loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 70 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'Sinh tử & Niết-bàn'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 21-04-2016

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy hôm nay con xin trình pháp mong thầy hoan hỷ chỉ dạy con và mong các anh chị em đạo hữu gần xa chia sẽ, đóng góp ý kiến.
Thưa thầy con nhận ra được nguyên lý của giác ngộ sự thật là mình cột ở chỗ nào thì phải gở ra ở chỗ đó, cho nên phiền não mới có giá trị.
Hạnh phúc là không có đau khổ. Phiền não chỉ đoạn tận khi thấy ra được phiền não chứ không thể tránh né phiền não bằng việc tạo ra hạnh phúc như: thành đạt, địa vị, quyền thế hay thiền định. Khởi đầu khi con tu con chưa thực sự hiểu hết được ý nghĩa các bài giảng ở các khóa thiền mà thầy đã hướng dẫn. Thì ra các bài giảng của thầy đều cùng một mục đích là khai thị sự thật giúp chúng con tự nhìn lại mình, tự thấy ra và tự giải thoát mà không nương nhờ một phương pháp cục bộ nào.
Một việc hết sức đơn giản đó là hãy nhìn sợi dây là sợi dây, đừng nhìn sợi dây là con rắn. Vì tưởng lầm sợi dây là con rắn nên sợ hãi và phản ứng bằng cách này hay cách khác và đương nhiên là tự mình tạo ra phiền não khổ đau cho chính mình. Như vậy đơn giản chỉ cần nhìn lại, quan sát lại để thấy ra sự thật mà không bị những ảo tưởng đánh lừa. Mỗi một tâm khởi lên mà không dựa trên cái thực thiết yếu thì tâm đó đưa đến phiền não khổ đau. Mà phiền não khổ đau cũng là do bản ngã tự tưởng tượng ra rồi kết luận rồi lo lắng, bất an, sợ hãi… Phiền não khổ đau là quá trình tất yếu của của bản ngã. Không thể diệt bản ngã để hết phiền não khổ đau mà phải thông qua phiền não khổ đau để phát hiện, khám phá ra bản ngã. Vì bản chất của bản ngã là ảo nên chỉ cần thấy ra cái ảo do bản ngã dựng lên thì sẽ tự chuyển hóa. Người tin vào bản ngã thì tạo tác để đạt được những mục đích nhằm tạo ra những hạnh phúc mà bản ngã cho là. Người học đạo mà không thấy ra nguyên lý thì tu tập sẽ tranh đấu với bản ngã để dành chiến thắng. Người hiểu nguyên lý thì chỉ cần trở về quan sát lại mình, quan sát lại những phản ứng nội tâm với hoàn cảnh sống, quan sát lại những thói quen, quan niện, khái niệm, tư tưởng, lòng tin… chỉ để thấy ra đâu là thực, đâu là giả. Thấy giả tức là thực và nhờ thấy ra giả nên không còn bị giả đánh lừa vì vậy mà giải thoát trên cái đã nhận ra. Nhận ra sự thật ít rồi thì sẽ nhận ra nhiều, nhận ra nhiều thì sẽ nhận ra toàn diện. Còn nếu đi sai đường mà tạo tác, rèn luyện thì chắc chắn sẽ phải học lại từ đầu. Tại sao vậy? đó là điều kỳ diện của pháp. Thuận theo ý pháp thì sẽ giác ngộ, nghịch theo ý pháp thì phải học lại từ đầu. Con thấy như vậy xin thầy khai thị cho con. Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-03-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Hòa thượng Viên Minh! <p>
Vô cùng cảm ơn những bài giảng sinh động dễ hiểu và logic của thầy, chắc chắn chúng sinh ai cũng có thể tìm được ít nhiều tinh tấn, trí tuệ, an lạc cho mình trong đó. Nhân tiện diễn đàn hỏi đáp này con đề cập một vấn đề mới mà gần đây giới vật lý & thiên văn thế giới công bố đó là các nghiên cứu về Hố đen, Chân không, Hạt Higgs và đặc biệt là thuyết Đa vũ trụ. Tạm tóm lược, khi nghiên cứu hố đen và chân không, giới khoa học cho ra lý thuyết về vật chất và phản vật chất – vũ trụ bao gồm nhiều dạng vật chất cùng tồn tại song song nhưng con người mới nhận thức được một số trong đó (khoảng 4% toàn bộ vật chất). <p>
Khi nghe nói về Niết Bàn (diễn giải theo nguyên gốc của Đức Phật), con e là ý của Đức Phật nói đúng như vậy, tức là thực sự không có cái gì chứ không phải có nhưng thái độ không khởi lên như thầy đã giảng. Khả năng là toàn bộ vật chất khi đạt Niết Bàn đã chuyển hết sang phản vật chất và vận hành ở trình độ vi tế cao hơn dạng vật chất thô trược mà con người đang tồn tại. <p>
Nếu Thầy có hứng thú về điều này, Thầy có thể cho chúng sinh biết thêm về nhận xét của Thầy? Trân trọng cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-01-2016

Câu hỏi:

1/ Thoát luân hồi là gì thưa Thầy? <p>
2/ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn thì chúng ta phải nương vào Pháp mà Ngài đã dạy và tự lực để cứu mình, cái ý nghĩa này thì con hiểu nhưng con muốn hỏi là Bổn Sư nhập Niết-bàn rồi thì còn có thể thị hiện để độ người hữu duyên nữa được không ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-12-2015

Câu hỏi:

Kính Sư,
Niết-bàn có nhiều nghiã và một trong những nghià đó là: thường, lạc, ngã, tịnh.
Xin thầy chỉ dạy cho con chữ Ngã trong trường hợp nầy nghiã là gì? <p>
Kính chúc thầy an khang để hoằng dương Phật pháp.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-07-2015

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy!
Con mới tìm hiểu về Phật Pháp, con có một điều chưa hiểu mong được Thầy giải đáp. <p>
Khi mình học Phật là để sống an vui, đạt Niết-bàn hoặc là để quay về hiện tại sống tỉnh thức..., như vậy có phải là đã có bản ngã rồi không ạ? <p>
Nếu như diệt trừ tham, sân, si để được như trên thì con thấy mâu thuẫn. <p>
Nếu không như vậy thì học Phật để làm gì ạ?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-06-2015

Câu hỏi:

Thưa thầy! Có lần trong khi nghe pháp, con đã thấy thầy giảng về các tính chất của Niết-bàn. Con rất ấn tượng nhưng chỉ nhớ được tính chất "nguội lạnh", còn những thứ khác con không kịp chép lại. Con xin thầy hoan hỷ nhắc lại các tính chất của Niết-bàn giúp con ạ. Con cảm ơn thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-05-2015

Câu hỏi:

Kính bạch thầy,<p>

Người hiểu đạo rồi thì sống thế nào? Cứ để thân, ý, thức tự vận hành theo nhân duyên và tâm quan sát? Hay là sao ạ?<p>

Long Thọ nói: Niết-bàn là luân hồi, luân hồi là Niết-bàn. Xin thầy giảng nghĩa thêm cho con. Liệu đó có phải nhằm phá chấp theo cứu cánh của Bắc tông không?<p>

Đảnh lễ thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-01-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy! Thầy nói "thấy pháp đang là ở mức độ tánh đế chưa phải Niết bàn, thấy ở mức độ Thánh đế mới là Niết bàn". Thầy có thể nói rõ hơn cho con hiểu về Tánh Đế và Thánh Đế không ạ? Và hai cái thấy này khác nhau thế nào?
Con xin thành kính đảnh lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-11-2014

Câu hỏi:

Kinh thua thay. Trong dao Phat nguoi ta goi Niet ban, Tay phuong Cuc lac hay Tinh do. Con Thien Chua giao goi la Thien dang. Co phai nguoi ta dung ngon tu de mo ta mot thai do tam khi an nhien, tu tai, thanh than, yen binh truoc moi thu den di ma khong bi chi phoi, chu khong co thuc nhung canh dep nhu o Tay phuong day tran chau ma nao... De duoc hieu dung con xin kinh thay chi cho. Con xin thanh kinh tri on.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-11-2014

Câu hỏi:

Con kính lạy Thầy. Xin Người từ bi hoan hỉ chỉ dạy giúp con: Sau một thời gian con thực hành theo những gì Người dạy, vừa qua trong một phút con chợt nhận thấy tâm con... ở trạng thái lắng đọng... chỉ vậy thôi Thầy ạ, không gì cả nhưng dường như chấp nhận được tất cả. Con nhận thấy từ trước đến nay điều chư Phật dạy về an lạc và Niết bàn con đã hiểu sai, cái trạng thái đó ta không thể suy nghĩ mà chỉ có thể cảm nhận. Nhẹ nhàng và xúc động... không biết diễn tả ra sao. Con kính chúc Người sức khỏe và an lạc. Tri ân Người.

Xem Câu Trả Lời »