Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 17-07-2022
Câu hỏi:
Thầy cho con hỏi: vì sao tâm trí ưa những ảo cảnh, vọng tưởng về quá khứ hay tương lai mà khó tập trung vào hiện tại? Trong khi sống trong hiện tại mà không nghĩ về quá khứ hay tương lai thì rất an lành.
Thời gian này con luôn nghĩ ngợi vọng động, kể cả dừng lại thì tâm trí cũng không biết làm gì lại chạy lăng xăng tiếp. Con đã tưởng mình biết nên chủ quan càng không tu được. Con không biết nói sao, nhờ Thầy chỉ dẫn giúp con.
Con cảm ơn Thầy!
Ngày gửi: 16-06-2022
Câu hỏi:
Kính thưa thầy, giờ con quen với việc nhìn ma chướng vào và ra trong người mình, vậy ma chướng tồn tại có mục đích và ý nghĩa gì? Thấy thì Giác Ngộ Giải Thoát, không thấy thì Luân Hồi Sinh Tử? Chỉ có Ma chướng làm bậc thang cho mình đi lên cao trong bậc thang Trí tuệ phải không thầy, còn ai không thấy (chứ ai cũng bị hết) thì Trí tuệ vẫn cứ ở mức độ đó, bị che lấp mãi đợi khổ quá mới chịu tìm đường ra?
Con xin trình thầy, con cám ơn thầy.
Ngày gửi: 10-06-2022
Câu hỏi:
Con kính bạch trên Sư Ông,
Tối hôm qua con nghe được một bài pháp của Sư Ông, trong đó Sư Ông đưa ra ví dụ về "cái hang động chất đầy châu báu giữa khu rừng đầy hiểm nguy". Thật là một ví dụ tuyệt vời với ý nghĩa sâu sắc ạ! Con xin trình bày suy nghĩ như sau.
Dường như lạc và khổ trong "hệ thống Tam Giới" là hai mặt không thể tách rời của nhau. Chính do hưởng lạc, chấp thủ vào lạc nên khi lạc suy tàn, chấm dứt mới chịu đau khổ. Ngược lại cũng do muốn nhanh thoát khổ mà mới sập bẫy của "lạc ảo" này để rồi về lâu dài càng khổ đau hơn. Bởi vậy nên dù tu tập hay làm gì mà khởi tâm muốn tìm kiếm sự "an lạc vĩnh cửu" thì đều là "tạo tác Tập Đế" chứ không phải là giải thoát khỏi sanh tử luân hồi. Một người đi rừng thấy cái hang động chất đầy châu báu, thích quá bèn chui vô ở luôn, không biết rằng hang động ấy không nằm ngoài, hay vượt lên rừng kia mà vẫn là một phần của "hệ thống rừng" đầy chướng ngại và rủi ro ấy. Người đó vẫn có thể bị độc trùng, rắn rít cắn chết, hoặc lúc chán nản chui ra khỏi hang thì bị hổ vồ ạ. Cũng như một người tu tập thấy mình đạt được một sở đắc an lạc nào đó bèn nảy sinh đắm trước, không lường được rằng trạng thái lạc đó cũng là một phần không thể tách rời của "hệ thống Tam Giới", nên cũng phải chịu quy luật vô thường hoại diệt (bản thân tâm lý người hưởng lạc cũng sẽ biến đổi, bất an và chán nản) để rồi vòng sanh tử luân hồi lại đưa người đó trở về trạng thái khổ đau như lúc đầu mà thôi.
Đời này được biết đến Sư Ông thật là phước báu vô lượng đối với con ạ! Nguyện được an trú trong Chánh Pháp, chuyển hóa mọi nhận thức và hành vi sai lầm!
Ngày gửi: 22-05-2022
Câu hỏi:
Thưa thầy,
Nay con ngộ ra được thế này. Con xin phép trình thầy xem có phải thế không ạ? Con xin cảm ơn thầy ạ.
"Ta có một vai diễn kiếp này (và nối tiếp cả những kiếp khác) lưu trữ trong ngũ uẩn. Như là trải nghiệm với cafe trên thân: lưỡi nếm vị cafe -> thọ ghi lại: ngon miệng -> tưởng ghi nhận: cafe ngon -> hành chép lại: thích cafe ngon -> thức sao lưu: kinh nghiệm thích cafe ngon miệng.
Từ thức sao lưu kinh nghiệm về cafe khiến lặp đi lặp lại thành ghiền, tham đắm... nên gọi là sinh tử luân hồi.
Ngày gửi: 27-04-2022
Câu hỏi:
Con kính bạch trên Sư Ông,
Con thấy trên mạng có câu nói, được gán cho Friedrich Nietzsche: "When we are tired, we are attacked by ideas we conquered long ago" (Khi ta mệt mỏi, ta chịu sự tấn công từ những tư tưởng mà ta đã chế ngự trước đây). Câu nói này khiến con nhớ tới sự "luân hồi sinh tử" của bản ngã. Phải chăng ngoài nghĩa "tái sinh tự nhiên" thì "vòng luân hồi" còn có thể được hiểu như một cố gắng của bản ngã muốn thoát khỏi 1 điểm xuất phát nào đó để chạy sang 1 trạng thái được cho là lý tưởng hơn, nhưng sau bao nhiêu phiền não khổ sở thì lại phải trở về với điểm xuất phát ạ? Dường như tất cả những gì do bản ngã tạo ra đều chịu cuốn vào vòng xoáy ấy, kể cả việc ngồi thiền không được mà sinh ra hoài nghi cũng vậy ạ.
Nguyện Sư Ông trụ thế lâu dài.
Ngày gửi: 13-11-2021
Câu hỏi:
Con chào Sư ông. Trước giờ con vẫn chưa hiểu câu "Sinh tử luân hồi" là như thế nào. Thầy có thể giải thích giúp con hiểu rõ được không ạ. Con cảm ơn thầy!
Ngày gửi: 20-06-2021
Câu hỏi:
Dạ con xin tạ ơn thầy. Con cũng xin hỏi thêm vì con có vấn đề khuất mắt là con có nghe có những người tu hành tới mức nào đó có thể làm chủ sinh tử phải không ạ. Có giống khi nhập định an trụ luôn trong định bỏ thân tự diệt không ạ. Con xin trân ân công đức thầy ạ!
Ngày gửi: 19-06-2021
Câu hỏi:
Con kính lễ thầy,
Con có một số thắc mắc, mong thầy giải đáp giúp con. Con cám ơn thầy.
1. Theo chọn lọc tự nhiên thì chỉ có những cá thể có khả năng thích nghi, phù hợp sẽ tồn tại. Quá trình giác ngộ có theo chọn lọc tự nhiên?
2. Tích lũy về lượng gây biến đổi về chất. Luân hồi qua nhiều kiếp phải chăng đang theo nguyên lý này trên con đường giác ngộ?
Con kính chúc thầy sức khỏe
Ngày gửi: 04-05-2021
Câu hỏi:
Mô Phật! Kính bạch Thầy. Xin Thầy cho con đc hỏi là: Tự mình hướng vọng, tự tạo ra ngã ảo, rồi chấp cái Ngã ảo đó là thật, là mình. Đó là nguyên nhân luân hồi phải ko ạ thưa Thầy?
Con xin cảm ơn Thầy ạ!
Ngày gửi: 30-03-2021
Câu hỏi:
Dạ con kính đãnh lễ Thầy ạ.
Nay con đã có thói quen cứ sáng đầu giờ thay vì đọc báo, con vào đây đọc những câu hỏi của Phật tử và lời giải đáp của Thầy. Chắc do có quá nhiều câu hỏi nên lời giải đáp của Thầy chỉ rất ngắn gọn nhưng vẫn chỉ thẳng sự thật đủ đầy. Con thấy mình may mắn vì đã biết đến Thầy và nghe đọc được lời giảng của Thầy.
Con có một câu hỏi xin nhờ Thầy giải đáp.
Đức Phật để đắc được Đạo quả đã phải trải qua thời gian dài với rất nhiều thử thách và không nguôi tìm kiếm một con đường thoát khổ.
Nhưng trong kinh cũng như trong các bài giảng của Thầy đã kể rất nhiều trường hợp đắc đạo quả chỉ nhờ bất ngờ được soi sáng bởi 1 pháp nào đó hoặc được Đức Phật khai ngộ bởi 1 câu nói.
Những trường hợp như vậy có thể trong phút giây đó họ rỗng lặng trong sáng và thấy ra mọi thứ toàn triệt. nhưng nhiều người đắc đạo quả vẫn ở trong thân người và trước đó họ vẫn rất vô minh, thì liệu cái trong sáng thanh tịnh đó có thường hằng được từ lúc đó không, vì con nghĩ căn trần vẫn thường trực và họ có thể bị ô nhiễm bất cứ lúc nào.
Con còn rất mờ mịt nên mong Thây chỉ dạy.
Con cảm ơn Thầy và kính chúc Thầy sức khỏe.
Diệu Pháp