Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 29-10-2022
Câu hỏi:
Con đảnh lễ Sư ông. Vợ chồng con nghe pháp và tu tập theo lời Sư ông dạy. Con xin trình pháp để được sự chỉ dạy của Sư ông.
Về con, chỉ cần buông tâm rỗng lặng là con thấy khí, gió ở mặt, mũi, đầu,cổ họng càng tĩnh lặng luồng khí càng mạnh, tràn khắp xuống bụng.
Về chồng con, anh lại hay có trải nghiệm bay đi đến một không gian khác, hay thấy cảnh đẹp, rồi phồng to lên trần nhà… khi thấy nhẹ lâng lâng là anh tỉnh giác k để đi nữa, như vậy có là ức chế, không tự nhiên không ạ? Khi sinh hoạt bình thường thì anh vẫn thấy luồng gió mát lạnh trên đỉnh đầu, có khi the mát như ăn mù tạt vậy á Sư ông.
Vợ chồng con xin thỉnh pháp Sư ông ạ
Con xin tri ân Sư ông. Mô Phật.
Ngày gửi: 17-09-2022
Câu hỏi:
Dạ thưa sư.
Vừa rồi con có theo một số khóa thiền được tổ chức tại TPHCM.
Với phương pháp niệm hơi thở, sau đó, khởi lên tợ tướng, ánh sáng,... người ta gọi là nimitta.
Khi con trình pháp, con có hỏi 2 câu hỏi liên quan tới tướng trạng nimitta đó là:
1/ Nimita này là thường hay vô thường? Vì rằng lúc bình thường như lúc ăn uống, đi lại, vận động,... con cũng thấy ánh sáng đó cũng khởi lên, rồi mất đi.
2/ Tại sao phải chuyên nhất, gìn giữ nimita này, vì rằng gìn giữ sẽ thành chấp thủ - nimitta này là tôi, của tôi, tự ngã của tôi...?
Thì vị thiền sư nói là không nên nghĩ như vậy, suy nghĩ như vậy sẽ mất định.
Nếu như vậy, con thấy chỉ làm tăng trưởng thân kiến, tăng trưởng sở đắc, càng trói buộc thêm với cái ta ảo tưởng.
Cũng tế nhị khi nói những lời nhận xét về phương pháp này, phương pháp kia. Nhưng vì Pháp là thiết thực ngay trong hiện tại, có quả tức thì nên con luôn hướng tâm vào lời dạy của sư ạ.
Ngày gửi: 27-08-2022
Câu hỏi:
Dạ Thưa Sư ông, con xin chia sẻ quá trình thực hành thiền của con và xin Sư chỉ cho con những chỗ con đang hành sai ạ. Con năm nay 20 tuổi và trước đây con bị những bệnh lý về thân, bị chứng suy nghĩ nhiều dẫn đến tâm con ít khi bình yên, thư thái. Chính vì vậy, hồi tháng 7 vừa rồi con đã thực hành thiền hơi thở (anapanasati) để cải thiện vấn đề của thân tâm. Tuy nhiên sau khoảng thời gian thực hành 3 tuần, con thấy thiền hơi thở chưa phù hợp với con. Sau đó con biết đến Sư (Sư Viên Minh) qua lời giới thiệu của sư phụ con. Con nghe pháp của sư, thực hành hơn 3 tuần nay và cảm thấy phù hợp. Những trạng thái tiêu cực dường như ít chi phối con hơn. Con thấy trong con có một cái tâm quan sát, trong sáng. Trong cuộc sống ,con cảm thấy mình tỉnh táo, điềm tĩnh hơn khi xử lí những vấn đề. Kết quả này con nghĩ là do sự không đồng nhất tâm với tâm tham, sân, si, mà chỉ là quan sát. Khi con có những sự khó chịu về thân, hoặc khi đối diện với tâm lo lắng. Con thường có xu hướng quay về với thân tâm và khi đó toàn bộ thân con rất dễ chịu, thoải mái, khi đó thân con có vẻ rất an lạc. Trạng thái xảy ra ngay lập tức, khi con trở về với thân tâm. Theo nguyên lí thì con cũng chỉ quan sát sự an lạc đó thôi, nhưng con phân vân là sự an lạc về thân đó có bị lẫn thiền định không? Hay là đó cũng chỉ là trạng thái bình thường mà con chỉ cần quan sát.
Con mong Sư góp ý cho con ạ. Con thành tâm tri ân Sư.
Ngày gửi: 25-08-2022
Câu hỏi:
Con kính đảnh lễ Thầy
Khi con quay vào bên trong thì con thấy dòng suy nghĩ cũng như các câu hỏi rồi câu trả lời liên tục tiếp diễn. Nhưng khi con trọn vẹn với thân, tâm hay cảm thọ thì tất cả im bặt, chỉ còn duy nhất cái thấy. Con xin tri ân Thầy.
Ngày gửi: 12-08-2022
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy cho con hỏi thiền vô tưởng định là phương pháp tu thiền gì vậy ạ? Mong Thầy từ bi giải thích cho con ạ! Con cám ơn Thầy!
Ngày gửi: 24-07-2022
Câu hỏi:
Thưa thầy chữ "Sắc" trong "Sắc giới" là Sắc như thực sắc hay là Sắc uẩn ạ? Con xin cám ơn thầy!
Ngày gửi: 23-07-2022
Câu hỏi:
Kính thưa thầy cho con hỏi từ an trụ tâm là gì ạ?
Ngày gửi: 21-07-2022
Câu hỏi:
Kính thưa sư ông con trình bày 5 triền cái như sau.
Muốn hành thiền định = tham
Ngồi mà không được định = sân
Ngồi lâu quá không định được mệt mỏi = hôn trầm thụy miên
Muốn đắc định = trạo cử
Ngồi nhớ lại lỗi lầm = hối quá
Ngồi mãi không định được = nghi ngờ
Có một cái định con xin gọi là đại định chính là cái định có sẵn đó là buông xả thì tự nhiên tâm định tâm này vốn có đủ tuệ giới và định ạ.
Ngày gửi: 20-07-2022
Câu hỏi:
Thưa thầy, cho con hỏi. Trong Hành Thiền có phải trong Định có Tuệ mà trong Tuệ có định hay không? Vì Con có hành cả 2 phương pháp Định và Tuệ thì thấy chúng như 2 mặt của 1 đồng xu vậy. Định mà không có Tuệ thì ngu mê, ù lì. Tuệ mà không có Định thì kiêu ngạo, ngông cuồng.
Ngày gửi: 18-07-2022
Câu hỏi:
Con kính đảnh lễ thầy ạ!
Thưa thầy, con định không phiền thầy nhưng lại không đừng được ý muốn trình pháp thầy. Khi thấy ra "mảnh đất chân lý không có lối vào" mà thầy thường nhắc đến, cái thấy mới mẻ, tự do quá, con không biết diễn tả thế nào, chỉ biết rằng "mảnh đất chân lý" ấy là nơi chỉ có cái thực tại và ngưng bặt sự tìm kiếm.
Trước kia, lời Phật dạy "trong thấy chỉ thấy, trong nghe chỉ nghe" là kim chỉ nam để con hành theo. Giờ đây con đã thấy được lời Phật nói với ngài Angulimala "Ta đã dừng lại, chỉ có ngươi chưa dừng lại", thật tuyệt vời biết bao!!!
Thưa thầy, con đã hiểu hơn lời thầy dạy về thiền tuệ. Thầy thường nói phần lớn mọi người hành thiền định mà cứ ngỡ mình hành thiền tuệ. Quả thật là như vậy. Con thấy rằng không chỉ ngồi thiền mà quán về lòng biết ơn, về tình yêu, sự chết, hơi thở,... đều là thiền định. Thiền định quả là có tác dụng định tâm, lắng dịu tạm thời, chữa lành vết thương nhưng cũng chỉ là chữa triệu chứng chứ không tận gốc.
Thiền tuệ chính là thấy ra Tứ diệu đế, là phá tan mọi quan điểm, tư tưởng, chỉ trần trụi sự thật của khổ và nguyên nhân của khổ. Nếu thiền định vẫn còn tư tưởng thì thiền tuệ lại hoàn toàn vô vi, là tự do, là sự giản đơn tột cùng.
Thưa thầy, con vẫn còn đầy ắp tham sân si, nhưng cái thấy hiện tại khiến con rất tự do và hoan hỉ. Con kính trình thầy, mong thầy chỉ dạy thêm cho con. Con biết ơn thầy nhiều ạ!!!