loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 14-08-2013

Câu hỏi:

Bạch Thầy con có nghe qua một người nói lại, họ có 3 thắc mắc lớn và tìm kiếm khắp nơi không ai có thể giúp họ được, nhưng khi họ gặp được Thầy thì hoàn toàn khác, tất cả đã được thông suốt, họ vô cùng hoan hỷ và cảm ơn Thầy. <p>

Nội dung câu hỏi xuất phát từ thắc mắc như sau: “Trước khi đức Phật nhập Niết-bàn, mọi người đều hoan hỷ không còn thắc mắc gì, và đức Phật nằm xuống nhập Niết-bàn. Lúc này trạng thái nhập Niết-bàn diễn ra. Kinh điển ghi lại rõ ràng tiến trình nhập vào sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền và từ tứ thiền trở ra tam, nhị, sơ thiền, rồi lại nhập vào lại nhị, tam, tứ thiền... cứ như thế cho đến khi vào tứ thiền lần thứ 4 thì mới chính thức vào Niết-bàn”. <p>

Câu hỏi 1: Đức Phật hoàn toàn không còn dùng lời nói hay cử chỉ gì nữa, vậy sao kinh điển cả Bắc Tông và Nam Tông đều ghi nhận trạng thái như trên, phải chăng là có vấn đề ở chỗ này, liệu ghi chép có sai sự thật không, nếu thông qua kinh điển mà hiểu sai chỗ này thì rất nguy hiểm. <p>

Câu hỏi 2: Vì sao phải như thế (phải nhập ra nhập vào các trạng thái thiền)? <p>

Câu hỏi 3: Vì sao ngay tứ thiền đức Phật nhập Niết-bàn? <p>

Con thành kính tri ân Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-08-2013

Câu hỏi:

Con xin cúi đầu đảnh lễ Thầy!<p>
Kính thưa Thầy, con đang sống và làm việc tại Hà Tĩnh, là một người rất bận rộn, lại ở xa các trung tâm Phật giáo, nên việc tìm hiểu và học đạo chỉ thông qua các trang mạng. Con đã tìm hiểu về thiền, nhưng không có người hướng dẫn trực tiếp. Tự mày mò nên con rất sợ rằng mình đã đi sai đường. Trong quá trình tự học hỏi và thực tập của mình, có một số vấn đề thắc mắc, con kính mong Thầy giải đáp giúp con. <p>

1. Trong quá trình thực hành, con luôn cố gắng kiểm soát tâm ý của mình. Có những lúc vì ngoại cảnh chi phối nên rất khó kiểm soát nó. Thường một ngày con có thể bị ngoại cảnh cuốn theo rất nhiều lần và khó có thể quay về với thực tại. Thưa Thầy, việc kiểm soát tâm ý như vậy có đúng không?<p>

2. Trong lúc ngồi thiền, khi tâm đã rỗng lặng sáng suốt thì con vẫn còn nhìn thấy sự rỗng lặng đó, điều đó có nghĩa là tâm con thật sự chưa được rỗng lặng phải không Thầy? Vì con còn nhìn thấy có sự rỗng lặng đó, khi đó vô niệm nhưng chưa hẳn đã vô niệm, như vậy có đúng không? Làm thế nào để con có thể vượt qua nó? <p>

3. Trong một lần ngồi thiền, khi các vọng niệm lắng dịu, có một tiếng động đã làm con giật mình. Con hiểu rằng sự nghe của mình vẫn sáng suốt, tiếng động kia chỉ làm cho ý thức của mình phát khởi những thứ vọng tưởng sau đó. Tương tự, con biết rằng, sự thấy của mắt, cảm giác xúc chạm của cơ thể,... tất cả đều thường hằng, chỉ có ý thức của mình bị các trần cảnh lôi kéo làm cho xáo trộn. Sự hiểu của con như thế có đúng không? <p>

Con kính chúc Thầy mạnh khỏe, an vui.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-08-2013

Câu hỏi:

Thưa thầy. Con đã hành thiền một thời gian nhưng hình như càng hành thì cái ta ảo tưởng càng ngày nó càng lớn, tỷ lệ thuận với những nỗ lực hành thiền của con. Phải chăng con nên buông thái độ tâm của mình xuống. Và khi ngồi thiền con niệm từ "Buông" như vậy có được không ạ? Con thường bị chìm vào những ảo tưởng, nó còn cuốn con đi theo nó, nào là suy nghĩ những việc viển vông không đâu vào đâu, toàn chuyện ảo tưởng con tưởng tượng ra. Có phải bệnh tẩu hỏa nhập ma của con bị nặng đúng không ạ? <p>
Thưa thầy, làm sao con buông được cái ta ảo tưởng xuống ạ? Kính mong thầy chỉ dạy cho con.<p>
Con thành kính đảnh lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-08-2013

Câu hỏi:

Thưa Thầy, lúc sáng nay khi đi xe bus con có gặp một gia đình gồm hai cha mẹ dắt một cô con gái bị mù lên xe. Cô con gái tầm khoảng 15 tuổi với nụ cười mỉm trên môi nét mặt rất hồn nhiên tươi sáng. Nhìn nét mặt cháu bé tự nhiên con thấy rất cảm động và dâng lên trong con một lòng biết ơn Thầy vô bờ bến. Thầy đã khai thị cho chúng con để chúng con trở lại với con mắt sáng với nét mặt hồn nhiên, với tâm hồn đồng điệu với xung quanh, để không là gì cả chỉ là cái đang là. Con thành kính tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-08-2013

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, con có người chị đã có chồng và 3 con, chị thì đang phụ giúp coi trẻ và lo việc nhà, đứa con trai lớn đang học cao đẳng, đứa giữa đi làm, còn bé gái út đang học lớp 7, còn chồng chị thì ở nhà. Với mức lương của chị con thì lo cho cả nhà rất vất vả, bé thứ 2 đi làm chỉ đủ lo bản thân, còn ông anh rể thì ở nhà không chịu đi làm, cũng có nhiều chỗ quen biết kêu đi làm chỉ đứng coi máy thôi nhưng ảnh cũng bảo không đứng lâu được do bị bệnh rối loạn tiền đình, còn việc lao động chân tay thì ảnh nói là hay bị đau lưng, cái này không biết ảnh nói thật không vì mấy đứa con ảnh lên nói anh hay ngồi chơi game, chơi đánh bài..., ba má con có hỏi trực tiếp thì ảnh nói không có, ảnh nói ảnh phải ở nhà để nấu ăn, lo cho tụi nhỏ nên không thể đi làm, vả lại cũng hay bệnh như con nói trên. <p>

Con thấy hoàn cảnh chị cũng đáng thương nên hàng tháng con có hỗ trợ gia đình chị tiền gạo và tiền ăn sáng hàng ngày cho 2 đứa còn đi học. Giờ con muốn phụ thêm tiền ăn cho cả nhà chị nữa nhưng mấy em con nói con làm như vậy thì không phải, làm vậy thì ông anh rể sẽ ỷ lại, không chịu đi làm, làm vậy tạo cho người ta làm biếng, nói giúp thật ra là hại người ta, cái này con cũng không biết phải thế nào cho đúng, xin Thầy cho con lời khuyên, con xin cám ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-08-2013

Câu hỏi:

Quán không không phải là suy nghĩ rằng mọi sự kiện đều rỗng không, không có thực, mà là trực tiếp thấy ra bản chất thực của mọi sự kiện. Chẳng hạn như khó khăn là một sự kiện có thực, nhưng khó khăn không hẳn là nguyên nhân của đau khổ. Chính khi khởi lên tâm bực tức, lo lắng, sợ hãi thì một bản ngã liền được hình thành đối kháng với khó khăn ấy, nên đau khổ mới bắt đầu phát sinh. Như vậy không cần phải quán khó khăn không có thực tánh để tự đánh lừa hay trốn chạy, mà phải biết sử dụng tánh biết rỗng lặng trong sáng để soi thấy (quán) bản ngã lo lắng sợ hãi là không thật, chỉ là ảo tưởng tạo ra ảo giác khổ đau. <p>

Cảm ơn thầy! Tôi nghĩ như vầy đúng sai xin chỉ giáo: "sắc tức thị không" không phải là pháp tức là không. Sắc là tướng của pháp, thí dụ con dao, tướng của nó là sự bén nhọn. Cô gái đẹp, thì tướng là đẹp. Vì vậy tất cả pháp nếu không trụ tướng thì tâm không sinh diệt, động tịnh, tăng giảm. Vậy chữ sắc của Phật không ám chỉ vào các pháp, xin chỉ giáo! <p>

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-08-2013

Câu hỏi:

Con thành kính tri ân Thầy, con chúc Thầy thật nhiều sức khỏe. <p>
Thưa Thầy, một khi trở về trọn vẹn với thực tại thân-tâm-cảnh hay là trọn vẹn với giây phút hiện tại là chúng ta đã thấy được chân lý rồi, vì chân lý là thực tại, là cái đang là. Như Thầy dạy, chân lý không là phải của tôn giáo nào cũng như chẳng phải của riêng ai. <p>
Theo con hiểu, tôn giáo ra đời với 2 mục đích, hoặc là để chuyển tải, truyền đạt chân lý; hoặc là để phục vụ nhu cầu ham muốn của con người. Chuyển tải hay truyền đạt chân lý chứ không phải là chân lý, nó giống như tấm bảng chỉ đường, nhưng người ta thường ngộ nhận cho đó là con đường. Rồi hầu như tất cả mọi người ai cũng muốn được che chở, nương tựa hay bám víu vào một cái gì đó, tạo cho mình lớp vỏ bọc đủ thứ kiểu, đó là mục đích thứ 2 của tôn giáo - phục vụ nhu cầu ham muốn của con người. Nhưng Đức Phật có dạy, tự mình hãy là hòn đảo nương tựa cho chính mình, ngoài mình ra không ai khác có thể nương tụa. <p>
Như vậy thì liệu tôn giáo có cần thiết trong thời đại này hay không? Nếu cần thì với mục đích gì? Xin Thầy hoan hỷ cho con được rõ. <p>
Con xin cám ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-08-2013

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ Thầy. <p>
Thầy quý kính, con kính lời thăm Thầy luôn được pháp thể khinh an. <p>
Con đã nghe bài giảng về Hạnh Phúc của Thầy, niềm hạnh phúc lớn nhất của con là Thầy vẫn còn tại thế, và hằng ngày con có thể vào mục hỏi đáp để học Đạo và chia sẻ niềm hạnh phúc với các bạn “cảm ứng đạo giao.” <p>
Xin được cám ơn một bạn đã góp ý về câu trả lời của Thầy cho việc học piano và chia sẻ những điều mà con cũng cảm nhận như vậy về Thầy, cũng như Tập Thơ Tĩnh Lặng của Thầy, nhưng không biết diễn đạt thành lời. <p>
Thầy ơi! Lúc trước thì hàng ngày con “cầu cho cha mẹ sống đời với con.” Bây giờ mặc dù con đã biết ai cũng phải chết, nhưng tận đáy lòng con, con vẫn luôn cầu cho “Thầy quý sống đời với chúng con.” <p>
Thầy thương tụi con, con xin Thầy nhớ giữ gìn sức khỏe, tiết kiệm năng lượng quý báu của Thầy nhen, để chúng con còn được thưởng thức thêm những bài thơ Đạo mới, thật phóng khoáng, tràn đầy tính chất nghệ sĩ của Thầy. <p>
Con thành kính đảnh lễ Thầy. Con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-08-2013

Câu hỏi:

Con kính thưa Thày! <p>
Ngày nào con cũng đọc và nghe trên trang nhà, Thày có đi đâu, dù ở nơi ngàn xa nhưng con vẫn thấy Thày gần lắm! Mỗi khi tâm thấy đang bức bách hay sân sắp nổi lên là con biết, thấy quá trình đó thế nào, tự nhiên hai chữ VIEN MINH ùa đến và con lại thấy tâm hiền hoà, mát mẻ! Đó là cái mát mẻ, cái hiền hòa khi đi qua các trạng thái lúc sinh, lúc diệt. <p>
Con vừa đọc câu trả lời của Thày cho Phật tử về việc học piano, wow! Con xúc động quá! Con thật sự hạnh phúc! Thày không chỉ nói đúng những suy nghĩ trong con mà trả lời của Thày cho con rất nhiều nhận thức ạ (mà bài nào, lời nào của Thày cũng như vậy!). Thưa Thày, con làm nghề nhạc công, công việc của con chơi đàn trong phòng thu của Đài TNVN. Khi vào Đạo, con bỗng thấy thay đổi, con không còn thấy ham mê ca hát, tuy vậy mỗi khi làm việc, con nguyện làm với tâm chánh niệm và từ ái để mỗi tiếng đàn của mình đến với những người nghe hữu hình hay vô hình đều chuyển tải những thông điệp trong đó. Hay mỗi khi hát để cúng dường các bậc tu hành hay đạo hữu, con đều hát say sưa và hết mình với mỗi ca từ để ca ngợi ân đức Tam Bảo. Nhưng cũng có đạo hữu chê trách đã tu rồi mà còn ca hát! Người Thày dạy Thiền khi ấy cũng có ý như vậy! Nhưng ngay từ những năm tháng ấy (khi chưa biết trungtamhotong) con đã không bị ảnh hưởng bởi điều đó vì con thấy rằng qua buổi gặp gỡ đó là con quên luôn, con lại để tâm vào những việc trong hiện tại. Và mỗi lần gặp gỡ đạo hữu, mọi người đề nghị con hát là con lại hồn nhiên hát như chưa bao giờ hát và chưa bao giờ nghe... phê bình... <p>
Kính thưa Thày, nhiều lúc đọc được thư Thày trả lời các Phật tử hay biết Thày đi tới những nơi xa, con muốn viết mấy chữ vấn an Thày lắm! Nhưng con chợt thấy phải thật cần thiết mới làm như vậy vì quỹ thời gian của Thày còn rất cần, rất cần cho biết bao nhiêu người khác! và con cũng muốn giữ gìn, để đôi mắt Thày được nghỉ ngơi thêm một chút ạ! <p>
Thày nghệ sĩ hơn tất cả những nghệ sĩ mà con đã từng gặp! <p>
Con đã lưu được tập thơ Tĩnh Lặng có trúc, có trăng, dòng sông và những con thuyền... con in ra và thi thoảng tự thưởng cho mình những phút giây an lạc! <p>
Và an lạc thực sự mà con có được là SỐNG TRONG THỰC TẠI, ngắm nhìn thực-ảo, đến-đi... như nó là, thế thôi ạ!<p>
Con xin đảnh lễ Thày ạ.



Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-08-2013

Câu hỏi:

Kính bạch thầy, đệ tử là Phật tử đã thỉnh giáo thầy về trường hợp hay thề độc nhằm vào chính mình hay người khác. Xin thầy cho con được rõ anh con có thể gặp thầy tại đâu và khi nào để nhờ thầy cứu độ.<p>
Kính chúc thầy luôn mạnh và tạo được nhiều công đức. Con viết trong khi đang xúc động nên sợ có thể đã phạm lỗi với thầy. Nếu có gì sơ sót, con xin thầy rộng lượng bỏ qua cho con. <p>
Kính.

Xem Câu Trả Lời »