loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 135 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'khổ đau'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 20-08-2017

Câu hỏi:

Thưa thầy, dạo này con rơi vào tình trạng các mối quan hệ thân thiết đều đổ vỡ, bạn bè thân thiết, người yêu, anh em thân, lần lượt xa con. Có cái do con, có cái do họ, nhưng vấn đề hiện nay con đang cảm thấy buồn, cô đơn, không biết nên làm sao để hồi phục được các mối quan hệ đó, thật sự con là người sống rất nặng tình cảm nên cứ một mối quan hệ bị đổ vỡ con đau lòng rất nhiều. Con xin lời khuyên từ thầy, con cảm ơn thầy.





Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-07-2017

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Xin Thầy cho con hỏi, làm sao phân biệt được sự khác nhau giữa trạng thái:
1. Sự trốn chạy, không dám đối diện với nỗi đau buồn.
2. Sự đồng hóa với nỗi đau buồn.
3. Sự có mặt trọn vẹn với nỗi đau buồn
Từ khi con bắt đầu hiểu được những lời thầy dạy, con hiểu rằng:
- Nếu đau khổ xuất hiện mà mình đi tìm cách này cách khác để xoa dịu (đi gặp bạn than vãn, đi xem phim, đọc truyện, du lịch...) hoặc hễ nó xuất hiện thì mình tránh và nghĩ sang chuyện khác thì đó là trốn chạy, làm như vậy thì chỉ dồn nén nỗi đau khổ mà thôi, và khi có điều kiện nó càng bùng nổ mạnh mẽ hơn.
- Còn nếu mình để nỗi đau khổ lôi kéo mình, khiến mình chìm ngập trong những suy nghĩ và hành động tiêu cực thì có nghĩa là mình đã tự đồng hóa mình với nỗi đau khổ.
- Còn mình có mặt trọn vẹn với nỗi đau khổ nghĩa là mình cứ cảm nhận nỗi đau khổ khi nó xuất hiện, có thể khóc nhưng không để mình rơi vào trạng thái quá tiêu cực phải không ạ?
Con cảm thấy còn khá mơ hồ, chưa phân định rõ ràng, xin Thầy chỉ dạy cho con.
Con xin chân thành cám ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-05-2017

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy cho con xin phép hỏi 1 câu mà qua trải nghiệm con đã nhìn thấy rất rõ nhưng con không biết có đúng không. Trong tất cả các pháp đến đi con chỉ thấy thôi thì con nhận thức được cảm giác không khổ, nhưng chỉ cần 1 tâm khởi lên quan tâm tới việc đó là bắt đầu có mối quan hệ là bắt đầu sinh lên sự đau khổ liền. Ví dụ khi con bị đau con chỉ thấy đau thôi thì con có cảm giác không khổ, nhưng khi con có mối quan hệ quan tâm tới cái đau ấy thì con nhận thức khổ phát sanh lên ngay, chỉ thấy cái đau ấy thôi mà không dán nhãn cho nó là đau gì, không tưởng là thì con thấy không có sợ, nhưng có tưởng thêm vào thì liền nỗi sợ phát sanh lên liền nó rất lẹ. Hiện giờ tự nhiên con lại thấy 2 cái đi song hành như vậy, đó là vừa thấy khổ lại vừa thấy diệt khổ. Con không hiểu đó là gì, con không biết như thế có thấy đúng không vì tự nhiên trong người con nó lại cho con thấy như thế. Con xin cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-04-2017

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy con có một thắc mắc nhỏ mong được Thầy giúp cho con ạ.
Con và gia đình làm nghề tự do, những ngày nhiều việc có khi con làm thâu đêm suốt sáng cho kịp, ngày ít việc hầu như con chẳng muốn làm gì, cả ngày người thì uể oải, tâm thì lang thang. Con quan sát tâm con và thấy xuất hiện hai trạng thái đối lập nhau ạ. Một bên thì muốn và thúc giục làm việc để đạt được cái nọ cái kia. Một bên thì muốn làm biếng và không làm gì cả, con chỉ ngồi (hoặc con chỉ muốn làm những việc không liên quan đến kiếm tiền ạ) và buông ra những tham lam mong cầu kia. Con nghĩ làm việc chăm chỉ có nhiều tiền thì con sẽ hạnh phúc, có lúc con lại thấy ra hạnh phúc không liên quan đến tiền hay đến cái mà con đã đạt được ạ. Nhưng vấn đề của con là hai trạng thái đối lập kia nó cứ tự lên án rồi phán xét nhau. Nó không để con yên và con không biết làm sao trọn vẹn với nó. Tại lúc con làm biếng thì bị hối thúc làm việc. Lúc con làm việc lại vẫn muốn làm biếng. Kính mong thầy hoan hỷ giúp cho con ạ.
Con cảm ơn thầy Kính chúc Thầy nhiều sức khỏe ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-04-2017

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, trong 1 bài kinh con không nhớ tên, 1 người trưởng thôn hỏi Đức Phật tại sao lại có khổ đau. Đức Phật mới ví dụ, khi 1 người thân qua đời hoặc bị nạn thì sẽ cảm thấy đau khổ, còn nếu là 1 người lạ không quen biết thì sẽ không thấy khổ. Và kết luận, nếu có ái dục với ai đó khi người đó gặp nạn sẽ thấy Khổ. Con thấy vẫn chưa hiểu rõ, kính mong thầy giảng giải giúp ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-03-2017

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Con có một việc rất băn khoăn, xin Thầy dạy.
Con có trải nghiệm một nỗi khổ dài gần 30 năm, từ khi con 25 tuổi.
Nguyên nhân nổi đau khổ là do khi con còn vô minh, tâm con quá dính mắc vào người mà con chung sống, và do vô minh, con bị cái khổ cầu bất đắc, ái biệt ly vùi dập. Khi thấy khổ quá, con muốn thoát ra, thân thì đã thoát ra, nhưng tâm vẫn dính mắc suốt nhiều năm sau đó.
Mãi cho đến mấy năm gần đây, con mới thực sự thoát khỏi sự dính mắc này từ thân đến tâm.
Bây giờ hiểu đạo, nhìn lại thì thấy do trải nghiệm cuộc sống đã qua cho con học được rất nhiều điều, đặc biệt là sự kham nhẫn và tình yêu thương thực sự.
Khi sống chung, con yêu thương người bằng cái ngã quá lớn, không phải là tình yêu thương thực sự, chính vì vậy tự mình, con làm mình khổ.
Và cũng có lẽ còn là do duyên nghiệp của con phải trải qua như vậy.
Con bây giờ đang rất hạnh phúc vì đã có thể hàng ngày thong dong tự tại vui học đạo, mỗi ngày càng hiểu đạo, niềm vui trong con càng tăng dần.
Nhưng đôi khi nghĩ lại thời gian 30 năm trải nghiệm khổ, tự nhiên con cảm thấy sợ, con có phải học lại bài học này một lần nữa trong đời sau chăng?
Có cách nào tu tập, có cách nào chuyển hoá, và có nguyện lực nào giúp con thoát khỏi sự dính mắc này trong đời sau không Thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-02-2017

Câu hỏi:

Thưa thầy cho con hỏi, làm sao mình vượt qua được những cơn buồn bã bế tắc khủng khiếp?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-01-2017

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, con càng quan sát thân này sao con càng thấy nó khổ quá Thầy ạ, con cảm thấy chán nó quá Thầy ơi, con không cảm nhận được lạc gì nơi thân này cả, nó cứ đau nhức và mệt mỏi tối ngày. Bớt đau chỗ này rồi lại đau chỗ khác. Con cũng nhiệt tình đi khám bác sĩ rồi uống thuốc, càng uống thuốc con thấy càng tệ hơn, nó chỉ đỡ được 1 khoảng thời gian ngắn rồi tái phát lại. Con không biết đây là pháp đang rèn luyện giúp tâm con vững chắc hơn không trước mọi nghịch cảnh khổ đau. Con xin cảm ơn Thầy đã lắng nghe tâm sự của con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-11-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Làm thế nào để phân biệt được tình yêu thương sự mong muốn xuất phát từ lòng từ bi hay xuất phát từ bản ngã ạ? Trong trường hợp cha mẹ đặt nhiều kỳ vọng vào con cái (cha mẹ luôn yêu thương con vô điều kiện và mong muốn đó đạt được thì trước hết là tốt cho con cái sau là cha mẹ cảm thấy tự hào...), tuy nhiên chính sự kỳ vọng đó khi con cái không nghe theo thì sẽ sinh ra phiền não đau khổ cho cả hai bên và sẽ xảy ra trường hợp như là "trứng mà đòi khôn hơn vịt" hay "con không nghe theo cha mẹ trăm đường con hư" (bất hiếu). Con thưa Thầy trong trường hợp như vậy phải làm sao để sống tùy duyên thuận pháp vô ngã vị tha thưa Thầy?
Con cảm ơn Thầy, kính chúc Thầy nhiều sức khỏe ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-10-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con nghĩ như vầy có đúng không. Khi còn bé thơ, sống vui vẻ và trọn vẹn với cảm nhận của mình. Trải qua cuộc sống đi kèm với khổ đau, sau đó giác ngộ với tỉnh thức từng giây phút thì cũng như quay về tuổi thơ vậy. Như vậy cái tâm tuy quay về ban đầu nhưng đã đạt tới mức độ cao xa hơn và nếu ta cứ giữ cái tuổi thơ ban đầu không cho vấy nhiễm bụi trần thì sẽ không đạt đến giác ngộ được. Đau khổ tức Niết-bàn, nếu sợ khổ, không trải qua, cảm nhận trọn vẹn đau khổ thì sẽ không thấy Niết-bàn. Nghĩ như vậy có đúng không Thầy?

Xem Câu Trả Lời »