loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 27-02-2022

Câu hỏi:

Nay con đã mắc covid. Thầy và mọi người bảo trọng. Con đã sẵn sàng học bài học của mình.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-02-2022

Câu hỏi:

Con kính bạch trên Sư Ông,
Chiều thứ bảy vừa qua là lần đầu tiên con nhìn thấy Sư Ông ngoài đời. Mặc dù cốt lõi của bài pháp đó không còn lạ gì với những ai đã đọc những trang sách, nghe nhiều pháp thoại của Sư Ông nhưng việc tận mắt thấy Sư Ông thật là một trải nghiệm "gieo duyên" tuyệt vời ạ!
Con xin thưa với Sư Ông là con có cách nghĩ như sau về điều học "Không nói dối":

1) Về mặt "Tục Đế", thì không nên nói dối với tác ý lừa gạt, bóp méo thông tin, làm hại đến người khác. Song nếu nói dối mà không mang tâm bất thiện, thì cũng có một số lợi ích nhất định, ví dụ tránh va chạm không đáng có với những "kiến thủ" của người khác; tránh đưa tin buồn không đúng lúc khiến họ đau khổ mất nghị lực sống; hoặc tránh tiếp tay, chỉ đường cho người ác hại mạng người, sinh linh vô tội.

2) Về mặt "Chân Đế", thì Thiền sư Sayadaw Jotika có nói: "Trong thiền tập cũng vậy, chỉ có một sự chân thật hoàn toàn mới dẫn đến tiến bộ. Một thiền sinh phải không được nói dối, không được giả bộ biết những điều mà thực ra mình không biết". Nghĩa là phải hoàn toàn trung thực với các dòng chảy thân-tâm-thọ pháp, dù có sân, có vọng khởi cũng phải trung thực thấy rõ sân, vọng khởi. Không biện hộ, không che dấu, không chối cãi hay tưởng tượng điều gì khác đi. Thì mới có thể thực chứng bản chất vô thường-khổ-vô ngã của danh-sắc.

Và dường như điều học "Không nói dối" này cũng không nằm ngoài nguyên lý: trong Tục Đế có thể ứng biến, nhưng trước hết phải chân thật với chính mình?
Cách hiểu như vậy đã đúng chưa thưa Sư Ông?
Nguyện Sư Ông trụ thế lâu dài, viên thành Đạo Quả.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-02-2022

Câu hỏi:

Con chào thầy,
Thầy ạ, trong thư lần trước, con đã rất ngạc nhiên, khi thầy lại lựa chọn cho con: xuất gia.
Con đã không lựa chọn gì cả, vì con cảm thấy con đâu phải làm vậy. Con đã cho mình như kẻ đứng ngoài cuộc lựa chọn đó.
Nhưng rồi, khi con khỏi ốm, con thấy con lại buộc phải lựa chọn. Lúc này, con nhận ra rằng: "đây là pháp mà con phải chọn lựa rồi. Hẳn là thầy đã nhìn ra nó mà mình lại không nhìn ra mà cứ trì hoãn mãi."
Sau chuyến về thăm quê, con thấy con xuất gia hay không đều không còn vấn đề gì nữa thầy ạ. Từ bé, con được nuôi dạy phải ngoan ngoãn; lớn lên, kiếm tiền cho cha mẹ, gia đình thoát khỏi nghèo khổ. Do đó, con chỉ có ý niệm này đeo đẳng. Lần rồi con về, con nhận thấy, gia đình con không nghèo gì cả. Gia đình con đã dư thừa rồi, có nhà cửa, ruộng vườn, thức ăn. Đâu còn thiếu thứ gì nữa đâu. Đồ ăn dư thừa cả.
Gia đình không nghèo, nhưng vẫn khổ, vẫn vất vả mưu sinh, chỉ vì hơn thua với người đời. Do đó, cái ý niệm đeo đẳng con cũng dần mờ nhạt.
Con có chị gái và hai em trai, đều ổn cả, có thể lo cho cha mẹ. Cha mẹ con cũng còn khỏe mạnh, mặc dù có bệnh của người có tuổi ở thôn quê.
Con thấy con đi làm, cũng chỉ lo phụ giúp cho cha mẹ con về mặt vật chất, nó cũng có mặt lợi, mà cũng có mặt hại. Trong khi, ở đời, con không còn cảm thấy tâm còn phù hợp nữa. Tâm con giờ chỉ muốn biết mình mà thôi.
Con đã nói chuyện với hai người bạn con. Mặc dù, đều là người lương, nhưng lại không ngạc nhiên về việc con sẽ xuất gia. Nên con cũng có phần an tâm hơn việc bố mẹ con sẽ không quá phiền lòng.
Hiện tại, con cảm thấy có điều con cần sáng tỏ. Đó là con đường xuất gia như thế nào? Do đó, con cảm thấy con cần đến gặp Thầy trước. Con muốn gặp một bậc chân sư giác ngộ để xem đó có phải là con đường đúng đắn không hay lại là một ảo tưởng. Sau đó, nếu được, con muốn đến thăm mấy chùa ni, để biết về đời sống xuất gia như thế nào. Con vẽ trong đầu là con sẽ đến thăm thầy, và rồi con sẽ đến thăm mấy chùa ni ở Sài gòn và cuối cùng ở Huế.
Bởi ngày con vào Huế thi đại học tại trường Quốc Tử Giám, con nhớ rằng đó là lần đầu tiên con nghe thấy tiếng chuông chùa. Con đã mô tả nó như có ai đó đang gọi con vậy. Nên, nếu xuất gia, con sẽ xuất gia ở Huế.
Đầu tháng 3 này, con dự định vào Sài Gòn gặp Thầy.
Thầy có sẵn lòng gặp con không? Hay có một điều gì đó, thầy muốn con nhận ra sau những gì con đã trải ra ở trên không?
Con xin Thầy chỉ cho con rõ ạ.
Con cảm ơn Thầy.
Kính mến Thầy.
Con Nhất Tâm.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-02-2022

Câu hỏi:

Kính Bạch Thầy,
Con thành kính chúc sức khỏe Thầy.
Mấy hôm trước, có vị Phật tử trình nhận thức về mặt trăng & bóng trăng với Thầy. Nhận thức đó là: ánh trăng = bản chân tức cái thật, bóng trăng = bản ngã tức cái ảo. Theo trực giác của con & có thể đại đa số người đọc, khi ý tiếp xúc với pháp đó thì liền đồng ý => xả thọ.
Nhưng sau đó, trong lúc rỗng lặng vô sự, lý trí (tưởng tri thức tri) con bị dính mắc vào những ý niệm & quan niệm đó Thầy ạ. Con thấy rõ con đang bị sợi dây ý niệm quan niệm trói con, dẫu con có xin Thầy từ bi tháo gỡ thì Thầy cũng bó tay và nhìn rõ cọng dây đang trói con thôi, rồi tự con phải trở về quan sát từ từ gỡ nó ra thôi. Bài học pháp đến dạy, con phải học thôi. Luôn tiện con thành kính cảm ơn Thầy đã giải thích rõ cho con với ví dụ cụ thể về khái niệm, ý niệm & quan niệm.
Cái lấn cấn trong con từ cái thấy nầy: đối với chàng Tazan chưa bao giờ nghe pháp thoại Thầy, không biết gì về Phật pháp bản chân hay bản ngã, chưa có danh khái niệm mặt trăng, vì không biết & không cần dùng ngôn ngữ trong đới sống hằng ngày của chàng, thì cả 2 cái hình ảnh đó đều là cái thực, phải không Thầy.
Ví dụ hôm đó, chàng lang thang trong rừng suốt ngày, đang cần nước tắm uống & rót đầy bình nước cho hôm sau, nhờ ánh trăng chàng có thể đi trong đêm tìm nước. Bóng trăng thấy từ xa giúp chàng định hướng vững tâm và chỉ cần thận trọng (tự nhiên) chú tâm (tự nhiên) quan sát (tự nhiên) để tránh thú dữ và dần đi đến rạch hoặc vũng nước kia.
Chính vì chàng Tazan không có khái niệm, ý niệm & quan niệm về mặt trăng, bóng trăng, cải ảo, cái thực, bản ngã, chàng mới thấy được 2 hình ảnh đó như là và sống thực với cả hai (pháp kia).
Con thấy vui vì con đang thấy được là con đã sử dụng được chút tuệ tri mới thấy được nhu cầu & tri kiến của chàng Tazan; nhưng khi diễn tả cái thấy đó cho Thầy và quý đạo hữu, con đã phải sử dụng lý trí, ngôn từ & lý luận quá nhiều.
Như vậy, khi vững chải hơn trên con đường giác ngộ mà Thầy đã bỏ bao công sức qua bao nhiêu thập niên hướng dẫn chúng con, thì mình chỉ thấy hai pháp đó là cái thực thôi và mỉm cười nhẹ trong thư giãn rỗng lặng, nhất là nên dẹp bỏ hết ngôn từ phải không thưa Thầy.
Con mong được Thầy từ bi chỉ cái kẹt của con.
Con thành kính cảm ơn Thầy.
Con kính chúc Thầy ngủ ngon.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-02-2022

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Con biết Thầy rất bận và con nghĩ mối băn khoăn của con có vẻ lẩm cẩm, nhưng con vẫn không buông bỏ được sau nhiều năm, vì vậy con xin mạn phép làm phiền Thầy:
Má con mất đã 5 năm, má con ra đi đột ngột, đang khỏe mạnh thì đột qụy rồi đi luôn chỉ trong vài tiếng, lúc đó tang gia bối rối nên gia đình chọn nhanh một tấm hình của má con làm ảnh thờ. Sau đó nhìn lại thấy ảnh này má con trông buồn quá, nhất là đôi mắt, có đôi lúc nhìn con còn thấy mắt má con hồng hồng như muốn khóc. Lần nào nhìn ảnh con cũng thấy buồn muốn khóc, cứ nghĩ về những ngày qua và luôn thấy hối tiếc đã không chú ý nhiều đến sức khỏe của má con mặc dù thỉnh thoảng con vẫn mơ thấy má con, trong giấc mơ thì thấy má con không buồn và có những hoạt động bình thường như lúc sống (nấu nướng, làm việc nhà, trò chuyện với con cái,...). Vậy con nên làm gì để vượt qua trạng thái này. Nếu con thay ảnh thờ hiện tại (đã thờ 5 năm) bằng ảnh khác mà má con nhìn vui và hạnh phúc thì có nên không và có giúp con vượt qua được không? Con xin Thầy từ bi chỉ rõ. Con kính chúc Thầy nhiều sức khỏe!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-02-2022

Câu hỏi:

Kính Thầy giải thích cho con. Trong câu: "hãy nhìn lại chính mình" thì "mình" là gì? Làm thế nào nhận biết "mình" và "bản ngã"? Thu thúc lục căn là thế nào?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-02-2022

Câu hỏi:

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Con kính xin đảnh lễ Thầy ạ! Đầu thư con xin gửi lời biết ơn đến Thầy ạ. Hôm nọ mẹ con có bị ốm, con cũng lo sợ vì mẹ con rất nhiều bệnh nền nên có khẩn cầu Thầy rải tâm từ và cũng có cầu nguyện với Chư Phật. Con thấy mẹ con đã trải qua bệnh tật rất nhẹ nhàng không phải đánh vật vì nó. Con thật lòng cảm ơn Thầy và Chư Phật đã giúp mẹ con vượt được qua kiếp nạn này. Một lần nữa con xin gửi lời biết ơn và tri ân đến Thầy ạ.
Kính thư,
Con

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-02-2022

Câu hỏi:

Kính bạch sư ông.
Con mới vừa kết thúc một tình bạn sau nhiều lần cãi vã. Lúc mới đầu thì con thấy không sao, nhưng sau đó con thấy rất buồn và không biết là mình có làm sai không, có làm bạn buồn không (vì bản thân con rất sợ làm người khác buồn) và con còn có suy nghĩ làm lành lại dù con biết đó là điều viễn vông. Con kính mong sư ông khai thị cho con cách buông xuống gánh nặng trong tâm lý và cách đối mặt với thực tại khi hai đứa không còn là bạn nhưng vẫn phải chạm mặt nhau, học chung với nhau ạ. Con thành kính cảm tạ sư ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-02-2022

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ Sư Ông!
Cầu xin Sư Ông hoan hỷ giải thích cho con một vấn đề.
Thông thường, chính con làm thiện Pháp nào đó thì con hoan hỷ rất nhiều. Nhưng con hoan hỷ rất ít hoặc không hoan hỷ khi thấy một người khác làm cùng thiện Pháp ấy.
Con xin hỏi Sư Ông: có phải do bản ngã của con xen vào việc hoan hỷ này không?
Con kính tri ân Sư Ông.
Con kính chúc Sư Ông mạnh khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-02-2022

Câu hỏi:

Con xin trình pháp sư Ông ạ,
Con không biết những cảm nhận rõ nét về tiến trình tâm nó suy tưởng về các nguyên nhân cũng như điều kiện hội hợp đầy đủ để 1 sự việc xảy ra thì gọi là gì ạ? Con kinh nghiệm thấy khi thư giãn sâu, tâm nó yên tịnh và phân tích 1 quá trình diễn ra và tự đúc kết lại về nguyên lý duyên khởi, để có 1 sự việc xảy ra ví như 1 nồi cơm nấu chín, thì không thể thiếu hoặc quá thừa 1 yếu tố nào cả, lúc đó thì tự khắc gạo sẽ thành cơm, cũng như vậy để có đầy đủ chánh niệm tỉnh giác thì cũng phải hội đủ yếu tố cần và đủ cho chánh niệm tỉnh giác liên tục. Con vẫn chưa nắm vững chỗ này ạ, xin sư Ông cho con thêm chỉ dạy được không ạ.

Xem Câu Trả Lời »