Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 05-10-2022
Câu hỏi:
Kính bạch Sư Ông !
Trong đoạn Ud41
Một thời Thế Tôn trú ở Kosambi, tại khu vuờn Ghosita. Lúc bấy giờ Thế Tôn sống bị các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ, các vua, các đại thần của vua, các ngoại đạo, các đệ tử ngoại đạo... quấy rầy, bị quấy rầy nên khổ, không có thoải mái an ổn. Vậy Ta hãy sống một mình, xa rời đại chúng...
Sau buổi ăn, khi đi khất thực trở về, liền dọn dẹp sàng tọa của mình, cầm y bát, không nói cho thị giả biết, không báo cho chúng Tỷ-kheo biết, một mình không có người thứ hai ra đi, bộ hành ra đi ...
- Đọc đến đây con có một niềm thương cảm đến Thế Tôn cũng như thầy ạ.
- Công cuộc Hoằng Pháp của một bậc giác ngộ cũng có nhiều cảm khái riêng không diễn đạt được đúng không thầy ạ?
Kính mong thầy có sức khỏe, để dẫn dắt, gieo duyên nhiều người đến Pháp ạ.
Ngày gửi: 27-08-2022
Câu hỏi:
Mô Phật!
Con kính đảnh lễ Thầy!
Con có 1 chỗ thắc mắc chưa hiểu, kính xin Thầy hoan hỷ chỉ dạy giúp con ah.
Tạng luật, Tiểu phẩm I, Chương Hành sự, 3. Hành sự xua đuổi:
1. Vào lúc bấy giờ, các vị nhóm Assaji và Punabbasuka thường trú tại vùng Kīṭāgiri là những tỳ khưu tồi, không biết hổ thẹn. Họ cư xử hành vi sai trái có hình thức như vầy: Họ trồng bông hoa hoặc bảo kẻ khác trồng, họ tưới hoặc bảo kẻ khác tưới, họ hái hoặc bảo kẻ khác hái, họ kết lại hoặc bảo kẻ khác kết lại, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm tràng hoa kết một mặt, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm tràng hoa kết hai mặt, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm thảm hoa, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm vòng hoa, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm vòng hoa đội đầu, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm vòng hoa đeo tai, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm vòng hoa che ngực….
1. Sau đó, hội chúng tỳ khưu dẫn đầu là Sāriputta và Moggallāna đã đi đến vùng Kīṭāgiri và đã thực hiện hành sự xua đuổi ra khỏi vùng Kīṭāgiri đối với các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka rằng: “Các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka không được cư ngụ tại vùng Kīṭāgiri.” Khi được hội chúng thực hiện hành sự xua đuổi, các vị ấy không làm phận sự đúng đắn, không trở nên thu thúc, không làm bổn phận để sửa đổi, không làm cho các tỳ khưu hài lòng, họ mắng nhiếc, họ gièm pha, do có sự thiên vị vì thương, do có sự thiên vị vì ghét, do có sự thiên vị vì si mê, do có sự thiên vị vì sợ hãi, họ bị sa đọa, họ bỏ đi, họ hoàn tục.
2. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỳ khưu lại và đã hỏi các tỳ khưu rằng: - “Này các tỳ khưu, nghe nói khi được hội chúng thực hiện hành sự xua đuổi, các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka không làm phận sự đúng đắn ―(như trên)― họ hoàn tục, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Sau khi khiển trách, ngài đã nói Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng: - “Này các tỳ khưu, chính vì điều ấy hội chúng hãy thu hồi hành sự xua đuổi.”
Câu hỏi: Nếu nhóm tỳ khưu Assaji và Punabbasuka, khi được hội chúng thực hiện hành sự xua đuổi, các vị ấy không làm phận sự đúng đắn … vậy tại sao Đức Phật lại bảo các tỳ khưu thu hồi hành sự xua đuổi ah?
Ngày gửi: 18-07-2022
Câu hỏi:
NAM MÔ BỔN SỬ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Bạch sư: con có một vài thắc mắc mong Sư khai thị giúp con ạ
1. Con là huynh trưởng của tổ chức gia đình Phật tử của hệ phái Bắc tông. Thời gian gần đây con bắt đầu tìm hiểu về hệ phái Nam tông. Rồi bắt đầu có những sai khác về một số vấn đề như: Nam tông không thừa nhận về sự có mặt của các vị Phật và Bồ tát khác. Nếu không tin con bị phạm vào ngũ trược không ạ
2. Phật giáo có phải là một tôn giáo không ạ?
Mong Sư hoan hỷ khai thị giúp con.
Ngày gửi: 06-07-2022
Câu hỏi:
Thưa Thầy, con chưa phân biệt rõ chữ buông trong câu trả lời của Thầy ở câu hỏi "làm gì để vào Nhập Lưu". Buông chấp ở giai đoạn Nhập Lưu là buông nhưng chưa triệt để hay là đã buông triệt để, mọi lúc với mọi thứ liên quan đến thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ ạ?
Xin Thầy dạy cho con, con xin cảm ơn Thầy.
Ngày gửi: 06-06-2022
Câu hỏi:
Con kính bạch trên Sư Ông,
Xin Sư Ông cho con giải thích thêm và ví dụ về sự khác biệt giữa "ý tượng" và "ý tưởng" ạ. Con cám ơn Sư Ông.
Ngày gửi: 04-06-2022
Câu hỏi:
Kính bạch thầy
Khi đọc phần duyên khởi tạng luật Nam truyền (chương Verañja) có đoạn: "Này Ānanda, tốt lắm! Tốt lắm! Này Ānanda, (điều ấy) đã được khắc phục bởi các ngươi là những người hoàn thiện. Về sau này, con người sẽ chê bai cơm gạo sāli và thịt."
Theo con được hiểu,
1) Lúc đó hoàn cảnh quá thiếu thốn, khất thực không đủ ăn, hàng tỳ khưu buộc lòng phải giã lúa mạch (từ người chăn ngựa cúng dường) để duy trì mạng sống, nên Đức Phật không khiển trách. Về sau này, sự khất thực là đủ ăn mà hàng tỳ khưu còn giữ việc làm đó tức là chế biến đồ ăn như gạo đắt tiền, thịt cá theo ý thích của mình... thì việc này không nên làm, sẽ bị người đời chê bai.
2) Đức Phật muốn nhắc nhở việc chế biến đồ ăn (nấu ăn tại chùa như hiện nay) phải có sự cân nhắc, cẩn thận trong mọi hoàn cảnh, tránh sự chê trách của người đời ảnh hưởng đến sự phát triển chung.
Con hiểu như vậy có ổn không ạ?
Mong thầy từ bi chỉ dạy cho con.
Con cảm ơn thầy!
Ngày gửi: 02-06-2022
Câu hỏi:
Con kính bạch trên Sư Ông,
Con đang xem cuốn Con Đường Hạnh Phúc thấy có phần Sư Ông viết về "năng lực cộng tác" của nghiệp. Xin Sư Ông cho con hỏi rõ là:
1) Có phải "sinh nghiệp" là do 1 trong 4 loại nghiệp (cận tử nghiệp, cực trọng nghiệp, tích luỹ nghiệp, tập quán nghiệp) chi phối, mà 4 loại nghiệp này đều có thể có ảnh hưởng lẫn lộn từ kiếp quá khứ và những kiếp trước đó nữa ạ?
2) Có phải "trì nghiệp" là những nghiệp tạo tác do thái độ nhận thức và hành vi trong đời này? Mà nếu không "sáng suốt, định tĩnh, trong lành" thì vẫn có thể bị ảnh hưởng từ nghiệp (các) kiếp quá khứ ạ?
3) Sư Ông có viết là "bất thiện trì nghiệp" làm con người ta đau khổ. Còn "chướng nghiệp" làm cản trở "sinh nghiệp". Như vậy có phải "bất thiện trì nghiệp" chính là "chướng nghiệp" không ạ?
4) "Đoạn nghiệp" là do một nghiệp ác CỰC lớn (Cực trọng nghiệp, hoặc không phải giết cha, mẹ, A-la-hán mà là giết quá nhiều người) trong kiếp này hoặc từ một trong các kiếp quá khứ mà đến hồi trổ quả phải không ạ?
5) Dường như con người thừa hưởng rất nhiều nghiệp từ kiếp hiện tại và các kiếp quá khứ, không có gì là không có lý do nhưng việc trả nghiệp vẫn có tính "hên xui" tùy theo thời điểm đủ duyên để trổ quả phải không ạ?
Con cám ơn Sư Ông nhiều lắm ạ.
Ngày gửi: 24-05-2022
Câu hỏi:
Con đảnh lễ thầy!
Trong quyển Khai thị thực tại thầy có nói: Khi mắt tiếp xúc với sắc thì nhãn thức tiếp nhận hình ảnh, hình ảnh này được sao lưu vào bên trong gọi là pháp (tương tự tai, mũi, lưỡi, thân cũng sao lưu pháp vào bên trong). Vậy quán pháp có phải là biết rõ khi các pháp (hình ảnh sao lưu vào bên trong) này khởi lên không ạ? Con nghe thầy giảng rất nhiều về quán pháp là: soi sáng để thấy rõ diễn biến của 5 uẩn, những yếu tố che lắp của 5 triền cái, trói buộc của của kiết sử v.v... Có những từ kinh điển quá nên con hiểu chưa thấu suốt, con muốn hiểu một cách bình dân nhất để thiền đi vào được cuộc sống ạ.
Con cám ơn thầy.
Ngày gửi: 03-05-2022
Câu hỏi:
Kính thưa thầy,
Con có hai điều thắc mắc này mong thầy từ bi chỉ dạy:
- Điều gì khiến đạo Phật tồn tại lâu đến thế? Dù trải qua nhiều thăng trầm, biến động trong lịch sử, dù có sự xuất hiện của các "biến thể khác" mang danh đạo Phật?
- Tại sao các bậc Thiền Sư hay Thầy Tu phật giáo khác, họ thậm chí rất nổi tiếng, cứ phải sử dụng những phương cách xa gần, ngụ ý, cho đề mục để thiền quán... khi chỉ dạy cho học trò của mình? Nếu đạo Phật đơn giản là "Thấy cái thực như nó là" thì sao họ không chỉ rõ và chỉ thẳng, nói một cách dung dị và đơn giản như Thầy đang chỉ dạy cho chúng con, để những người dù ở bậc thấp hay cao đều có thể cảm và hiểu được?
Mong thầy bỏ quá cho con vì đã hỏi hai câu mông muội.
Con cám ơn Thầy ạ.
Kính thư.
Ngày gửi: 13-04-2022
Câu hỏi:
Con đảnh lễ thầy!
Thầy cho con hỏi: Trong các bài giảng của thầy thầy hay nói: "Nói căn trần thức là nói toàn bộ thế giới này rồi đó". Lúc khác thầy lại nói: "Nói thân - thọ - tâm - Pháp là nói toàn bộ thế giới này rồi đó". Nhờ thầy khai thị giúp con Căn - trần - thức và thân - thọ - tâm - pháp giống và khác nhau thế nào ạ (giống như thầy so sánh ngũ uẩn và thập nhị nhân duyên trong quyển Thực tại hiền tiền ạ).
Con cám ơn thầy.