Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 21-02-2012
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy!
Con nhận ra trong pháp thiền Thầy dạy có hai điều căn bản đó là: "buông xuống hoàn toàn" và "trở về trọn vẹn", nhưng thật khó có thể làm được điều này thưa Thầy, kính mong Thầy chỉ dạy "bí quyết"?
Con cám ơn Thầy!
Ngày gửi: 14-02-2012
Câu hỏi:
Bạch Sư, mỗi khi thân tâm mệt mỏi do công việc hoặc hoạt động thể thao, con thường làm theo lời dạy của Sư là nằm theo tư thế savasana khoảng từ 15 phút đến 30 phút. Khi con hoàn toàn buông xả thân tâm, con nhận thấy cái "biết" vẫn lặng thấy biết rõ ràng nơi thân, tâm, trong, ngoài một cách tự nhiên. Đôi khi do mệt quá chìm vào giấc ngủ ngắn, đôi khi vẫn "Biết" một cách tự nhiên yên lặng. Nhưng khi cần phải thức dậy để đi làm việc thì thân, tâm rất sảng khoái và vào việc một cách rất hứng khởi. Như vậy thái độ buông thư trong giờ nghỉ của con có trở ngại gì không ạ? (và giấc nghỉ trưa bây giờ hoàn toàn không giống trước đây ạ). Con cảm ơn Sư.
Ngày gửi: 07-02-2012
Câu hỏi:
Kính thưa thầy, xin thầy cho con hỏi khi vọng niệm hay tạp niệm khởi lên nếu con niệm Phật để đưa tâm về với thực tại thân tâm thì con cảm thấy hình như mình đang dùng ý chí của bản ngã để kéo tâm về thì phải? Còn nếu con để yên cho vọng khởi lên thì con lại thường bị cuốn trôi theo dòng vọng niệm đó và quên luôn thực tại. Điều này đặc biệt thường xảy ra khi con nhắm mắt lại. Vậy con nên làm như thế nào ạ? Xin thầy hướng dẫn cho con!
Ngày gửi: 29-05-2011
Câu hỏi:
Kính bạch thầy, có lần con sân quá đến nối bị ép tim, khó thở, không ngủ được. Con tự nhốt mình trong phòng mục đích để tránh né đối tượng nhưng khổ nỗi là thân thì ở trong phòng mà tâm thì thấy đối tượng dễ sân thêm. Kéo dài gần nửa đêm tự nhiên con suy nghĩ, sắc pháp mình tệ như thế này rồi mà còn sân nữa thì xấu sao chịu nổi. Ngay tức thì con buông xả ra, lập tức thân tâm khỏe lại, tuy nhiên còn trạo cử và con buông ra tiếp cho đến lúc ngủ hồi nào không biết. Sau lần đó, mỗi khi sân, tâm con cứ nhắc nhở, sân là sắc pháp xấu lắm nha! Con tu như vậy có lạ quá không, xin thầy cho con lời khuyên. Thành kính tri ân thầy.
Ngày gửi: 30-04-2011
Câu hỏi:
Kính bạch sư, lúc đầu khi con hành pháp buông là nhờ giác ngộ được dục ái, hữu ái và phi hữu ái trong lần sư giảng ở Melbourne. Và cũng vì 8 năm trước đó con lăng xăng hành theo những pháp môn phương tiện, càng hành thì càng tự làm khổ mình, làm khổ người. Lấy bản ngã hành nên con dở sống, dở chết mà vẫn cố bám víu vì tưởng dụng công chưa thuần thục nên khi sư giảng buông là con thấy ngay lập tức. Con thấy tâm an tịnh mở ra một lối thoát như vớ được chiếc phao trên biển cả. Con tác ý buông khi thấy tâm khởi lên 3 ái này. Bước đầu tập ghi nhớ tác ý buông, con thấy tâm nhẹ nhàng bớt dính mắc. Dần dà thì con thấy nhờ buông mà tánh biết sẵn có hiển lộ ghi nhận thân thọ tâm pháp một cách trung thực. Con vẫn tác ý buông cả trong những lúc tánh biết ghi nhận kiết sử của bản ngã từ trong vô thức, nếu thấy bị dính mắc vào 3 ái trên. Vì con đã quen tác ý trong tâm và thấy rõ bản ngã, ảo tưởng... mà không lầm, nên con chỉ tác ý buông và càng buông thì ghi nhận các pháp vận hành càng rõ ràng. Con hành vậy có đúng không ạ, xin sư chỉ dạy thêm cho con. Con xin cám ơn sư.
Ngày gửi: 14-04-2011
Câu hỏi:
Kính thưa Sư, xin Sư cho con hỏi làm sao để con diệt được cái tâm mong cầu và tâm chóng đối. Con nhận thấy rằng 2 cái tâm này nó làm con khổ sở rất nhiều. Xin tri ân Sư!
Ngày gửi: 08-12-2010
Câu hỏi:
Thưa thầy xin thầy giải thích câu kinh: "Tri huyễn tức ly, ly huyễn tức giác". Điều này có giống cách Thầy dậy buông bỏ cái ta tạo tác để tánh biết trong sáng vận hành không?
Kính Thầy!
Ngày gửi: 27-11-2010
Câu hỏi:
Thưa thầy! Có những khoảnh khắc con đã buông và không mong muốn bất cứ điều gì. Nhưng đúng như thầy đã nói, con thấy ngay sau đó bản ngã ở đâu lại ùn ùn kéo đến với ý đồ muốn giữ sự an lạc nơi thân và nơi tâm.
1. Vậy cho con hỏi, cái khoảnh khắc "không mong muốn" đó có phải là "chánh niệm tỉnh giác" chưa hay mới chỉ là "thấy vết trâu" thôi ạ?
2. Mặc dù con biết trạng thái đó đến và đi là việc của Pháp, song con vẫn muốn nhận thêm lời khuyên cụ thể hơn từ thầy. Mong thầy hoan hỷ cho con lời khuyên ạ. Con thành kính tri ân thầy.
Ngày gửi: 16-09-2010
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy,
Thầy dạy rằng khi ngồi Thiền chỉ cần buông xả ra, đối tượng nào đến thì hay biết là đủ. Trong khi có một số sách dạy Thiền Vipassana (của các Thiền sư nổi tiếng) là phải quán phồng xẹp của bụng, đồng thời vẫn hay biết khi có các đối tượng khác đến. Hiện nay con đang thực hành theo cách mà Thầy đã dạy, nhưng khoảng 15 phút đầu thì con chú ý sự phồng xẹp của bụng để giúp định tâm. Con vẫn còn băn khoăn là: có phải là cách hành thiền bằng cách duy trì theo dõi sự phồng xẹp của bụng là dành cho những thiền sinh sơ cơ, sau một thời gian hành thiền, khi đã đạt đến một trình độ nào đó thì mới hoàn toàn buông xả, chỉ cần nhận biết đối tượng nào đến một cách tự nhiên là đủ. Con chỉ sợ rằng mình như người mới học chơi đàn, nên khi tập đánh đàn thì phải nhìn từng phím đàn chứ không thể vừa chơi đàn vừa nhắm mắt như những nghệ sĩ giỏi được. Con kính xin Thầy minh giải cho con để con tự tin là đang hành thiền vừa đúng pháp vừa phù hợp với căn cơ trình độ của con.
Con xin cám ơn Thầy.
Ngày gửi: 13-07-2010
Câu hỏi:
Con thưa thầy. Có phải buông bỏ tất cả để trở về thực tại tức là xả bỏ hết phương tiện, niềm tin, niềm vui, mục đích... như con được đọc trong những cuốn sách của thầy không? Để giáp mặt với thực tại - trọn vẹn như nó đang là, với hai bàn tay trắng, không cần phải đòi hỏi thêm tài năng hay điều kiện gì cả. Ở đó mọi buồn vui được mất của cuộc sống muôn đời mà ta sống hòa trong đó - có những giọt nước mắt và có cả những nụ cười... Và điều quan trọng nhất còn lại sau khi đã bỏ phương tiện, bỏ cứu cánh đó là "tánh biết" thấy rõ những giọt nước mặt và nụ cười đó là 1 điều hiển nhiên của tự nhiên, của sự sống, của nhân quả muôn đời. Để rồi 1 ngày kia "tánh biết" đó đủ dũng lực, sáng suốt sẽ ôm trọn nước mắt và nụ cười trong trạng thái im lặng tuyệt đối, vô ngại đi vào dòng đời, sống có ích cho mình và những người xung quanh, chỉ với thực tại đang là và hai bàn tay trắng. Con thưa thầy đó có phải là mục đích của thiền?