loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 31-01-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy, con có câu hỏi không liên quan đến nội dung tu tập, nhưng mà con có phiền muộn trong cuộc sống. Kính mong thầy giúp đỡ con.
Con mới sang du học nước ngoài nhưng con cảm thấy dường như nơi này không thuộc về mình, con không tìm thấy lí do nào để ở lại cả, con có nên nói cho gia đình là con muốn về không? Trước đây con chưa từng tâm sự gì với gia đình cả, con mệt mỏi với cuộc sống ở đây. Nhiều người cứ bảo là cố gắng dần sẽ quen thôi, nhưng thưa thầy, con không phải là không quen mà là không có bất cứ niềm vui gì để con tiếp tục ở lại, về thì sợ đủ điều gièm pha. Từ nhỏ con đã mạnh mẽ tự đi trên đôi chân mình, nhưng là ở Việt Nam. Dạo này con đang stress rất nặng và mệt mỏi. Thầy có thể cho con lời khuyên là nên ở lại hay về không ạ? Đời con chỉ sống 1 lần thôi và hiện tại con sợ rằng sẽ phí thời gian làm những điều mình không hạnh phúc. Con cám ơn thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-01-2018

Câu hỏi:

Kính Thầy,
1/ Con đọc trong sách có đoạn nói rằng: “Niết-bàn không phải là tâm mà là đối tượng của tâm” phải không Thầy?
Bản thân con lại thấy rằng, ở ngay đây mà tâm con rỗng lặng trong sáng, không dính mắc vào đâu nghĩa là thái độ tâm không cho là, phải là thì ngay đây tâm là Niết-bàn và tâm là Niết-bàn rồi thì tất cả đối tượng của tâm cũng đều là Niết-bàn. “Tâm thanh tịnh thấy các pháp đều thanh tịnh”. Kính Thầy nhận xét chỉ dạy cho con.
2/ Kính thầy giảng giải câu nói: “Niết-bàn sinh tử thị không hoa” giúp con. Con cám ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-01-2018

Câu hỏi:

Con cảm ơn Thầy vì đã trả lời rất sớm cho câu hỏi của con. Con thực sự rất xúc động đến trào nước mắt vì cảm nhận được tình thương của Thầy đối với chúng con. Con chúc Thầy luôn được khỏe mạnh và trường thọ để chúng con được nương nhờ ân đức của Thầy trên con đường tu tập.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-01-2018

Câu hỏi:

Kính bạch thầy!
Xin thầy gia hộ chỉ con con đường sáng.
Con đã có 2 cháu và giờ con đang mang thai cháu thứ 3. Nếu con cố chấp giữ lại cái thai thì sẽ ảnh hưởng đến công việc chồng con và ảnh huỏng đến chi tiêu gia đình. Con lại nghĩ, nếu mình phạm tội giết người thì thà là giữ lại, nhưng nếu giữ lại thì con lại đẩy hết áp lực lên người thân của con. Tâm con đang rối. Rồi con lại có ý nghĩ thà mình xuống địa ngục chứ không muốn chồng và hai con khổ. Riêng con sẽ cố gắng làm phước để hồi hướng cho con thứ 3. Thưa Thầy, khi biết việc mình làm là sai nhưng vẫn làm, rồi sám hối làm phước để bù lại, vậy có đúng không?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-01-2018

Câu hỏi:

Con kính chào thầy! Hôm nay con có vấn đề mong được thầy tư vấn, nên con mượn mail của bạn con để xin hỏi thầy, con xin thầy hoan hỷ chỉ giáo giúp con với ạ.
Kính thưa thầy! Con thường xuyên nghe pháp thoại thầy giảng cũng đã hai năm rồi, nghe pháp giúp con thấy ra và điều chỉnh được thái độ sai trái rất nhiều trong cuộc sống, con rất biết ơn pháp và con cũng rất biết ơn thầy.
Tuy nhiên, thời gian gần đây con vừa mới sanh em bé được 2 tháng, trong thời gian ở cữ do nhiều chuyện xẩy ra cộng với việc có em bé con luôn phải thức đêm nên con bị tress nặng. Con cũng cảm thấy mình có dấu hiệu không bình thường, con thường xuyên cáu giận và suy nghĩ tiêu cực, những lúc như thế con lại phải đối trị bằng cách nghe pháp của thầy rồi lại điều chỉnh lại thái độ thì con bình tĩnh hơn chút. Nhưng khoảng hơn 1 tháng nay con bị đau bụng rất nhiều. Con đi khám, bác sĩ bảo con bị đại tràng co thắt, con được biết bệnh do căng thẳng thần kinh gây nên một phần. Hiện giờ con đang hoang mang chưa biết phải làm sao, mỗi lúc đau con tập thấy cơn đau với thái độ chấp nhận không đối kháng nhưng hình như con chưa đủ đinh lực nên vẫn bị cơn đau chi phối thầy ạ. Con ăn nhưng không được hấp thụ nên cơ thể con rất gầy và xanh xao lắm, suy nhược trầm trọng. Hôm nay con viết ra những dòng này mong thầy tư vấn cho con, con đã sai ở đâu và con cần điều chỉnh như thế nào để chuyển hóa nghiệp này ạ? Con mong qua trang này, có ai đã bị đại tràng co thắt mà điều trị khỏi xin được chỉ cho con với ạ.
Con thành kính tri ân và đảnh lễ thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-01-2018

Câu hỏi:

Kính thưa Sư, con thường không thích tụng kinh theo giờ giấc mà chỉ thích xem kinh nói gì để thực hành theo. Con cũng bị chỉ trích là lười biếng tu. Nhưng con hay theo dõi tâm mình, từ khi nghe pháp thoại của Sư con càng biết rõ cách thực hành mọi lúc mọi nơi và tới nay con phát hiện có một tật xấu trước đây con cố gắng bỏ mà không được vậy mà bây giờ nó ra đi hồi nào con cũng không biết. Ngày hôm qua có một người bạn phàn nàn với con rằng đang bịnh, lại phải sửa chữa nhà cửa nên cả tháng trời không lên chánh điện tu nên rất buồn phiền. Giá mà bạn con nghe pháp thoại của Sư thì tốt biết mấy. Hiện tại con rất tin tưởng vào cách tu tập mà SƯ hướng dẫn. Con cám ơn Sư ạ!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-01-2018

Câu hỏi:

Con kính thưa thầy. Khi con ngồi thiền thì con theo dõi hơi thở vào ra. Nhưng chỉ vài phút là con chẳng thấy hơi thở đó ở đâu để mà theo dõi nữa, nếu con muốn tìm lại thì con lại phải gắng thở sâu nhưng cũng chỉ một lúc sau tình trang lại như cũ. Con đành cứ ngồi không như vậy và quan sát, nhưng con nghĩ có lẽ không có gì để theo dõi thì hay bị phóng tâm. Bạn con khuyên con lúc ấy nên chú ý vào một điểm nào đó của cơ thể. Con thực hành như thế có gì sai? Con xin thầy cho con lời khuyên. Con cám ơn thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-01-2018

Câu hỏi:

Con xin chia sẻ đến đạo hữu vẫn còn lo âu và nghĩ mình đã buông bỏ danh lợi và muốn người khác buông bỏ theo mình.
Bản thân con vốn chưa tới đâu nhưng con thấy lúc trước con cũng có suy nghĩ đó. Con thấy quý bạn còn suy nghĩ nhiều trong đầu và bạn hãy 'nhìn' những suy nghĩ đó và nhìn vào Pháp đang vận hành.
Mình đang sống ở đời thì phải lo chuyện cơm áo gạo tiền là bình thường, tính thì tính mà thấy vẫn thấy (Thấy mình và thấy Pháp). Thấy càng nhiều càng tốt.
Lo âu, sợ sệt, tham lam,... theo mình không phải tu để không còn những điều đó nữa mà là có thấy ra mình đang như vậy hay không, nếu thấy thì sẽ tự chuyển hóa.
(Mình tin là mình có nghiệp sâu dày nên nỗi sợ riêng của mình vẫn còn nhưng mình đang ngày ngày thấy nó mà vẫn không lo, vẫn bình thường. Còn những gì đã chuyển hóa được thì đã chuyển hóa rồi. Đó là chuyện của Pháp nên không còn gì để lo âu).
Không biết con nói có đúng không. Kính thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-01-2018

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Con có được 6 tuần. Con xin được dự các buổi trà đạo tại chùa Bửu Long khi con có thể đi được. Kính Thầy sức khỏe.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-01-2018

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Trước hết con xin thành kính tri ân Thầy. Nhờ có những bài giảng của Thầy mà con nghĩ rằng mình đã hiểu ra mình nên sống như thế nào cho trọn một kiếp được làm người.

Có người bạn tu nói với con rằng pháp mà Thầy giảng không dễ mà hiểu và thực hiện cho đúng, chỉ dành cho người có căn cơ cao. Nhưng con lại thấy không phải vậy, chỉ cần không quá sắc sảo, không quá y cứ vào ngôn ngữ thì đều có thể hiểu được. Thực tế con là một người không biết thế nào mới được gọi là tu vì con hầu như chưa thực sự đọc và hiểu cho thấu một bài Kinh, chưa hề biết đến thiền là gì. Con cũng không có một người Thầy ngay từ đầu để hướng dẫn việc tu tập, con chỉ biết tự tìm hiểu qua việc nghe băng giảng của các Thầy.

Con xin được dài dòng kể về quá trình con biết đến, học hỏi và thực hành Phật pháp. Con biết đến Phật pháp qua một lần tình cờ nghe qua radio, rồi con bắt đầu suy nghĩ về Đức Phật. Rằng khi Ngài sinh ra, Ngài có tất cả những gì mà gần như toàn bộ những con người bình thường trên thế giới này mong có được, nhưng Ngài dám bỏ đi tất cả để tìm một điều gì đó rốt ráo hơn. Khi Ngài tìm ra thì Ngài dành cả cuộc đời mình để nói cho mọi người về điều đó, không để đổi lại bất cứ điều gì cho riêng mình. Vậy thì cái điều mà Ngài nói đó phải là một điều Ngài chắc biết nó là vô cùng quý giá, và chắc chắn Ngài hoàn toàn thấu rõ về nó, hay có thể nói một cách bình dân là Ngài đã thực sự nhìn thấy, chạm… vào nó chứ không thể là sản phẩm của tư duy, suy luận… Và việc Ngài mang điều đó để nói cho mọi người chắc chắn phải xuất phát từ một tình yêu thương vô bờ bến mà con tự ví giống như tình yêu của một người mẹ đối với đứa con mình vì người mẹ nói và làm điều gì cho con mình thì chắc chắn người mẹ tin hay nghĩ rằng điều đó là tốt cho con mình.

Đó chính là lý do khiến con có niềm tin với Phật pháp. Và rồi con bắt đầu tìm hiểu Phật pháp, nhưng với hoàn cảnh là con vẫn đi làm đồng thời chăm sóc 3 đứa con còn nhỏ nên con chỉ có thể học bằng cách nghe các Thầy giảng qua băng đĩa, internet, và con nghe mọi lúc, mọi nơi có thể trong khi vẫn làm mọi công việc như nấu cơm, dọn dẹp, lái xe… cho dù không phải lúc nào con cũng nghe hết, hiểu ngay những điều các Thầy giảng. Càng ngày con càng thấy Phật pháp thật kỳ diệu, nó cho con lời giải đáp với mọi chuyện xảy đến với mình, với mọi người, với thế giới… và giúp con hóa giải rất nhiều những bức xúc trong nội tâm mình mà trước đây con không biết cách giải tỏa, chỉ biết nén vào trong để mọi chuyện đỡ phức tạp, đỡ ảnh hưởng đến mọi người xung quanh như bố mẹ, người thân, con cái, công sở… (và có lẽ đó cũng là cái duyên khiến con mắc bệnh ung thư). Càng ngày niềm tin với Phật pháp càng vững chắc và có thể nói đến giờ này chẳng có gì lay chuyển niềm tin ấy.

Rồi cũng như một sự tự nhiên, con cũng tìm hiểu thế nào là tu, phương pháp nào là nên theo, và con biết đến pháp môn niệm Phật, với nhận thức rất đơn giản lúc đó con tin rằng mình phải niệm Phật mọi lúc, mọi nơi, phải có thời khóa thực hiện hàng ngày không được biếng nhác và con cũng cố gắng làm theo. Nhưng khi con làm điều đó đều với một cảm giác như là sợ hãi rằng nếu mình cứ thiếu tập trung thì cũng chẳng đạt đến kết quả gì, ví dụ như trước khi đi ngủ dù khá muộn (thường gần 11h đêm) nhưng con vẫn cố gắng ngày nào cũng lên bàn thờ Phật để niệm được năm ba chuỗi gì đó nhưng quả thực lúc đó trong lòng cứ chộn rộn, hơi bức bối vì nghĩ đến bé nhỏ (khoảng 3 tuổi) đang chỉ mong được nằm ôm mẹ.

Thế rồi, như bây giờ con hiểu, pháp đã vận hành để con được biết đến các bài giảng của Thầy và con bắt đầu nghe. Lúc đầu cũng chưa hiểu gì đâu ạ. Nhưng con cứ như bị hút vào đó khiến con cứ muốn nghe mãi, ngày nào con cũng nghe, từ sáng sớm đến tối (vào những lúc con làm việc nhà). Con thích cách giảng của Thầy nhất là cách cười của Thầy, con không diễn tả được nhưng nó mang lại cảm giác hoan hỉ, thoải mái lắm, và con cũng hay bật cười theo mỗi khi Thầy cười. Rồi con thấy nếu theo cách của Thầy thì thật dễ quá, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, khả năng… của con quá, không nhất thiết phải hiểu kinh kệ, không nhất thiết phải ngồi thiền…, (con cũng vì thế hóa giải được mặc cảm đối với việc mình chẳng thông thạo kinh điển, chẳng có chút kinh nghiệm nào với thiền trong khi nhiều người bạn tu mà con quen biết đều là những người thực hành thiền rất cao sâu, hiểu kinh rất nhiều…) mà điều quan trọng chỉ là luôn nhận biết lại tâm mình đang như thế nào, và không cần mong chờ đến lúc mình trở thành gì cả, không cần tìm cách giải quyết để tâm mình đạt đến trạng thái lý tưởng là không còn tham sân si (mà những người tu đều cho là như thế). Con tự nghĩ, chỉ cần “đối xử” với "nó" như một người bạn tình cờ gặp nhau trên đường là mỉm cười và nói “rất vui vì thấy bạn”.

Cho đến lúc này, qua những bài giảng của Thầy, con tự rút ra bài học như thế này: Xét cho đến cùng tu tập là để mình có một thái độ hoàn toàn bình thản đón nhận tất cả mọi điều xảy đến trong cuộc đời mình (dù là vui hay buồn), ở đây không có nghĩa là mình không có cảm xúc vui hay buồn mà mình nhận thức rằng mình đang vui hay buồn và không có ý niệm mong rằng vui kéo dài thêm và buồn mau qua đi. Và cách thực hành (cũng chính là cách sống) để đạt được kết quả đó trong khi mình vẫn còn là một phàm phu đó là mình nghĩ được thế nào thì cứ hành động trên sự suy nghĩ đó mà thôi, và cho dù kết quả gì có đến thì vui vẻ chấp nhận chứ đừng nuối tiếc, day dứt, ân hận hay oán hận ai đó hay điều gì đó trong quá khứ, cũng như đừng có tự hào, tự mãn… cho rằng mình hay, mình giỏi. Ngoài ra, vì là phàm phu thì chắc chắc còn đầy đủ các cảm xúc buồn, vui, giận, tức, mong, ước… nhưng cũng không cần tự trách mình vẫn còn như thế, và cũng không cần nghĩ rằng phải làm sao cho mình không còn như thế nữa, mà chỉ cần hàng ngày trên từng công việc, sự việc diễn ra quanh mình thì nhận ra được rằng cái gì đang diễn ra trong mình mà thôi.
Con kính bạch Thầy cái nhận thức của con về việc tu tập như vậy, kính mong Thầy chỉ dạy thêm cho con. Con thành kính cảm ơn Thầy và xin Thầy xá tội vì con đã viết quá dài làm mất nhiều thời gian của Thầy ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »