho mình rồi. Pháp hành chính là thầy của mình, mình phải tin vào pháp mình hành là người thầy quý báu nhất. Con nói như vậy không phải là con quên ơn Thầy đã dạy bảo cho con, nhưng đêm nay tự nhiên con sáng suốt và nhận thấy được điều này nơi chính mình. Phải tự tin nơi chính mình để đối diện với mọi tình huống ở đời dù là gian lao khổ cực. Con xin cám ơn Thầy, con có chỗ nào sai mong Thầy từ bi tha tội cho con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-06-2015

Câu hỏi:

Xin hỏi làm phước như thế nào là đúng cách?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-05-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, <p>

Con thành tâm tri ân công đức của Thầy khai thị cho con thấy ra căn bệnh đã ăn sâu trong gốc rễ trong Tâm con là căn bệnh "Ngã Mạn", và con đang uống "Thuốc" do Thầy kê toa, con tin là con sẽ bớt bệnh và trở về "Trọn vẹn trong sáng với thực tại" để hưởng trọn hương vị pháp thì mới đúng là "Tuệ Nguyên" phải không Thầy? <p>
Sau đây là bài thơ "Thuốc" của Thầy con đang dùng: <p>
Chết đi cái Ngã rộn ràng, <p>
Tâm không, muôn việc nhẹ nhàng thảnh thơi, <p>
Lăng xăng uổng phí một đời,<p>
Sống tuỳ thuận pháp tuyệt vời biết bao!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-04-2015

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, con có một thắc mắc về sự cúng dường. <p>
Con thấy Phật tử khi cúng dường biết là mình đang làm một điều phước thiện và qua việc làm thiện lành đó thường hay nguyện, hay cầu xin một điều gì đó. <p>
Cũng có những Phật tử khi làm phước cúng dường chỉ phát tâm hoan hỉ cúng dường hay cảm thương mà bố thí chứ không nghĩ đến việc chú nguyện gì cả. <p>
Con lọt vào nhóm thứ hai và không biết là mình có thiếu sót không? <p>
Xin Thầy khai thị. <p>
Kính,
Như Hoa

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-02-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, <p>
Nhân dịp năm mới, con kính chúc Thầy nhiều sức khỏe và an vui. Con thì rất vui vì được Thầy làm lễ quy y và hướng dẫn cho con tu tập cách đây vài tuần. Niềm vui quá lớn, ngay hôm đó và nhiều ngày sau, con gặp ai mà có duyên với Phật Pháp là con cũng kể là con được quy y rồi. Con không hẳn là muốn 'khoe' mà sao con cứ khoe hoài, giống như ly nước đầy cứ sánh nước ra ngoài hoài. Như vậy có sai không Thầy? Cái sự 'khoe quy y' của con tới nay giúp con được một việc rõ ràng là không còn ai mời hay ép con uống bia rượu nữa. Gia đình và bạn bè còn giúp nhắc con giữ giới nữa chứ. Nhưng con sợ cái sự khoe này là dấu hiệu của bệnh 'cống cao ngã mạn' quá, xin Thầy giúp cho con lời khuyên nha? Con xin cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-01-2015

Câu hỏi:

Kính Thưa Thầy!
Con muốn chia sẽ với đạo hữu một ít quan điểm về phong thủy đồng thời cũng muốn hỏi Thầy về những suy nghĩ của con có đúng không? <p>
Có một thời gian con rất thích môn này và nghiên cứu về nó. Qua trải nghiệm con thấy phong thủy là một môn khoa học và cũng có một giá trị nhất định. Sau một thời gian giúp đỡ nhiều người, kết quả trong các trường hợp đều tốt nhưng rồi con lại buông bỏ mọi kiến thức và kinh nghiệm về nó, chỉ còn lại trực giác nhưng con cũng không quan tâm đến luôn. Vì con nhận thấy như sau: <p>
1/ Người giỏi phong thủy mà không hiểu nhiều về nhân quả, cứ sử dụng phong thủy tùy tiện thì hậu quả đối với bản thân cũng rất đáng ngại, có thể nói mình đang can thiệp vào nhân quả - nghiệp báo của người khác, thậm chí có thể phải gánh thay bớt nghiệp báo cho họ. <p>
2/ Biết nhiều cũng không tốt vì không khéo thì ngã mạn sẽ tăng theo. <p>
3/ Đối với người tu hành, luôn giữ chánh niệm tỉnh giác thì nhà, cửa… có đúng phong thủy hay không cũng như nhau thôi, không quan trọng.<p>
Thưa Thầy! Con không biết mình nghĩ như vậy có đúng không, nhưng con muốn nói ra đây để các đạo hữu muốn học phong thủy thì có thể tránh những lỗi con đã mắc phải.<p>
Con thành kính cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-01-2015

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, con có đọc "Phật dạy hãy làm 20 điều khó trích trong Kinh 42 chương. Trong đó, có điều thứ 12 là "Diệt trừ ngã mạn là khó" có nghĩa là gì thưa thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-10-2014

Câu hỏi:

Thưa thầy, đầu tiên, con kính chúc thầy luôn được mạnh khỏe, an khang.

Con có hai thắc mắc về Pháp mong được thầy giảng giải: <p>

1. Trong Bát Chánh Đạo, có Chánh Tư Duy đối lập với Tà Tư Duy. Tà Tư Duy là 3 tư duy: tư duy về dục tham, tư duy về sân hận, tư duy về hại người. Con thắc mắc là ngoài 3 điều đó ra, phiền não có rất nhiều, như ngã mạn, ganh tỵ... Vậy 1 người có tư duy "ta hơn người khác" thì không phải là tà tư duy sao ạ? Và Chánh Tư Duy là 3 tư duy ngược lại của Tà Tư Duy, vậy 1 người có suy nghĩ "ta hơn người khác" thì có phải thuộc Chánh Tư Duy không, hay có 1 loại Tư Duy thứ 3 nữa: không phải là Chánh, cũng không phải là Tà. Quả thật, điều này làm con khúc mắc mãi ạ. <p>

2. Khi hành thiền, có 5 triền cái làm chướng ngại: tham dục, sân hận, hoài nghi, hôn trầm thụy miên, trạo cử hối quá. Tương tự như câu hỏi trên, về nguyên tắc phiền não còn có những loại khác như ngã mạn. Và ngay cả trong thực tế hành thiền, con thấy cũng có lúc tâm mình khởi lên suy nghĩ theo dạng "ta là thế này, người kia là thế nọ", suy nghĩ đó cũng làm chướng ngại cho việc hành thiền, và đó rõ ràng là 1 suy nghĩ ngã mạn, nhưng sao nó không được liệt vào 5 triền cái ạ. Con chỉ có nghĩ đến 1 khả năng: đó là 5 triền cái là 5 cái gốc khởi lên trước tiên khi có tâm thiền, sau khi 5 triền cái khởi lên đầu tiên rồi, coi như thiền đã bị hư, thì tiếp theo sau mới có những phiền não khác nối đuôi theo, khi những phiền não khác nối đuôi theo, thì lúc đó không còn được coi là thiền nữa, vì lúc đó tâm toàn loạn động suy nghĩ lung tung - dù cái thân vẫn ngồi đó. Liệu có phải như vậy không, hay có nguyên nhân khác, xin thầy giảng giúp con. <p>
Con kính thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-09-2014

Câu hỏi:

Kính Thầy, <p>
Thân kiến (sakkayādiṭṭhi) và Ngã mạn (Māna) tất nhiên là khác nhau, nhưng ở tầm hiểu biết của con, con vẫn bị lẫn lộn, không phân biệt rõ ràng hai cái này. Thỉnh Thầy giúp con hiểu được một cách cụ thể hơn. Thành kính tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-07-2014

Câu hỏi:

Dạ con xin đảnh lễ thầy ạ. <p>

Con có tính cách thường hay ưa thích trải nghiệm, đương đầu với thử thách. Thường những gì càng khó khăn, chướng ngại thì càng làm con gia tăng thêm ý chí, nỗ lực, tinh tấn để bước qua. <p>

Trong việc tu tâm con cũng không ngại những khó khăn, phiền não để từ đó vun bồi nết hạnh nhẫn nại, kiên trì, bao dung và từ trong những trải nghiệm đó con học ra được bài học của Pháp về tùy duyên, thuận pháp, vô ngã vị tha. Bây giờ con đã có thể sống và ứng xử được tương đối quân bình, buông xả trong những hoàn cảnh không được như ý mình muốn. <p>

Sau 1 quá trình nỗ lực nơi nội tâm và đạt được những thành quả nhất định trong việc tu tập thì con thấy hoan hỷ vì con đã chinh phục được những khó khăn, trở ngại đến từ cái tôi. <p>

Dạ thầy cho con hỏi cảm giác vui thích đó có phải con đã bị đánh lừa bởi ngã mạn không ạ?


Xem Câu Trả Lời »