loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 79 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'pháp đối trị'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 16-08-2022

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,

Sau nhiều năm quan sát tâm, con thấy hiện tại con vẫn bị kẹt chỗ này, mong Thầy chỉ dạy:
Trong con vẫn còn 1 cái đánh giá ngầm tốt xấu, hay dở ... nhị nguyên nên tuy con rất nhạy khi quan sát tâm, là khi tâm khởi là con biết ngay. Nhưng nhiều khi có nhiều niệm khởi do vẫn chấp nhị nguyên nên là khi nó khởi là con dập tắt nó ngay lập tức.

Đầu tiên con nhận thức như thế này có đúng không ? nếu con dập tắt nó ngay như vậy là thực hành sai, vì chỉ giải quyết cái ngọn và nó vẫn âm ỉ đâu đó trong tiềm thức tới 1 lúc nó lại khởi lên. Thực hành đúng là cứ để nó khởi lên không đánh giá, dán nhãn, chỉ thuần thấy, nó tới thì tới nó đi thì đi, trong khi đó mình nhận biết rất rõ vì sao nó sinh khởi, lý do gì nó sinh khởi, mình hiểu rõ về nó và về bản thân mình...
Dạ tiếp theo, khi con nhận thức như vậy, nhiều khi con biết con dập tắt niệm khởi đó ngay. Sau đó khoảng vài giây, con chưa đạt được sự tự nhiên, nên con suy ngẫm về lý do vì sao tâm đó khởi để hiểu tâm đó cũng như bản thân mình ... Con có nên tiếp tục thực hành như vậy hay không thưa Thầy?

Và giờ khi có nhiều niệm khởi là con tự động dập tắt nó, con chưa biết cách làm sao để nó tự nhiên để thấy, mong Thầy chỉ dạy cho con ạ.

Con cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-08-2022

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Thầy!
Thưa thầy, con đọc sách về thực hành chánh niệm thì được biết có phương pháp quán tưởng để neo tâm vào hiện tại. Ví dụ như khi ăn thì quán tưởng thức ăn này từ đâu ra, hạt gạo mầm rau được người nông dân nuôi trồng thế nào, rồi bố mẹ chế biến nấu cho ta ăn... Hay có thể tự nhẩm những bài kệ để giúp ta ý thức hơn vào hiện tại. Rồi khi sân thì trở về hơi thở và bước đi để dần chuyển hóa cái sân.

Con đang hiểu rằng đây là pháp đối trị do Tưởng tri và Thức tri tạo ra, có thể phù hợp với những hành giả sơ cơ. Nó cũng củng cố sự tri ân, trân trọng những điều đơn giản ta đang có và giúp chuyển hóa năng lượng xấu. Sau này khi niệm và định tăng trưởng rồi thì không cần dùng nữa. Nhưng liệu "phương pháp" này trở thành thói quen lâu ngày thì có ngăn cản tuệ tri phát triển? Sự trong sáng sẽ mất dần đi khi ta thì bị kẹt vào thói quen mà Pháp thì vận hành muôn hình muôn vẻ?
Con mong Thầy khai thị!
Con kính tri ân Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-06-2022

Câu hỏi:

Thầy ơi, khi có những suy nghĩ bất thiện khởi lên thì làm thế nào ạ? Con cám ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-06-2022

Câu hỏi:

Bạch thầy. Con được học pháp của thầy đã lâu, con cũng thực hiện được nhiều thứ nhưng có một thứ con đang bị kẹt quá con vượt qua rất gian khổ. Một phần do tuổi trẻ, 2 là do nghiệp lực của con về ái dục. Con mong thầy giúp con để cách nhìn rõ hơn, quán sát đúng đắn để không còn mắc kẹt nữa ạ. Con xin tri ân thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-05-2022

Câu hỏi:

Con chào Thầy. Con lại kính nhờ Thầy giải đáp giúp con.
1. Thầy giảng giải giúp con là em con nghe pháp thoại của Thầy thì hiểu, thậm chí còn giảng lại giúp con thấy ra vấn đề của mình. Nhưng bản thân em con lại không dừng được hành động sai xấu, dù đã đọc câu trả lời của Thầy đã nhận ra sai, tự hứa sẽ dừng, nhưng hôm sau lại tiếp tục hành động sai xấu. Con không hiểu em con đã rơi vào tình trạng gì?
2. Con lại hỏi về vấn nạn bia rượu. Với 1 người cứ chìm đắm trong bia rượu, khuyên cũng không dừng. Vậy nếu con dùng biện pháp như ép buộc đi cai rượu hoặc dùng mọi cách để cưỡng chế cách ly ra khỏi môi trường hiện tại để không uống rượu nữa thì có nên không? Vì cứ tiếp tục như hiện tại thì người uống rượu đang làm hại bản thân, gia đình và cả những người xung quanh.
Con xin cảm ơn Thầy đã cho con được chia sẻ và con kính nhờ Thầy khai thị cho con.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-03-2022

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ sư Ông ạ,
Con xin trình pháp, con có câu hỏi này, dù con có tìm một số bài pháp của sư Ông để nghe và học, nhưng con vẫn còn một số câu hỏi trong pháp hành ạ.
Con vẫn chưa thực sự thông suốt lắm về Tâm hay niệm Tâm, cảm nhận tâm, hay quan sát tâm, cái sự quan sát này có phải là quan sát cái trạng thái Tâm hiện hữu đang là và cũng là sự tương tác qua lại giữa thân và tâm trong trạng thái đó đúng không ạ, những cái thô rõ như tâm Tham hay tâm Sân, con đã bắt đầu có thể cảm nhận được ngày càng rõ hơn, nhưng khi đó tâm đã phát tác những biểu hiện của nó một cách thô rõ lên thân, mọi cảm thụ rất mạnh, nhưng còn có một trạng thái tâm là suy nghĩ hay suy niệm làm tâm đi lan man và phóng túng bên ngoài hay bám vào ý thức-trí thức để biến ảo mọi hình ảnh ảo tưởng của tâm trí, thì những trạng thái Tâm này không có tương tác gì nhiều với thân cả, hoặc rất ít, gần giống như khi ngủ vậy, mọi cử động vật lý gần như vắng bặt đi, những dòng Tâm đó chỉ chảy trôi và diễn biến mà thôi, khi đó có phải là Tâm thức hoạt động ngầm ẩn tàng bên trong vô thức có phải không ạ. Con vẫn đang phân vân giữa việc thế nào là Niệm Tâm hay quan sát Tâm và có phải khi tham gia vào các suy nghĩ đó thì nó mới có thể phóng túng đi xa như vậy hay không. Khi mình nhận ra quay về thì chính đó là niệm Tâm hay là diệt Tâm phóng túng buông lung ạ

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-03-2022

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Thầy!
Hôm nay con lại thấy ra một điều, có những nỗi sợ hại, lo lắng mà mình không tìm cách giải quyết, thì cho dù lên núi hay xuống biển nói cũng bám đuổi theo, chỉ có cách duy nhất là đối mặt với nó và tìm cách gỡ thì khi đó tâm mới được an. Xin thầy chỉ dạy thêm.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-02-2022

Câu hỏi:

Dạ thưa thầy, trước tiên con xin cảm ơn thầy đã chỉ bày, hiển lộ sự thật bên trong tâm con đang mắc phải.
"Đó là tính chất đương nhiên của vọng tưởng. Vọng tưởng xuất phát từ lý trí, mà "nghi" luôn tiềm ẩn trong lý trí, nên khi một tư tưởng khởi lên liền kèm theo sự phân vân lưỡng lự".
Giờ đây, xin thầy giúp con thêm lần nữa, chỉ bày phương pháp đối trị với nó, quét sạch tận gốc rễ. Con nên giải quyết nghi, hay là vượt lên trên sự đối đãi 2 bên?
Con đội ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-01-2022

Câu hỏi:

Thưa thầy, con cảm ơn thầy về câu trả lời. Dù ngay lúc tâm con tham, sân, si, ích kỷ, nhỏ nhen, lười biếng, ngã mạn con thấy biết được điều đó, nhưng tâm ý con cứ để nó diễn ra, không thể ngăn chặn hay điều phục được... mong thầy chia sẻ thêm. Tri ân thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-11-2021

Câu hỏi:

Kính bạch Sư!
Con nghe pháp của sư đã được 1 tháng rồi, và nhận ra 1 điều:
Trước đây khi niệm Phật hay ngồi thiền, khi định tâm được rồi thì con cảm nhận được sự an lạc thoải mái trong tâm, nhưng khi con xả thiền hay buông câu niệm Phật, thì phiền não lại ùa về. Từ đó, con nhận thấy dù có thiền hay niệm Phật, thì chỉ đem lại cảm giác an lạc nhất thời, không đạt được kết quả như con mong muốn.
Từ khi con nghe được bài giảng về tánh biết và pháp quán niệm sự chết của sư thì con thấy tâm con nhẹ nhàng hơn hẳn.
Con có thắc mắc 1 điều là mỗi lần khi con biết mình ưu phiền một điều gì đó, con thường quán tưởng đến cái chết, thì lập tức phiền não không còn, con thường quán tưởng như vậy mỗi khi phiền não đến như một cách để giúp cho mình trở về với thực tại. Xin sư giải đáp, con thực hành như vậy có đúng không ạ, vì trong pháp tánh biết sư có giảng là khi phiền não đến thì hãy nhẫn nại và cảm nhận nó, con có mâu thuẫn là không biết mình quán tưởng đến cái chết là có phải chống đối lại phiền não không?
Con chúc sư nhiều sức khỏe!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »