Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 05-04-2021
Câu hỏi:
Thầy ơi,
Con có một số khó khăn về pháp hành rải tâm từ Metta.
Con đã thử nghe và thực hành theo nhiều vị hướng dẫn thiền Metta, cả tiếng Việt và tiếng Anh. Khó khăn của con là con không cảm được những lời hướng dẫn đó. ("Mong cho tôi/mọi người...) Thường con cảm giác hơi gượng gạo trong các buổi thiền Metta như thế. Con không biết vì sao con lại như thế. Kính thầy khai thị cho con nguyên tắc, hay pháp hành khác trong thiền rải tâm từ ạ.
Hồi hướng công đức cho gia đình, cho cộng đồng, cho động vật...sau khi ngồi tĩnh tâm có phải cũng là pháp hành Metta không ạ?
Con kính cảm ơn thầy!
Ngày gửi: 22-02-2021
Câu hỏi:
Dạ Thưa Thầy!
Giữa cha và con có nhiều mâu thuẫn. Cha cứ đau khổ, trách cứ mãi không thoát ra được. Bản thân con rất thương Cha, cũng không giận Cha và muốn rải tâm từ cho Cha con. Xin Thầy dạy con cách rải tâm từ cho 1 người nào đó đúng cách ạ.
Con xin thành kính tri ân Thầy!
Ngày gửi: 31-01-2021
Câu hỏi:
Thưa Sư Ông, sau một thời gian quan sát cái tâm, con cảm thấy có một nghiệp lực rất mạnh dẫn dắt con suốt 25 năm qua, đó là cái tâm con có xu hướng nghĩ xấu cho người khác, thù hận người khác, và tâm bất thiện nhiều hơn là tâm thiện. Con bị bản ngã làm cho mình tốt lên, nhưng thực chất chỉ là sự giả dối. Con thấy thất vọng bản thân mình, và thu mình lại, không muốn tiếp xúc với ai nữa. Con không muốn chấp nhận con nữa, con bị mâu thuẫn giữa cái tôi lý tưởng và cái tôi thực tế. Xin Sư Ông từ bi cho lời khuyên, làm sao con giảm bớt thù ghét và phát triển tâm từ ạ.
Ngày gửi: 30-01-2021
Câu hỏi:
Con kính đảnh lễ Thầy!
Thầy ơi, con bị trầm cảm rồi.
Tâm ẩn ức dồn nén đã lâu nay bùng phát mạnh mẽ quá.
Con xin Thầy có thể rải Tâm Từ cho con với, con đa tạ Thầy.
Ngày gửi: 16-09-2020
Câu hỏi:
Con kính lễ Thầy,
Con đọc thấy Thầy dạy: Tâm không sân tức là Tâm Từ. Nhưng con có thấy một định nghĩa khác nữa là: Tâm từ chính là tâm sở vô sân đồng sanh trong đại thiện tâm có đối tượng là tất cả chúng sinh. Vậy thưa Thầy, tâm sở vô sân là tâm thiện rồi mà còn đồng sinh trong đại thiện tâm nữa là sao. Con vẫn chưa rõ.
Kính mong Thầy từ bi chỉ dạy.
Sādhu sādhu sādhu
Ngày gửi: 05-02-2020
Câu hỏi:
Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con có quen một người trẻ tuổi hơn con. Con muốn chia sẻ trải nghiệm của con với Phật tử này để có thể là một nhân duyên tốt đẹp giúp người đó có thể sống đạo. Thầy dạy tâm từ là tâm không sân. Vậy con xin nói về điều này.
Khi có một ai đó làm một điều gì đó ngang ngược. Mà ngang ngược thật chứ không phải do mình phán đoán sai lầm. Thường thì mình sẽ sân. Đó là một phản ứng tự nhiên. Sân nơi mình và sân nơi đối tượng va chạm với nhau sẽ kích hoạt chiến tranh. Nếu mình sân thì mình khổ trước. Nếu mình lờ đi ra vẻ như không sân hay đè nén sân thì không lẽ cả cuộc đời mình cứ sống trong cầm cự, chịu đựng. Thật khó mà tìm ra một giải pháp.
Thực ra không có giải pháp nào cả, vì tất cả những chuyện đến đi trong cuộc đời của mình đều giúp mình khám phá ra sự thật nơi chính mình và mọi người trong cuộc sống này. Nếu không có những chuyện trái nghịch thì có lẽ mình không hề biết rằng mình đang sống với cái ta ảo tưởng là nguyên nhân gốc rễ của mọi phiền não khổ đau. Những chuyện trái nghịch trong đời chỉ để tỉnh thức mình thôi. Tỉnh thức khỏi cái ảo tưởng cho là, phải là, sẽ là. Nhờ tỉnh thức ra khỏi ảo tưởng mà người ấy có thể sống tùy duyên thuận pháp.
Khi một tâm sân khởi lên thì trước đó đã có một tiến trình nhận thức đối tượng qua quan niệm chủ quan của chính mình. Nếu một người thường tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác thì tánh biết sẽ bất động, trọn vẹn với sự sinh diệt của tiến trình sân. Hoặc do thường tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác mà trước sự ngang ngược của người khác tâm vẫn rỗng lặng trong sáng không khởi tham sân gì cả. Đây là thái độ chuyển nghiệp tự nhiên vô vi vô ngã. Chính vì thái độ nơi mình không sân trên bề mặt hữu thức và vô thức thì đối tượng sẽ tiếp nhận mình là một pháp không sân. Cho nên không có thức ăn cho tâm sân nơi họ trùng trùng duyên khởi. Theo qui luật thì sân nơi họ sinh rồi sẽ diệt. Và tất nhiên khi họ tiếp nhận mình là một pháp không sân thì khi tâm sân nơi họ diệt đi thì những tâm thiện tích cực sẽ ứng hợp khởi lên mà mình thường thấy là nơi họ trở nên mát mẻ, dễ chịu, dễ chấp nhận, cảm thông… Ngược lại nếu thái độ mình là sân thì đối tượng sẽ tiếp nhận mình là một pháp đang sân, đang chống chọi với họ thì chiến tranh tất yếu sẽ xảy ra.
Một người khi đang sân hận thì biển hiện bên ngoài khó coi, lời nói khó nghe… Thì thực ra nơi người đó chỉ duy nhất là thái độ sân đang là mới là ảo thôi. Còn lại thì mọi pháp đều chân thật không có vấn đề gì. Ánh mắt, cử chỉ, lời nói đều không có vấn đề gì. Chỉ duy nhất tâm sân có vấn đề. Tâm sân có vấn đề mà cũng không có vấn đề. Vì nhận thức của họ như vậy thì sân khởi là tất nhiên chứ không lẽ là tâm từ, tâm bi. Vì thấy ra bản chất vấn đề là như vậy nên chính mình sẽ thanh tịnh trong sáng ra khỏi cái vòng lẩn quẩn của đúng sai, hơn thua, được mất ở đời. Mà như vậy cũng là có từ bi rồi. Chứ rải tâm làm gì nữa. Vì ai đang rải và rải cho ai. Nếu có thể thì chỉ nên giúp người khác thấy ra sự thật chứ không nên nuôi lớn cái bản ngã nơi mình và người khác. Tâm từ thực sự nơi mỗi người là sự ứng ra tự nhiên của pháp đúng với hoàn cảnh cụ thể. Chứ không phải cái bản ngã sử dụng tâm từ để làm những điều tốt đẹp mà bản ngã cho là.
Con xin cám ơn thầy đã đọc
Con xin chào thầy.
Ngày gửi: 21-01-2020
Câu hỏi:
Dạ thưa Thầy, cho con hỏi những lúc mình bị ức hiếp, cảm thấy rất ấm ức thì làm sao để có thể vượt qua và rải tâm từ cho người đó được ạ?
Ngày gửi: 11-11-2019
Câu hỏi:
Thưa thầy cho con hỏi, bà con dạo này yếu lắm chắc không được lâu nữa, con nên tụng niệm kinh, chú gì hồi hướng đến bà để lúc ra đi bà con phần nào được an lành, không bị hoảng loạn ạ?
Tiện đây thầy cũng cho con hỏi, con đang tìm tìm hiểu cách thiền tâm từ, con ngồi như sau: ban đầu con theo dõi hơi thở, nhận thức về tư thế ngồi, âm thanh xung quanh, đến khi con thấy hơi thở rất nhẹ rồi con mới chủ động nghĩ về những sự việc, hành động mà người đó làm trong quá khứ gây nên đau khổ cho con và mọi người. Con chỉ nhìn lại những việc đó trong lúc theo dõi hơi thở để tâm "bận" không thêm bớt yêu ghét đến người đó. Xin thầy chỉ dạy và sửa giúp con. Con cảm ơn thầy ạ.
Ngày gửi: 06-11-2019
Câu hỏi:
Con Kính chào Thầy!
Mẹ chồng không thích con, mặc dù con không bất kính hay cãi vã gì với mẹ. Mỗi khi mẹ bệnh con đều chăm sóc hết lòng. Mẹ là người nóng nảy hay suy diễn 1 việc đơn giản thành phức tạp rồi tự bi quan, lúc nào cũng sân khó khăn với con cái, bắt buộc con cái phải theo ý mình. Những lúc trước khi ngủ, con nằm thư giãn, tập rải tâm từ, con rải tâm từ đến mẹ chồng con. Con xin phép hỏi Thầy con rải tâm từ như thế thì mẹ chồng con có bớt được nóng nảy khó chịu chuyển khó thành dễ với con cái hay không?
Con xin tri ân Thầy!
Con.
Ngày gửi: 02-11-2019
Câu hỏi:
Con kính chào Thầy ạ,
Thưa thầy, trước đây con có bạn trai, người này hiện giờ đang lưu giữ những hình ảnh không hay về con. Con có nói người đó xoá đi, nhưng người đó nói là máy tính bị hư và khi nào sửa được thì sẽ xoá. Con rất sợ những hình ảnh đó phát tán ra bên ngoài. Lúc đó vì vô minh và không biết cách bảo vệ mình mà giờ con lâm vào tình cảnh này. Dạo gần đây con bị khủng hoảng tinh thần, mỗi khi nghĩ đến việc người thân và bạn bè thấy được thì con xấu hổ, bất an và lo lắng lắm, đầu óc con cứ nghĩ mãi về việc này, sức khoẻ cũng ảnh hưởng nhiều. Con mở pháp thoại của Thầy lên nghe, nhưng vẫn chưa đủ dũng cảm và sáng suốt. Con xin Thầy từ bi chỉ cho con nên đối diện với việc này như thế nào ạ?