loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 18-05-2018

Câu hỏi:

Con kính thưa thầy. Mỗi lần có những việc không hay xảy ra con thường nhớ về lời thầy dạy để chiêm nghiêm rồi học ra bài học cho mình. Nhưng con vẫn còn một số băn khoăn. Đó là có những việc chẳng thể nào có cơ hội làm lại nữa như hôn nhân, nghề nghiệp... thì những bài học về sai lầm do mình không đủ tỉnh thức đó liệu có giúp ích gì cho con không? Con xin thầy từ bi chỉ dậy. Con cám ơn thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-05-2018

Câu hỏi:

Mô Phật, con kính thưa Thầy.
Con sống trong đại chúng. Có 2 Phật tử họ xin theo con xuất gia. Con thấy hầu hết các Phật tử đầu tiên rất có tín tâm với Tăng, Ni. Nhưng sau khi vào chùa tu tập thực sự thì họ hầu như thất vọng vì Tăng, Ni không như họ nghĩ.
Thấy như vậy nên con nghĩ mình nên cho họ biết trước một số điều về cuộc sống ở trong chùa trước khi họ vào tu tập để khỏi bị bất ngờ. Nhưng khi con nói ra những điều bất cập ấy thì 2 người Phật tử đó từ bỏ ý định, không xuất gia nữa.
Tự nhiên con thấy rất có lỗi, không biết con có sai gì không thưa Thầy? Xin Thầy dạy bảo cho con ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-05-2018

Câu hỏi:

Thưa Thầy, lâu nay con không có hành thiền, chỉ nghe pháp thoại của Thầy. Nhưng dạo gần đây con để ý, mỗi lần con nóng giận hay tâm vọng động, khi con trở về cảm nhận nó, con cảm giác như có một luồng khí (hay dòng điện) vụt ngang trong đầu, rồi hơi choáng váng, kèm sự vắng bặt (kéo dài khoảng 5-10giây). Sau đó thì tâm sân (tâm vọng đọng) biến mất. Thầy cho con hỏi tình trạng như vậy là sao thưa Thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-05-2018

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy! Con thưa Thầy, hiện tại con là một người xuất gia, con thường nghe những bài giảng của Thầy và con đã áp dụng vào trong sự tu tập rất tốt. Bên cạnh đó con còn tranh thủ thời gian học bấm huyệt để tự chữa bệnh cho con cũng như giúp cho bà con Phật tử... Nhưng gần đây có một vị thầy đang bị bệnh, con muốn tự tay bấm huyệt cho thầy đó có được không thưa Thầy? Thấy thầy đó bệnh mà con không giúp thì trong lòng thấy áy náy mà làm cho thầy ấy không biết theo tinh thần giới luật có phạm không? Con kính xin Thầy từ bi chỉ dạy cho con. Con xin tri ân và đảnh lễ Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-05-2018

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ Thầy!
Thưa Thầy, con xin trình Pháp ạ.
Thời gian trước đây con nghe pháp thoại tuỳ từng thời điểm, tuỳ từng giai đoạn mà sẽ thấy "bài này hay quá" và thời gian này khi con nghe các bài pháp thoại, bài nào con cũng thấy có mình trong đó. Thầy giảng rất nhiều đề tài khác nhau nhưng cốt cũng chỉ có một hướng duy nhất là giúp mỗi người trở về với gốc tâm sẵn có nơi chính mình.
Có giai đoạn nơi con thấy toàn là khổ, khổ bao trùm lên thân tâm nhưng không phải là khổ của sự tiêu cực, nơi con lúc đó là khổ, khổ, khổ - thấy, thấy, thấy và con bắt đầu thấy ra cái ta ảo tưởng núp dưới nhiều bộ mặt khác nhau: cái ta sở hữu, cái ta bám chấp, cái ta ngã mạn, cái ta thiện, cái ta bất thiện... thấy ra sự dính mắc, bám víu, nương tựa, tiếp tục thấy để rồi trở về với sự giản đơn nhất là ngay tại đây và bây giờ là một nội tâm trong sáng với Pháp như nó đang là hay cái ta ảo tưởng khởi lên che lấp. Và trong đời sống nơi con có sự chuyển hoá rõ rệt, đó là đời sống rất đỗi giản dị với thực tại: ăn cơm thì trọn vẹn với ăn cơm, uống nước thì trọn vẹn với uống nước, chăm con thì trọn vẹn với việc chăm con, bước đi thì trọn vẹn trong bước đi... nói tóm lại là trọn vẹn ngay trong cái bình thường nhất, giản dị nhất, không có tương lai, quá khứ, không có bên ngoài chỉ có ngay tại đây và bây giờ và từ đó những sự thật bắt đầu hiển lộ, mỗi ngày qua đi nơi con cảm nhận sâu sắc hơn, thấy Pháp rõ hơn.

Trước đây trong một buổi trà đạo con có trình bày với Thầy về sự hiểu Giới - Định - Tuệ giờ đây nơi con thấy Giới - Định - Tuệ cũng chính là Thận trọng, Chú Tâm, Quan sát và Giới, Định, Tuệ hay Thận trong, Chú Tâm, Quan sát là Thầy tách ra cho người nghe dễ hiểu, nhưng nó chính là một trong Giới có Định, trong Định có Tuệ và trong Tuệ có Giới, Giới càng tinh tế bao nhiêu thì định tuệ cũng theo đó mà tương ứng. Trong môi trường sống gia đình nơi con thấy không ai liên quan tới ai, mỗi người là một Pháp riêng biệt, mỗi người là một sinh nghiệp riêng, (chồng có sinh nghiệp riêng của chồng, vợ có sinh nghiệp riêng của vợ, con cái có sinh nghiệp riêng của con cái không ai có thể can thiệp được). Trong tương giao dưới những yếu tố sinh khắc đưa đến mỗi Pháp như nó đang là, đây cũng là bí mật của Pháp. Cùng một mảnh đất, cùng một nguồn nước, cùng một giống cây và cùng một người chăm sóc chúng nhưng không cây nào phát triển giống cây nào, mỗi cây cho ra những bông hoa khác nhau mang những vẻ đẹp khác nhau. Nó là bông hoa cúc đấy, nó có màu vàng đấy nhưng nó không phải là bông hoa cúc, cũng không phải màu vàng, mà nó chính là nó như nó đang là thôi.

Con cũng khám phá ra sự thật trong điều giới không sát sanh. Trong nhà con có kiến, có gián, mùa này là mùa mưa nên kiến kéo nhau vào nhà, con quan sát sự di chuyển và quá trình chúng tìm kiếm thức ăn bất giác con thấy chúng bị chi phối và đi theo cái định luật sinh tồn và ngay đó con cũng trực nhận ra con hay bất cứ chúng sinh nào cũng đều ở trong cái định luật này. Kiến, gián hay con đều bình đẳng như nhau đều được hình thành từ đất, nước, lửa, gió, hư không và tánh biết không có loài nào cao quý hơn loài nào, mà do sinh nghiệp nên con đang là con, chúng đang là chúng. Khi con thấy ra điều này nơi con không còn sự phân biệt và sinh ý sát hại chúng, cũng như không còn ý niệm không được sát sanh không phải vì thiện hay bất thiện mà con tôn trọng chúng, không phải là tôn trọng con gián, con kiến mà là tôn trọng các Pháp.

Trong đời sống khi những hoàn cảnh khó khăn liên tục diễn ra, người ta thường nói do Nghiệp, đúng là do nghiệp nhưng nghiệp chỉ là một yếu tố trong đó mà thôi, còn có các yếu tố khác chi phối mà thực tại cũng là một yếu tố. Đứng trước những khó khăn, những biến cố đó thái độ Tâm mới là chính yếu. Thường thì đưa ra những nhận định cho những khó khăn: do nghiệp quá khứ tạo tác, do vợ chồng sinh khắc... Đúng là có những nhân tố này, trong sự tương giao giữa vạn vật các Pháp vốn là tương sinh tương khắc nhưng bản ngã âm thầm chen vào rất tinh vi và tin vào những nhận định đó, nó kiểu giống như một dạng tự kỷ ám thị (con không biết diễn đạt nó như thế nào cả) nhưng vi tế hơn rất nhiều vì nó núp dưới vỏ bọc của sự thấy biết thực tại, của trí tuệ, của sự cảm nhận nơi trực giác và âm thầm đưa đến những cảm giác bất an, sợ hãi những cảm giác bất an sợ hãi này nó cũng rất vi tế bởi nó được bao bọc rất tinh vi và rồi tạo nên lực đối kháng từ bên trong, lực đối kháng đưa đến những trạng thái tham, sân, si, ngã mạn, bất mãn, thành kiến và chính thái độ này tạo ra lực hút dẫn đưa các duyên xấu kéo đến, đã khó khăn lại càng thêm khó khăn. Nhưng những khó khăn này thực chất chỉ là duyên bên ngoài giúp phát huy trí tuệ và đạo đức. Khi còn coi trọng giá trị cuộc sống ở bên ngoài bất kể là dưới danh nghĩa gì thì vẫn còn phiền não khổ đau, luân hồi sinh tử. Cho dù thực tại có khó khăn như thế nào, đói rét bệnh tật ra sao mà vẫn một nội tâm an yên, bình lặng, bất động trước hoàn cảnh sống, bất động không phải là đơ ra mà là thấy biết rõ các pháp biến đối nhưng nội tâm không dao động. Nơi con khám phá ra những sự thật khác nhưng thư dài quá rồi con xin dừng lại. Con kính tri ân Thầy vô cùng, con xin dâng Thầy bài thơ:

Trọn vẹn ngay thực tại
Thời - Vị - Tính đang là
Pháp vô thường biến đổi
Bất động ở trong "ta".

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-05-2018

Câu hỏi:

Thầy kính mến! Trong công việc hàng ngày con thường nắm bắt được bản chất vấn đề rất nhanh, nên con thường ra quyết định ngay. Nhưng mọi người nhận xét con là vội vàng, thiếu tế nhị, còn vụng về trong đối nhân xử thế cũng như công việc. Con tự kiểm điểm lại mình thì quả thật mình còn cái tính muốn giải quyết công việc ngay - Nếu công việc mà không giải quyết ngay thì con hay lo nghĩ, thậm chí chuyển sang lo sợ. Cho nên con muốn công việc lúc nào cũng phải trọn vẹn - Chính vì vậy con hay nghĩ đến nhiều tình huống xấu có thể xảy ra sau đó đề ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro, nên con hay phập phồng thấp thỏm... Thực tế thì nhiều điều không xảy ra như con nghĩ.
Từ ngày con biết đến Phật pháp đến nay đã 17 năm, nhưng con hành theo pháp của thầy mới được 02 năm. Về lý con hiểu mình sẵn có một bản tâm thanh tịnh không dính mắc, chỉ vì mình muốn nắm giữ để cho bản ngã xen vào nên mình mới mệt mỏi lo âu sợ hãi. Nếu mình chỉ trong thấy chỉ thấy, trong nghe chỉ nghe, trong biết chỉ biết. Khi gặp việc thì tuỳ duyên ứng xử, xong việc thì thôi không lo nghĩ nhiều nữa. Đấy là điều con hiểu về giáo lý của Đức Phật, đôi lúc tâm con cũng chạm vào sự thanh tịnh đó nhưng chỉ được một lát rồi đâu lại vào đấy. Mặc dù bây giờ gần như con nghỉ hẳn công việc, nhưng khi cần phải xử lý công việc thì con hay bị lo âu sợ hãi. Mong thầy giúp con cách không hấp tấp vội vàng khi ra quyết định, cũng như tính hay lo xa dẫn đến lo sợ và mệt mỏi khi phải làm việc. Con cảm ơn thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-05-2018

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Con xin trình với Thầy nỗi bất an của con như sau:
Một trong những lý do con học Phật pháp và kiên trì hành Thiền Minh Sát là vì cha mẹ con. Con hy vọng qua pháp học và pháp hành, con sẽ có những bước tiến bộ về tâm linh, sẽ giúp được cha mẹ mình đến với Phật Pháp, tìm được con đường giác ngộ cho mình. 5 năm rồi con vẫn chưa đến đâu, còn cha mẹ con vẫn còn "đứng ngoài cổng chùa", tuy kính Phật trọng Tăng nhưng chưa có nhu cầu tự thân tìm cầu chân lý. Con hướng dẫn giới thiệu các bài Pháp, các Pháp thoại, các khóa thiền Nguyên Thủy thì cũng chỉ nghe vậy thôi, không có sự học tập và áp dụng vào đời sống. Con cảm nhận được cha mẹ con chỉ có một mục đích là sống vì con cháu, lấy sự sống của con cháu làm sự sống của mình. Con rất hạnh phúc vì có đấng sinh thành bao dung tận tụy như vậy. Nhưng đồng thời con cũng rất khổ tâm. Con nghĩ rằng cha mẹ con, ngoài con cháu ra, hãy dành thời gian còn lại để thực sự sống, sống vì bản thân và sống vui vẻ bình an. Đừng chìm lấp trong vui buồn quá khứ và sống như thói quen, bản năng như hiện tại. Con biết ba mẹ con có nhiều đau khổ và phức cảm tâm lý rất khó để đối diện. Như ba con là "sĩ quan Ngụy", mẹ con buôn gánh bán bưng sống nhờ gia đình bên ngoại cho đến khi tụi con lớn đi làm mới có được nơi ở an ổn, thoải mái về tinh thần.
Thưa Thầy, con cần làm gì để đời sống tinh thần và tâm linh của cha mẹ con được sáng tỏ hơn, nhất là con muốn thắp lên bên trong cha mẹ con nhu cầu học và hành Chánh Pháp? Học và hành thật sự với tuệ giác và an vui chứ không phải chỉ đi chùa, ăn chay mà không thật sự hiểu được ý nghĩa của Pháp?
Con mong muốn cha mẹ con được đến chùa Bửu Long 1-2 tuần, sinh hoạt và trải nghiệm có được không Thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-05-2018

Câu hỏi:

Kính Bạch Thầy,
Con Trâm đây Thầy ạ, con được biết Thầy đã hoàn thành chuyến Hoằng Pháp và đã về Chùa... Lòng con rất hoan hỷ ạ. Những lúc gặp khó khăn trong cuộc sống, nghĩ đến người Thầy đáng kính, dù Thầy đang ở phương xa, con vẫn cảm nhận được từ trường lan tỏa và thân tâm trở nên nhẹ nhàng.
Nguyện Tam Bảo gia hộ cho Thầy nhiều sức khỏe ạ.
Hằng ngày con vẫn theo dõi mục Hỏi - Đáp, nghe Pháp Thoại và thường quan sát thân tâm mình trong hành động.
Con mong gặp có dịp để lên thăm Chùa và đảnh lễ Thầy ạ.
Con xin thành kính tri ân Thầy!
Kính
Con

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-05-2018

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Sao con thấy con mông lung quá? Con ở trạng thái không biết mình muốn gì. Mỗi khi con rơi vào trạng thái giống vậy hay lúc con làm việc, con nghe lời Thầy mở các bài pháp thoại của Thầy để nghe. Nghe được giọng nói, lời dạy của Thầy con thấy tâm mình rất nhẹ nhõm, những chán nản, lo lắng không nguyên nhân bỗng dưng tan biến. Con nghe một cách ngẫu nhiên, cái gì không hiểu con cũng không cố gắng để hiểu, con nghe và thấy tâm an.
Nhưng con không thận trọng, chú tâm, quan sát được thưa thầy. Con nhắc mình chỉ biết mình đang lái xe, mà con chú tâm bị lỗi hay sao mà con mấy lần suýt vượt đèn đỏ. Tâm vọng động đi đâu mất tiêu, đến khi sực biết lại thấy mình đi quá xa, bỏ quên hiện tại đang là. Khi tâm con khởi buồn chán, khi con biết con đang buồn, con chú tâm muốn nhìn cái buồn của mình nó thế nào, thì tự nhiên lại không thấy buồn nữa, tâm nó nhảy qua một cảnh khác, như là nhớ nhung ai đó, hoặc lo lắng điều gì đó. Con quên chánh niệm là liền bị nó dẫn đi. Đến khi con biết và nghiêm túc muốn quan sát, nó ngay lập tức biến mất. Như vậy con đang ở trạng thái gì thưa Thầy? Con có đang bị chệch hướng so với những điều Thầy dạy? Sao con thấy suy nghĩ khởi vọng tưởng cái đó gọi là bản ngã nó như chơi trò đuổi bắt với tánh biết của con vậy thưa Thầy. Con xin Thầy chỉ dạy cho con ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-05-2018

Câu hỏi:

Kính bạch thầy.
Con muốn quy y Tam Bảo tại Hà Nội thì làm như thế nào và con muốn biết lịch ngày nào và thủ tục như thế nào.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »