loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 892 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'cuộc sống'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 30-07-2017

Câu hỏi:

Thưa thầy kính mến,
Đầu thư con xin chúc thầy luôn mạnh khoẻ ạ. Thầy đã bắt đầu vào khóa Thiền 17 rồi đúng không ạ. Chúng con ở Hà Nội dù vẫn nghe online và thực hành hàng ngày nhưng thật lòng mà nói vẫn rất khao khát được nghe trục tiếp từ thầy hơn ạ. Thôi đành chờ tháng 11 thầy lại ra Bắc ạ.

Thưa thầy, hôm nay con muốn tâm sự với thầy về vấn đề giáo dục trẻ em bị tự kỉ, tăng động (tên viết tắt là VIP) cũng là xin sự chia sẻ từ thầy.

Ngày nay tỉ lệ trẻ tăng động, tự kỉ tăng cao, nguyên nhân thì chưa thống kê được. Tuy nhiên con nhận thấy trẻ em giờ hầu như đều bị, chỉ là tỉ lệ cao hay thấp và dừng lại ở độ tuổi sau lên 3. Con không chuyên ngành giáo dục mầm non, nhưng từ khi con được trở về với Pháp thì con phát hiện ra rất nhiều khả năng lạ mà từ trước giờ con không bao giờ làm được như: con vẽ rất dở không phải người sáng tạo, tư duy hình học kém ấy vậy mà gần đây nhân 1 dịp vẽ theo trường phái Zen tangle mà con tự nhiên vẽ được tất cả, không hề định trước trong đầu mà vẽ như 1 luồng khí chạy qua con cứ thế con đưa bút, pha màu mà không ai nghĩ con chưa bao giờ học vẽ. Đại loại là từ khi ứng dụng thiền Vipassanā trên cả thân thọ tâm pháp cộng với pháp thầy bày cho, con thấy mình không còn tách rời giữa Đời và Đạo nữa...

Quay lại chuyện tự kỉ ở trẻ, con nhận thấy dường như các bậc cha mẹ và các tổ chức hiện nay chưa thực sự hiểu về chúng, coi chúng là 1 căn bệnh, 1 loạt trẻ khác thường và cần được "điều trị đặc biệt". Và con có biết các group cha mẹ của các bé đó, tội lắm Thầy a, con cái bị xa lánh đã đành nhưng con thấy vấn đề của Phụ Huynh còn trầm trọng hơn vì họ không hiểu nổi và chăm sóc nổi chúng, không tìm được sự bình an. Chúng lầm lì, đứa thì phá phách đủ thứ... Có rất nhiều stress từ họ, có người muốn buông xuôi thầy ạ. Con mới đọc tâm sự của 2 bà mẹ, nói muốn ôm con tự tử cùng vì thấy bất lực và không đủ sức để đi cùng con vì nó vẫn vậy, các bố mẹ khác thì bao tiền nong... Con chưa biết khuyên sao.

Con trình bày qua để thầy hiểu điều con muốn chia sẻ, con muốn hỏi thầy theo Phật Giáo và luật nhân quả thì bệnh của các bé này có thể nhận biết được là do nhân nào không ạ? Mà con thấy nó hợp với Duyên là xã hội phát triển hiện nay. Chứ ngày xưa đâu có.
Tiếp là, con muốn nghe lời khuyên của thầy cho việc giao dục các bé này trên tinh thần ứng dụng Phật học hay lối sống chánh niệm tỉnh thức thầy nói cho chúng ra sao ạ?

Con muốn chia sẻ thêm về cái nhìn nhận của mình về các bé này, theo con biết chúng bị sự kì thị lớn vì lí do chúng không giống với những gì mà xã hội, trường học, gia đình đề ra nên tự nhiên chúng bị đưa vào chế độ đặc biệt vì cha mẹ, cô thầy các bạn không hiểu được các bé đó nghĩ gì. Trẻ tự kỉ có thế giới riêng của chúng đúng không Thầy? Con biết điều này vì hồi bé con cũng có lẽ là 1 dạng tự kỉ - ám thị nhiều hơn ạ. Con luôn không có cùng suy nghĩ, muốn làm, muốn chơi, muốn học, muốn nói như các bạn, như cô bảo vì con không thấy hứng thú. Con phân biệt màu cũng khác các bạn và từ đó con luôn càng thu mình vào thế giới riêng của con. Con luôn có nhiều ước mơ lắm, nhưng hầu như con không có cơ hội để thể hiện vì con không đủ khả năng như các bạn trong lớp. Và con chỉ hạnh phúc khi tự sống trong ước mơ con tự vẽ ra. Đến khi con quan sát các bé đó cũng vậy, người ta nói tự kỉ là do não phải phát triển hơn não trái bất thường nên trẻ có xu hướng tốt hơn nếu cho tiếp cận âm nhạc, hội hoạ, thiên nhiên... hơn là con số, công thức... Đúng là hồi bé con còn nhận thấy nhiều lúc con nghe mà không hiểu thầy cô nói gì, nó thành 1 vùng "mờ - hay đen" luôn trong não con... không hiểu sao bé thế mà con còn tự thấy được điều đó. Nên con học mãi không vào, không thuộc nhưng đặc biệt rất thích tưởng tượng (dù tư duy hình học con rất kém). Theo nghiên cứu có nhiều trẻ tự kỉ có nhiều khả năng đặc biệt thầy ạ, có bạn lại nhớ con số và tính nhẩm siêu nhanh hơn cả bấm máy. Vừa rồi có 1 bài nói trên TED của 1 bạn tự kỉ gửi mẹ. Bạn nói bạn không ngủ được với gia đình là thảm họa nên thuốc thang, trị liệu liên tục nhưng bạn đó nói bạn thích bóng đêm, bạn thích ngắm trăng và khi không ngủ được với bạn rất thú vị, vì bạn có nhiều người bạn nhiều điều tuyệt vời với trải nghiệm không ngủ ban đêm đó... hay như không muốn đi ra ngoài, tiếp xúc kết bạn vì bạn thấy rất ngớ ngẩn khi phải thêm bạn mới mà không hiểu mình, bạn thấy lạc lõng với thế giới ba mẹ và mọi người vẽ ra, bạn ở nhà vì thế giới của bạn rất thú vị chỉ riêng bạn biết, bạn có gấu Teddy chơi, bạn được sáng tạo theo ý bạn... nhưng ba mẹ không chịu hiểu tham gia cùng bạn mà lôi bạn đi để rồi mỗi lần về bạn thấy tổn thương hơn...
Bài nói đó mạnh mẽ lắm, bạn nói mà cả thế giới thức tỉnh về cái nhìn về họ thầy ạ.

Không hiểu sao con muốn làm gì đó giúp cộng đồng các bé tự kỉ tăng động. Tuy nhiên về mặt duy thức học con chưa hiểu rõ lắm, hay về vô thức bên Phật giáo thì với đối tượng này mình nên hiểu toàn diện ra sao và có phương pháp nào vừa chế định lại vừa giúp họ được hoà hợp với thế giới của họ và thế giới chung hả thầy?

Con xin lỗi làm phiền thầy, vì con diễn đạt dài ạ.
Con xin tri ân Thầy, nguyện cho tất cả đều được sống an vui, hoà hợp và hạnh phúc ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-07-2017

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy! Thầy ơi Thầy cho con mạn phép hỏi khi sống trong hoàn cảnh bế tắc mọi mặt mà chưa có cách để giải quyết thì thái độ tâm của mình lúc này phải thế nào mới đúng tốt vậy Thầy? Xin Thầy cho con một lời khuyên để con có động lực sống Thầy ơi! Con chúc Thầy nhiều sức khỏe!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-07-2017

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,

Sao sắp đến ngày nghỉ việc con lại cứ thấy áy náy với mọi người, nhất là người quản lý đã luôn kỳ vọng và chỉ bảo nhiều thứ cho con rất nhiều. Tất nhiên con tiến bộ nhiều một phần do bản thân cũng rất nỗ lực nữa, và cũng đóng góp nhiều điều tốt đẹp cho đơn vị. Nhưng tiếp tục làm việc thì con thấy mệt mỏi quá. Nhiều ngày con chỉ ao ước được ngồi yên tĩnh một mình mà không làm gì cả, phần vì cơ thể mệt mỏi, phần vì sự đấu đá qua lại từ mọi người, con nghĩ mình không cần phải tiếp tục chịu đựng những điều đó. Con áy náy vì sợ sắp tới đơn vị sẽ khó khăn nhiều thứ khi con đi, hoặc sẽ trở nên lộn xộn, chất lượng và uy tín giảm sút. Xem dịch thì con đi là việc rất tốt Thầy ạ. Nhưng tâm con cứ lưỡng lự hoài nghi. Đi không đặng mà ở cũng không xong. Xin Thầy cho con lời khuyên. Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-07-2017

Câu hỏi:

Con xin vấn an Thầy.
Thưa Thầy, gần đây con đã lăng xăng tạo tác hơi nhiều mong Thầy xá tội. Chứng mất ngủ của con vẫn không giảm được, đêm nào con cũng thức giấc khoảng 1, 2 giờ sáng rồi khó ngủ lại. Ban ngày con rất nhiều việc phải lo. Rảnh lúc nào con lại đọc phần hỏi đáp này hoặc đọc các bài giảng của Thầy. Con thấy đầu đau nhức và căng thẳng. Tuy nhiên đây không phải vấn đề con tham vấn Thầy.
Vấn đề là: ngôi nhà con mới chuyển đến ở được xây lâu rồi. Nó được đổi qua nhiều chủ. Khi mới đến con có nghe hàng xóm nói lại là ngôi nhà này không ai ở được lâu. Vợ chồng thường cãi nhau, trẻ con thì khóc nửa đêm, làm ăn thất bát... lúc đầu con không tin. Nhưng càng ngày con thấy đúng như họ nói.
Con có sửa lại một số chỗ và trổ thêm cửa thì mọi người càng xào xáo thêm... người này đập ra thì người sau lại xây lại.
Chuyện tài ma con không tin, Con tin vào luật nhân - quả. Nhưng thỉnh thoảng con vẫn gặp ác mộng.
Xin Thầy từ bi cho con lời khuyên.
Con xin tạ ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-07-2017

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Con là nữ, năm nay đã 35 tuổi, đã có gia đình và 1 con. Đã hơn 1 năm nay, con có nhiều điều không hài lòng về bản thân và thấy cần phải thay đổi: Con lười hoạt động, nên sức khỏe yếu, con cũng chậm chạp nên việc nhà và chăm sóc con cái phải dựa dẫm vào bố mẹ đẻ, con làm việc và học tập thiếu tập trung, nên hiệu quả không cao, chậm trễ trong công việc. Con đã nhận thức được vậy, và mỗi ngày đều tự nói với lòng mình phải thay đổi. Con lên kế hoạch để thay đổi, lúc thì kế hoạch dài hạn, lúc thì kế hoạch năm, lúc thì kế hoạch tuần, và lúc thì đơn giản là kế hoạch cho 1 buổi sáng thôi, là phải làm việc gì, việc gì,... Nhưng rồi con cứ vi phạm hết ngày này sang ngày khác, thay vì tập thể dục hay ngồi thiền như kế hoạch thì con lại đọc internet, thay vì làm việc thì con xem phim,... Cứ vậy, chưa 1 ngày nào con thực hiện thành công nhiệm vụ của mình, cho dù con chỉ đặt nhiệm vụ đơn giản nhất là chỉ cần ngày hôm đó giữ cho không vào internet đọc lần nào là được, không cần phải hoàn thành việc gì khác, nhưng rồi ngay sau khi đặt ra mục tiêu khoảng 20ph, con đã bắt đầu vi phạm.
Con đã tham khảo nhiều sách, nghe nhiều bài hướng dẫn về rèn luyện thói quen, về việc thực hiện mục tiêu, về cách quản lý thời gian,... nhưng đến lúc thực hiện, con lại không đủ quyết tâm, dù những việc con đặt ra, không có gì là quá khó khăn, chông gai cả.
Cái trạng thái thấy cần thay đổi nhưng bầy hầy chưa thay đổi được gì kéo dài cũng đã hơn 1 năm, con bắt đầu thấy mất lòng tin ở bản thân mình. Sách vở, các phương pháp, con đều biết hết cả, nhưng bây giờ con thật sự không biết bắt đầu từ đâu để chiến thắng bản thân mình. Mỗi ngày con đều thấy xấu hổ với bản thân, thấy có lỗi với mẹ đẻ của con, có lỗi với con trai của con.
Trong quá khứ, con từng bị thói quen làm việc không tập trung từ bé, nguyên nhân là do từ hồi học tiểu học, con vốn nhanh hiểu nên không cần nhiều thời gian để học bài ở nhà, nhưng mẹ con lại cứ muốn con ngồi trên bàn học thay vì đi chơi lêu lổng, nên không có việc gì làm, con bắt đầu tập thói quen mơ mộng linh tinh lúc ngồi trên bàn học. Thói quen này đeo đẳng con đến mãi bây giờ, khi trong công việc, con vẫn bị xao nhãng bởi thói quen vào internet trong giờ làm việc. Cũng có lúc con từng vượt qua được nó, để đạt được 1 mục tiêu quan trọng nào đó, ví dụ như thi đỗ đại học hay đạt được bằng giỏi đại học. Nhưng từ đó đến nay, con chưa chiến thắng bản thân được 1 lần nào nữa, dù con biết công thức - phương pháp đã từng giúp mình thành công, nhưng con gặp thất bại khi từng bước, từng bước triển khai nó.
Một người đã 35 tuổi mà còn kém tự giác như vậy, con thật lấy làm xấu hổ, con lại tự nhủ, từ giây phút này, con sẽ cố gắng thay đổi, thay đổi,... nhưng đã nhiều ngày, đã nhiều lần tự nhủ như vậy, con vẫn chưa có gì thay đổi. Sức ỳ của con thật lớn.
Con không biết thầy có thể giúp gì cho con không? Con xin được lắng nghe thầy!


Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-07-2017

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Xin Thầy cho con hỏi, làm sao phân biệt được sự khác nhau giữa trạng thái:
1. Sự trốn chạy, không dám đối diện với nỗi đau buồn.
2. Sự đồng hóa với nỗi đau buồn.
3. Sự có mặt trọn vẹn với nỗi đau buồn
Từ khi con bắt đầu hiểu được những lời thầy dạy, con hiểu rằng:
- Nếu đau khổ xuất hiện mà mình đi tìm cách này cách khác để xoa dịu (đi gặp bạn than vãn, đi xem phim, đọc truyện, du lịch...) hoặc hễ nó xuất hiện thì mình tránh và nghĩ sang chuyện khác thì đó là trốn chạy, làm như vậy thì chỉ dồn nén nỗi đau khổ mà thôi, và khi có điều kiện nó càng bùng nổ mạnh mẽ hơn.
- Còn nếu mình để nỗi đau khổ lôi kéo mình, khiến mình chìm ngập trong những suy nghĩ và hành động tiêu cực thì có nghĩa là mình đã tự đồng hóa mình với nỗi đau khổ.
- Còn mình có mặt trọn vẹn với nỗi đau khổ nghĩa là mình cứ cảm nhận nỗi đau khổ khi nó xuất hiện, có thể khóc nhưng không để mình rơi vào trạng thái quá tiêu cực phải không ạ?
Con cảm thấy còn khá mơ hồ, chưa phân định rõ ràng, xin Thầy chỉ dạy cho con.
Con xin chân thành cám ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-07-2017

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Trước hết con xin lỗi vì đã làm phiền Thầy trong câu hỏi này. Con biết Thầy đang rất bận rộn với các đạo hữu lo in ấn các bài giảng. Con không giúp được gì mà còn làm phiền Thầy nên con rất ái ngại. Nhưng con thực sự đang rất cần Thầy giúp.
Có lẽ con đã gieo oán nghiệp quá lớn nên giờ phải chịu thống khổ là đương nhiên. Nhưng càng ngày con càng cảm thấy vợ con chất đầy oán khí, vừa tham lam vừa si mê nên trở nên uất hận, vô cùng nguy hiểm. Con không biết làm sao để tiêu trừ oan nghiệp này. Nhiều lúc con muốn buông xuôi mặc kệ cho số phận đưa đẩy rồi đến đâu thì đến. Như vậy không biết có phải con đã buông xả, tùy duyên thuận pháp chưa ạ?
Con xin đảnh lễ Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-07-2017

Câu hỏi:

Thầy ơi, kết quả tu tập của con đến giờ phút này chỉ là thấy ra là mọi mong muốn đều là sai lầm, bao gồm cả mong muốn làm điều tốt để nhận được kết quả tốt, mong muốn làm những việc tốt để được tái sinh vào cảnh giới tốt hơn, kể cả mong muốn được thuận lợi, bình an. Con không có ý tiêu cực khi nói những điều trên và cũng không nói là không nên làm việc thiện. Ý con chỉ là thấu hiểu rằng MONG MUỐN được như ý là sai lầm.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-07-2017

Câu hỏi:

Con xin chào Thầy. Con thưa thầy, tại sao các nước Quốc giáo là đạo Phật lại nghèo nàn và lạc hậu như vậy ạ? Theo con nghĩ thì có gì đó sai sai so với tinh thần của bậc giác ngộ. Nếu tư tưởng của người trí là hướng thượng thì quốc gia phải phồn vinh mới đúng chứ ạ. Con biết câu hỏi này không liên quan gì đến sự giác ngộ giải thoát, nhưng con xin thầy từ bi giải thích cho con ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-07-2017

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,

Con xin lỗi vì câu hỏi của con có phần xa rời việc tu học. Nhưng bởi hiện tại con đang rất hoang mang, không tìm ra hướng giải quyết, và lại thấy trong danh mục hỏi đáp có thể có những câu liên quan tới cuộc sống, nên con xin phép gửi đi câu hỏi. Nếu như câu hỏi của con gây ảnh hưởng tới chủ đề chung mà trung tâm giải đáp, dù Thầy hoàn toàn rộng lượng, con xin nhận lỗi và muôn lần không dám gửi những câu hỏi tương tự nữa ạ.

Con có một người bạn rất thân, đã gắn bó nhiều năm. Cậu ấy cùng người yêu muốn làm hôn lễ, nhưng chưa chắc chắn lắm về sự cho phép của nhà trai. Chưa kể là đi khám tiền hôn nhân, bác sỹ nói sức khoẻ sinh sản của cậu bạn khá yếu, chưa chắc lấy nhau đã có con. Thế nên hai người đã chủ động có thai, hy vọng ông bà nội sẽ vì vậy mà chấp thuận. Nhưng hành động dại dột này chỉ dẫn đến sự gay gắt hơn của nhà trai. Thậm chí, bố mẹ cậu ấy hoàn toàn không muốn nói chuyện thêm nữa. Hiện giờ khi con biết chuyện thì cái thai đã được một tháng, cậu ấy đang phải công tác xa nhà, và cô bạn kia đang rơi vào tình cảnh tuyệt vọng đến mức không thể suy nghĩ được chuyện gì. Vợ chồng con vừa phải đưa cô bạn đó về nhà con ở tạm đêm nay, để tránh cô ấy nghĩ quẩn. Tin tức về đám cưới đã lan rộng ra khắp làng xóm. Ai cũng tưởng mọi việc vẫn suôn sẻ, ngay cả nhà gái, vì chính cô gái đã luôn cố nói tốt về nhà trai. Bố mẹ cô gái hoàn toàn không hay biết là cô ấy đã có thai, càng không biết là bố mẹ bên kia không chấp thuận.

Khi nghe chuyện, con chỉ nghĩ ra được cách là cậu bạn phải thuyết phục được bố mẹ mình đến cùng. Nhưng nếu họ vẫn hoàn toàn không chấp nhận (và không chấp nhận cả cháu mình), thì con thực sự không biết nên làm gì. Vì đứa trẻ thì nhất định phải sinh ra. Và cũng không thể vì vợ con mà quay lưng không nhìn nhận bố mẹ mình nữa. Nếu cậu bạn con không thể tìm ra giải pháp, thì con rất lo cậu ấy cùng với cô gái và đứa trẻ sẽ tự đi đến những quyết định vô cùng sai lầm. Nhưng thuyết phục bố mẹ cậu ấy lúc này lại là điều gần như không thể. Mà bố mẹ bên nhà cô gái thì lại không chấp nhận một đám cưới theo kiểu tạm bợ, không danh chính ngôn thuận (đó cũng là điều dễ hiểu).

Con không dám hỏi xin ý kiến của Thầy với một vấn đề quá chi li và cá nhân như thế. Con chỉ xin hỏi là, nếu như trong trường hợp bố mẹ cậu bạn hoàn toàn không chấp nhận cháu mình, và cả cuộc hôn nhân đó, thì cậu ấy có nên tự đến nhà cô gái kia để xin lỗi, nhận trách nhiệm một cách đàng hoàng, đối mặt với sự tức giận, xin cưới cô gái (theo bất kỳ cách nào khả thi) và nuôi đứa nhỏ. Trước tiên lo cho sự an toàn, sức khoẻ, cũng như hạnh phúc của đứa con, rồi sau đó ngày rộng tháng dài mới từ từ hoà giải với bố mẹ mình. (Lúc này ngày nào cô gái cũng khóc, vật vã, con chỉ sợ ảnh hưởng xấu tới cái thai của hai người họ). Nói ngắn gọn, nghĩa là lo cho đứa con trước, tuyệt đối không phá thai, rồi từ từ thuyết phục bố mẹ sau. Như thế có được hay không ạ?

Con diễn đạt vụng về, dài dòng, kính mong Thầy bỏ quá ạ.
Con kính đảnh lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »