loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 270 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'thiền định, tứ thiền bát định'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 02-06-2022

Câu hỏi:

Bạch Thầy, có hai câu nói về thiền như sau:
- Thiền là trạng thái của tâm khi thấy bên ngoài động mà bên trong không động.
- Thiền là trạng thái của tâm khi thấy bên ngoài động thì thấy động, bên trong động thì thấy bên trong động và ngược lại (tĩnh)
Hai câu trên đều diễn tả trạng thái của tâm nhưng câu trên thể hiện sự cố gắng nổ lực để đạt được mục đích trạng thái của tâm, còn câu dưới thì thể hiện trạng thái của tâm định tĩnh, an nhiên không mong cầu.
Bạch Thầy cách con nhìn nhận về hai câu như trên có đúng không?
Kính tri ân Thầy và chúc Thầy sức khỏe và an vui.
Con mong sớm được gặp Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-05-2022

Câu hỏi:

Con kính chào sư!
Cho xin được hỏi quá trình hành thiền sẽ bị các chướng ngại khởi lên như buồn ngủ, phóng tâm, nghi ngờ... vậy thì mình sẽ làm như thế nào để chế ngự hay vượt qua để đi đến định tâm được ạ?
Bên canh đó, con có gặp trường hợp khi ngồi - con vẫn biết tê và biết là mình đổi chân và trong suốt quá trình ấy - các đối tượng đến và xảy ra với tốc độ nhanh và liên tục? Vậy con bị rơi vào trạng thái gì của chướng ngại không ạ?
Con rất biết ơn sư nhiều lắm, nhờ có giáo Pháp của Đức Phật và các sư đã cho biết được con đường đi đúng!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-05-2022

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, con ngôi thiền định thử thì khi định không có vọng tưởng nhưng ra định thì vẫn vọng tưởng. Con thấy chỉ đè phiền não chứ không đoạn phiền não bằng chánh niệm quan sát diệt phiền não ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-04-2022

Câu hỏi:

Kính thưa sư ông, có vị nói là những người tu thiền định trụ cho tâm vắng lặng để được giác ngộ. Cái này cần coi lại vì thiền định tâm vắng lặng không còn phiền não thì khó giác ngộ, cái này con cũng thấy vậy vì phiền não tức bồ đề chỉ có giác ngộ trong động chứ tĩnh lặng thì tánh biết không làm việc để thấy phiền não là vô thường khổ vô ngã ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-04-2022

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ thầy ạ!
Thưa thầy, hôm qua sau khi lễ Phật, đọc sách, con hồi hướng Phước cho tất cả các chúng sanh thì có cảm giác nổi da gà (lúc đó trời cũng hơi lạnh nên con không biết có phải do thời thiết không, nhưng nổi da gà một lúc rồi hết), đồng thời con cảm thấy có một luồng khí từ bụng bốc lên đầu khá dễ chịu, con hơi sợ nên niệm Araham Sammā Sambudho, càng niệm cảm giác càng rõ. Con niệm một lúc rồi thôi, sau đó con nhìn tượng Phật lòng thấy xúc động cảm giác vô cùng hoan hỉ và biết ơn. Con cũng không hiểu vì sao mình hoan hỉ nữa. Thưa thầy, có phải con vô tình rơi vào định do con đã niệm tâm từ không ạ?
Con kính tri ân thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-04-2022

Câu hỏi:

Nam mô Phật. Con xin đảnh lễ sư ông. Dạ con muốn hỏi: Xả thiền như thế nào ạ? Con xin cảm ơn sư ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-04-2022

Câu hỏi:

Kính bạch thầy,
Thầy cho con được hỏi về bài kinh Bāhiya. Biết bao người cũng được nghe bài kinh nhưng không giác ngộ. Vậy phải chăng thiền định vẫn là cần thiết, ko thể bỏ hoàn toàn. Cũng như để lấy được lõi cây vẫn phải cắt qua vỏ cây, gỗ thịt bên ngoài lõi ạ? Con xin tri ân thầy. Kính chúc thầy mạnh khoẻ để chia sẻ chân lý cho chúng sinh ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-04-2022

Câu hỏi:

CON KÍNH CHÀO THẦY, Con xin phép thầy và nêu câu hỏi ạ:
Thiền định không tách rời cuộc sống
"... Trong thiền định không thể có người suy nghĩ, mà có nghĩa rằng tư tưởng phải kết thúc – cái tư tưởng mà bị thúc đẩy về phía trước bởi sự ham muốn đạt được một kết quả. Thiền định không liên quan gì đến việc đạt được một kết quả. Nó không là vấn đề của hít thở bằng một phương pháp đặc biệt, hay nhìn thẳng ngay mũi, hay đánh thức khả năng để thực hiện những trò ma mãnh nào đó, hay tất cả những chuyện vô lý không chín chắn chung quanh nó... Thiền định không là điều gì tách rời cuộc sống. Khi bạn đang lái xe hơi hay đang ngồi trên xe buýt, khi bạn đang nói chuyện liến thoắng không ngừng nghỉ, khi bạn đang dạo bộ một mình trong cánh rừng hay đang nhìn ngắm một con bướm đang được cơn gió mang đi – tỉnh thức không chọn lựa được tất cả những việc đó là thành phần của thiền định..."

Ngẫm Nghĩ Hàng Ngày Cùng Krishnamurti
Lời dịch: Ông Không

Con hỏi chỗ này ạ:

1."Thiền định không tách rời cuộc sống. Trong thiền định không thể có người suy nghĩ, mà có nghĩa rằng tư tưởng phải kết thúc... tư tưởng phải kết thúc toàn bộ" à thầy?

2. Có tư tưởng mà vẫn THIỀN có được không thầy?
Rảnh thầy trả lời giúp con nhé. CON BIẾT ƠN SƯ ÔNG NHIỀU Ạ

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-03-2022

Câu hỏi:

Bạch Sư! Con kính đảnh lễ Sư! Vừa qua con có gặp một bạn, bạn ý cũng theo thiền, nhưng là định trước rồi mới đến vipassanā. Khi con có trình bày về sự tu tập là cứ bình thường biết nơi thân, thọ, tâm, pháp, thấy những trạng thái và thái độ tâm, thì bạn ấy có khuyên rằng đó là ở bậc cao, người định còn yếu thì sẽ lui sụt dần mà không thấy được sự thật, nên có thể tập tọa thiền để tăng định cho tâm. Bản thân con gần như không tọa thiền, chỉ lúc mê rồi lại tỉnh giác trong cả ngày hoạt động và nghỉ ngơi thôi ạ. Hơn nữa con cũng chưa được là Phật tử của Sư hay Thầy nào do đó con cũng không có hoạt động trình Pháp được với ai để biết xem thế nào. Con kính thưa Sư chỉ dạy giúp con ạ! Con cảm ơn Sư ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-01-2022

Câu hỏi:

Câu hỏi 1: Thưa thầy có phải Phật pháp ra đời để giúp chúng sanh tiến hóa nhanh hơn về mặt nhận thức và hành vi của mình hay là tăng thượng duyên giúp chúng sanh giác ngộ sớm hơn. Vậy thầy dạy phải học hết thì người tu cũng không khác gì người không học Phật pháp phải không thầy?
Câu hỏi 2: Nếu không cần thiền định thì đối với người lực tu còn yếu kém làm sao giữ được mình trong Phật pháp. Khi bình thường thì không sao còn khi gặp chuyện trái ý nghịch lòng làm sao mà không bị dao động được. Có phải chúng sanh nào cũng cần thiền định để loại bỏ ngũ dục trước sau đó phải buông bỏ thiền định mới giải thoát được phải không thầy? Trừ những bậc căn cơ lớn đã tu nhiều kiếp mới không cần thiền định.
Câu hỏi 3: có phải chúng sanh nào cũng phải tiến hóa đến đại ngã như đắc được tứ thiền bát định nhưng vẫn khổ không được giải thoát sau đó phải buông xuống đầu hàng pháp mới giác ngộ phải không thầy? Xin tri ân công đức của thầy. Nam mô bổn sư thích ca mâu Ni Phật

Xem Câu Trả Lời »