loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 135 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'khổ đau'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 02-03-2016

Câu hỏi:

"Tự do là ung dung trong ràng buộc. Hạnh phúc là tự tại giữa khổ đau", con đã đọc không biêt bao nhiêu lần lời pháp thầy đã viết, nhưng để có năng lượng cho sự ung dung và làm thế nào để tự tại thì quả là khó khăn vô cùng, kính xin thầy khai thị thêm cho con. Kính tri ân thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-02-2016

Câu hỏi:

Con kính bạch Thầy, <p>
- Người đã Giác Ngộ (Kiến Tánh) có còn ái, tham-sân-si không? <p>
- Lo âu, sợ hãi có phải là biểu hiện của ngu si, vô minh, ái dục không? <p>
- 8 loại khổ (sanh, già, bệnh, chết, cầu bất đắc, oắn tắng hội, ái biệt ly, ngũ ấm xí thạnh) có thuộc trong 3 khổ (khổ khổ, hoại khổ, hành khổ) không?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-01-2016

Câu hỏi:

Con kính bạch Thầy! <p>
Tâm con cảm thấy rỗng lặng, định tĩnh hơn khi người ta gieo khổ đau cho con, giúp con được thêm nhiều bài học về khổ đau kiếp người. Khi gặp khó khăn, đau khổ con thấy tâm đạo của mình tăng trưởng hơn là khi con gặp thuận cảnh. Nhưng đôi khi con không biết khi nào, con sẽ không thể chịu đựng được nữa những nghịch cảnh cuộc đời. Con chỉ sợ một ngày nào đó, con không đủ dũng mãnh, tinh tấn để đi theo con đường đạo nữa, con lại quay về với những toan tính, tham lam, với những dục lạc trần gian... Thầy ơi! Có phải do còn dục vọng, tham cầu còn nhiều quá nên con vẫn còn cảm giác sợ hãi ấy? Xin thầy chỉ cho con! <p>
Con xin nguyện cầu Tam bảo gia hộ cho Thầy thân tâm an lạc để hoằng dương độ pháp cõi nhân gian đầy khổ đau này.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-01-2016

Câu hỏi:

Thầy kính mến, <p>

Con lại khóc khi nghe lá thư Thầy, cũng một thời gian rồi con không tham gia mục hỏi đáp. Thực sự là con cũng không biết viết gì và hỏi gì, Thầy ạ. Hằng ngày con đều xem câu hỏi các bạn đồng đạo, câu trả lời của Thầy, rồi nghe Pháp thoại, không thì những lúc buông ra hoàn toàn thì thi thoảng Thầy vẫn hiện ra thật từ bi như vậy trong tâm trí con. <p>
Thưa Thầy, càng ngày con càng thấy rõ nhiều cái xấu của mình, vẫn tham lam, sân giận, sợ hãi. Nhiều lúc khi trở về trọn vẹn với cơn sân trong con, nó khó chịu, nghẹt thở, nước mắt chực trào, con thương nó, thương chính bản ngã của mình. Nó cứ muốn theo ý mình rồi nó đau khổ, dày vò như vậy. Nhưng song song đó con lại biết ơn rất nhiều, biết ơn vì đã gặp Phật pháp, gặp Thầy. Thầy ơi, con mong Thầy thật khoẻ, Thầy hãy ủng hộ cho đứa học trò mới chập chững vào Đạo, đầy vô minh này Thầy nhé. Con biết rằng con phải đi trên chính đôi chân cô độc của mình, trở về với chính mình trên con đường giác ngộ này nhưng con nguyện Tam Bảo và Thầy gia lực cho tâm con đủ sức mạnh để trọn vẹn và tỉnh thức Thầy ạ. <p>

Sắp tết rồi, trời cũng lạnh hơn, Thầy cẩn thận giữ gìn sức khoẻ Thầy nhé.
Kính, con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-01-2016

Câu hỏi:

Bạch thầy, cho con được hỏi. <p>
Tại sao trong kinh lại nói vì vô thường nên khổ? Đúng là như thầy giảng, đứng một hồi thì mỏi (khổ thọ) nên ngồi, ngồi một hồi lại thấy mỏi (khổ thọ) nên đứng dậy đi... Nhưng như con thấy, và cũng như có lần thầy giảng, thì thực ra cái cảm thọ khổ là ít hơn cảm giác dễ chịu (lạc thọ) hoặc bình thường (xả thọ). Ví dụ như mình ngồi nửa tiếng thì phần nhiều là thấy dễ chịu với bình thường, sau đó thấy mỏi chừng vài phút nên đứng dậy đi, ban đầu đi thì cảm thấy dễ chịu, sau đó thấy bình thường, rồi mỏi lại, và thời gian mỏi cũng ít hơn lúc thấy dễ chịu và bình thường. Vậy khi nói vì vô thường nên khổ, có phải là đã quá chú trọng vào khía cạnh khổ thọ và bỏ qua lạc thọ, xả thọ trong tiến trình vô thường?
Con xin thầy từ bi chỉ dạy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-01-2016

Câu hỏi:

Thầy kính mến. Thưa thầy, con xin được phép hỏi: <p>

1. Thật sự có cái gọi là đau khổ không? Có phải khi ta ý thức được sự đau khổ thì điều này chỉ ra rằng khổ này nằm trong 6 thức, và nó chỉ giới hạn hoạt động trong phạm vi của "thức". Mà thức này theo con biết thì không phải của riêng 1 cá nhân nào. <p>

2. Con muốn nói về hai câu kệ của ngài thiền sư Huyền Giác. <p>
Vô minh thật tánh tức Phật tánh <p>
Huyễn hóa không thân tức Pháp thân <p>
Có phải bản ngã vô minh này cũng từ cái tánh biết thường hằng mà ra. Biết ăn, biết nói, biết nghe, biết thấy v.v... tựu chung lại thành tri kiến thức. Rồi chính tri kiến thức này xây dựng nên cái bản ngã ảo tưởng. Liệu con có thể nói rằng: Phật tánh bao trùm cả? <p>

Câu "Huyễn hóa không thân tức Pháp thân" con không hiểu. <p>
Sự hiểu biết vốn hạn hẹp. Con mong thầy chỉ dạy thêm cho.
Con xin cảm ơn thầy.






Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-01-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Sư Trưởng lão. Xin Sư vui lòng cho biết, chữ "Dukkha" trong kinh Tứ diệu đế có nghiã là gì? <p>

Chân thành cảm tạ Sư Trưởng lão.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-01-2016

Câu hỏi:

Con chào thầy ạ! Thưa thầy, mỗi khi khổ đến thì ta chỉ cần trọn vẹn tỉnh thức với cái khổ thì cái khổ đó nó tự hết mà mình không cần phải làm gì thêm, như vậy là ta đã diệt được khổ rồi phải không ạ? <p>
Thầy cho con hỏi thêm là con là người có tánh tham dục nhiều, mỗi khi tham dục khởi lên thì con tuy biết vậy nhưng không trọn vẹn tỉnh thức với nó được mà bị bản ngã khuất phục nên con phải tìm cách đối trị. Con có đọc được phép quán tử thi nhưng không có tử thi để quán nên con xem mổ xác người trên video thì thấy có tác dụng rất rõ rệt, tham dục trong con giảm đi rất nhiều đến độ khi ăn nếu tưởng tới những hình ảnh đó thì cảm thấy buồn nôn, rồi con không xem nữa nhưng sau đó một thời gian thì tham dục lại tăng trưởng, con phải làm sao ạ? Có phải phép quán tử thi phải thực hành liên tục trọn đời phải không ạ? <p>
Phép quán 32 thể trược con đọc trong sách thì không hướng dẫn phải quán như thế nào để nhàm chán thân xác của chính mình, phép quán này phải thực hiện như thế nào ạ? <p>
Con cảm ơn thầy rất nhiều!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-12-2015

Câu hỏi:

Con kính chào Sư. Kính bạch sư cho con hỏi có ai trong cuộc sống này thật sự có hạnh phúc trong không? Hay hạnh phúc chỉ là trọn vẹn chấp nhận những gì nó xảy ra với tâm sáng suốt định tĩnh trong lành? Con xin tri ân những bài pháp Sư đã giảng mà con có duyên may đã được nghe. Con Tâm Hạnh Từ

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-12-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, <p>
Trước hết con xin chúc sức khoẻ đến thầy. Con có 1 trăn trở không giải đáp được, xin thầy giúp dùm con. <p>
Thưa thầy, ĐỨC PHẬT có dạy: tham, sân, si là cội nguồn của khổ đau, vậy muốn giải thoát thì ta nên buông bỏ tham, sân, si, đúng không thầy? Nhưng thưa thầy, khi con ngồi nhìn sâu vào 3 điều trên thì thấy rất khó, thí dụ như tham sống, sợ chết hoặc muốn thoát khỏi khổ đau cũng là tham. Còn như sân, con có thể nhìn lại mình và không ôm vào lòng khi có người nói oan cho mình, nhưng ngay khi 1 con vật cắn mình dù cho đó chỉ là con muỗi thì tâm con cũng nổi lên sự sân. Con cũng đang tập thực hành lời thầy dạy là nhìn cái đau để thấy chỉ có đau chứ không có người đau, nhưng con không tách nó ra được, con thấy rõ ràng chân con đang đau và cái đau nó di chuyển như thế nào nhưng vẫn thấy là chân mình đau. <p>
Thưa thầy, con có tiến bộ trong cuộc sống, vì hiểu được những sự việc xảy ra, do đâu mà có, nhưng con cũng còn rất nhiều điều chưa thông suốt, vậy xin thầy từ bi chỉ dùm con: khi có những điều mình chưa hiểu thì nên đào sâu vào, suy tư về nó hay là chỉ buông ra không nghĩ tới? <p>
Con xin cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »