loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 184 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'giao tiếp & ứng xử'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 30-09-2022

Câu hỏi:

Con chào Sư Ông ạ!
Con nghe pháp Sư Ông giảng mỗi ngày, nghe và thực hành giúp con "vỡ ra" được nhiều điều lắm ạ.
Nhưng từ sau đó, con thấy mình với cha mẹ không còn ràng buộc nhiều như mấy chục năm trước nữa. Xưa con vui theo, buồn theo, ngày con điện thoại 1,2 lần và con kể đủ thứ chuyện con gặp. Tuần nào cũng sang mẹ 1 lần. Nhưng giờ con thấy mình có việc con gọi hỏi thăm, ốm đau con chăm sóc, khả năng đến đâu con biếu đến đó. Bố mẹ có thương con trai, con dâu hơn là việc bố mẹ, con sống đúng với tâm con. Con qua nhà mẹ mà các em không thoải mái thì bố mẹ cụ ở quê lên con mời qua nhà con. Với em trai, em dâu con không hỏi han nhiều vì khác nhau cách sống nên con cũng để tự nhiên. Khi nào có việc thì "ứng".
Sư Ông ơi, có thể ở đời thấy thế là ko vồ vập, tình cảm nhưng thật sự con thấy sự tương giao giúp con thảnh thơi và dễ chịu. Bớt sai xấu và dính mắc. Nếu có sai ở đâu con xin vâng lời sửa lại ạ.
Con Giác Mẫn

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-07-2022

Câu hỏi:

Kính thưa thầy! Có phải khi mình hiểu được tâm mình là mình hiểu được tâm người khác không thưa thầy? Vì con thấy con lúc nào có bản ngã lúc nào không, người giao tiếp với con con cũng thấy họ luôn.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-06-2022

Câu hỏi:

1. Con từng nghe Thầy dạy về "tình yêu" và "mối tương giao". Con thắc mắc là nếu mình đã tự nương tựa chính mình tốt, thì đâu cần đến mối tương giao đâu nhỉ? Ngược lại khi mình cần có mối tương giao thì tức là mình đang dựa vào bên ngoài - thế thì có khác gì tình yêu?

2. Nếu một người đi đến đâu đều dễ khiến người khác xiêu lòng vì mình, dù không cố ý, thì người đó có đang tạo "nghiệp" không? Và làm sao để tiết chế việc người khác xiêu lòng vì mình lại, do có chút phiền phức và khó xử cho cả hai bên.

3. Con tự nhận thấy mình có cố "né tránh" trong hầu hết các tương quan với con người. Trước kia, nguyên do là do con sợ hãi, sợ bị tổn thương, sợ bị ràng buộc. Sau một thời gian dài chuyển hóa, con tránh né vì tự thấy mình không có nhu cầu từ đối phương, và cũng tự thấy chẳng ai có thể đáp ứng nhu cầu bất tận của mình, hoặc là thiệt rủi ro, mất giá, nếu cứ phải chạy theo năn nỉ ai đó quan tâm thương yêu mình, nên thôi tự thương mình cho rồi.

Con thấy ổn cho riêng mình, còn một số người thì hình như họ không thấy thế. Con xin Thầy khai thị thêm.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-06-2022

Câu hỏi:

Thưa sư ông
Sư ông cho con hỏi ạ. Con với gia đình hay cãi nhau vì gia đình con cứ bắt con lấy vợ để nối dõi tông đường, nhưng cứ nói đến chuyện đó con lại nổi sân lên, tuy con biết lúc đó đang sân nhưng con không thể nào dừng sự sân đó lại được ạ. Mong sư ông chỉ bảo cho con với ạ.
Namo Buddhāya

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-06-2022

Câu hỏi:

Con bạch Sư ông,
Làm sao có thể sống với tâm từ bi yêu thương trong một không khí gia đình đầy chất giả tạo ạ. Thực sự khi con sống trong một bầu không khí như vậy, con không thể vui vẻ được, con chỉ biết theo dõi tâm mình và không muốn nói chuyện với ai, con thích ở một mình hơn. Nhưng cuộc đời thật chua xót họ là người thân máu mủ của mình, xa cách cũng ko được mà gần cũng ko xong. Ở trong môi trường công việc thì loại người nào con cũng sống được hết sư ông ạ vì chỉ làm công việc thôi nên con không bị ràng buộc. Con cảm thấy tự do khi ngồi nói chuyện với cô bán rau, cô quét rác, cô bán nước con cảm thấy tâm họ rộng lớn khi họ làm với công việc bình thường. Nhưng trong gia đình con thật sự không biết ứng xử ra sao. Con mong sư ông cho con lời khuyên ạ. Con tri ân sư ông vì tất cả...

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-06-2022

Câu hỏi:

Con kính thưa Sư Ông,
Đầu thư, con xin biết ơn Sư Ông nhiều lắm vì Sư Ông đã gợi mở những lý do khiến con bị mất năng lượng trong 2 lần lắng nghe người khác lâu gần đây.

Trong phần giải đáp, Sư Ông có khai thị cho con rằng: "Không phải nghe hay nói mà do 2 nguyên nhân khác: Một là ảnh hưởng năng lượng thiếu trong lành của người nói. Hai là người nghe không đủ nội lực". Lý do thứ hai thực sự làm con vỡ òa, vì có lẽ nó thực sự đúng với con ạ. Vì con chưa đủ nội lực nên càng dễ bị ảnh hưởng bởi năng lượng của người nói đúng không thưa Sư Ông?

Con có tìm hiểu trong mục hỏi đáp của trang với từ khóa "nội lực", theo đúc kết nho nhỏ của riêng con thì con thấy có 2 loại: nội lực tục đế (được xây dựng nhờ ý chí, lý trí) và nội lực chân đế (có được nhờ trí tuệ). Theo đó, con có tự tìm xem lại các bài pháp của Sư Ông nhưng con còn yếu kém nên chưa hiểu được tường tận "Làm thế nào để có một nội lực chân đế vững vàng và mạnh mẽ?" ạ.

Vậy nên con lại mạo muội viết lá thư này, kính xin Sư Ông khai thị cho con, để con có thể vững vàng hơn trên con đường thực hành chánh pháp ạ. Con biết ơn Sư Ông rất nhiều.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-06-2022

Câu hỏi:

Dạ con kính thưa Sư Ông,
Dạo gần đây, có 2 lần khi con thực tập lắng nghe sâu trong nhóm nhỏ các huynh đệ cư sĩ đồng tu tập, con nhận thấy 2 điều:
1. Con có tâm muốn nghe hơn là muốn nói
2. Khi nghe, con mở lòng lắng nghe lần lượt từng huynh/đệ chia sẻ, mỗi buổi chia sẻ kéo dài từ 1.5 đến 2 tiếng đồng hồ.

Tuy nhiên, sau cả 2 lần ấy, khi về phòng, con đều cảm thấy người mỏi mệt, đầu nặng và dường như bị mất năng lượng, dù con nói rất ít và cũng không dụng công chú tâm lắng nghe bằng ý chí quá nhiều. Con vẫn chưa nhận ra được lý do tại sao lại như vậy. Liệu việc lắng nghe hay nói chuyện (dù trong chánh niệm) cũng khiến tâm hướng ra ngoài và bị mất năng lượng không ạ thưa Sư ông?

Con xin Sư Ông khai thị cho con ạ. Con cảm ơn Sư Ông đã đọc thư của con. Con chúc Sư Ông nhiều sức khỏe và bình an ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-05-2022

Câu hỏi:

Thưa thầy, nếu mình đi làm mà bị cấp trên bắt nạt, lợi dụng và lạm dụng thì mình sẽ không làm theo ý họ. Không theo ý họ, không theo phe phái nào hết thì họ sẽ gầm gừ hù dọa như con cọp. Trong trường hợp này mình nên làm gì?
Nếu mình vào rừng và gặp cọp. Con cọp cũng gầm gừ hù dọa mình. Thì mình phải làm gì? Đây là con cọp thực tế hay chỉ là con cọp do mình tưởng tượng ra rồi mình sợ.
Con cám ơn thầy. Con chúc thầy một ngày vui vẻ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-05-2022

Câu hỏi:

Nam-mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Sư ơi, sao con thấy người biết tu thường phải chịu nhiều thua thiệt hơn người đời, ko dám hành động để giành phần đúng về mình mà âm thầm nhường nhịn, chịu thiệt thòi. Còn người đời họ rất thực tế, đúng sai đều thể hiện rõ ràng, họ năng động, nói năng và hành động để chứng minh giá trị của mình. Và dường như người ta thích cách hành xử của người đời hơn. Con kính mong Sư khai thị!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-05-2022

Câu hỏi:

Con xin chào Thầy ạ,
Cho con hỏi bảo vệ chính kiến có phải là cái tôi không ạ? Con thấy trong cuộc sống hiện đại bây giờ rất nhiều lúc cần phải nói ra quan điểm của mình dứt khoát để người khác không vượt qua ranh giới của mình. Trước đây vì sợ xích mích nên con ít nói ra quan điểm, ai nói gì không hợp ý cũng cười cho qua nhưng trong lòng thì thấy khó chịu ạ.
Xin Thầy cho con ý kiến ạ.
Con xin cảm ơn Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »