loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 553 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'thơ'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 23-07-2019

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ Thầy.
Con kính chúc Thầy luôn có sức khỏe và vô cùng biết ơn Thầy đã bỏ thời gian để chỉnh sữa những bài thơ trình pháp của con được rõ ràng, trong sáng và có ý nghĩa hơn.
Không hiểu mỗi khi nghe bài giảng của Thầy con thường cảm thấy nhẹ nhàng và hay viết lại những dòng thơ con xin trình thầy:
Róc rách suối reo, chim lảnh lót,
Hồn nhiên trong sáng khỏi bận lòng,
Hạnh phúc ngay đây luôn sẵn có,
Mỏi mòn tìm kiếm chỉ long đong.

Kính Thầy xem và chỉnh sửa cho đúng pháp.
Kính chào Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-07-2019

Câu hỏi:

Kính trình thầy và các bạn đạo,

Gió thổi mây bay đâu chẳng pháp
Sinh diệt, diệt sinh chỉ hóa hiện
Không hình không tướng nhưng vẫn biết
Lặng lẽ nhìn trời ngắm mây bay
Tỉnh lặng sáng soi cả trong ngoài
Xin trả động tịnh về cho pháp
Trời mây, mây nước vẫn như xưa
Có gì còn lại ở nơi đây
Không sanh không diệt luôn hằng biết
Vẫn thấy vầng mây lặng lẽ trôi.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-07-2019

Câu hỏi:

Bản Lai Diện Mục

Mênh mông mênh mông
Không một mảy lông
Vốn tự chẳng động
Rõ biết thường hằng

Nhỏ to dài ngắn
Rành rẽ rạch ròi
Có ý tìm tòi
Mất tăm mất dạng

Không hình chẳng dáng
Bất diệt bất sanh
Mây bạt trăng thanh
Bản lai diện mục

Xin thầy từ bi chỉ dạy
Con.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-06-2019

Câu hỏi:

Dạ, xin Thầy dịch giúp con bài thơ:
"Nhất bát thiên gia phạn
Cô thân vạn lý du
Kỳ vi sanh tử sự
Giáo hóa độ xuân thu"
Con chỉ thấy được dịch ra 2 câu đầu là: "Một bát cơm ngàn nhà. Thân chơi muôn dặm xa"
Dạ xin Thầy dịch giúp con 2 câu còn lại. Con xin cám ơn Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-06-2019

Câu hỏi:

Thầy ơi...

Sóng thì từ nước mà ra
Nước này và sóng vốn là chẳng hai
Tướng sóng liên tục đổi thay
Nhưng mà tánh nước vẫn hoài tánh không
Sóng thì không có, không không
Không sinh, không diệt trong vòng nhân duyên
Trong sóng có nước hiện tiền
Biết mình là nước sóng liền tan ra
Tùy duyên, thuận Pháp, vị tha
Bởi vì vạn pháp vốn là nương nhau
Hòa nhưng chẳng bám chấp vào
Từng cơn sóng nhỏ tan vào đại dương
Biết ơn Thầy đã chỉ đường
Để cơn sóng nhỏ biết thương chính mình
Biết cảm thông, bớt vô minh
Cúi đầu đảnh lễ ân tình Minh Sư!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-06-2019

Câu hỏi:

Thầy ơi!

Hôm nay Ngày-của-Cha
Không bánh cũng không hoa
Chỉ vần thơ nhỏ bé
Thành kính con dâng Cha.

Cha đang đi hoằng Pháp
Ở một nơi thật xa
Khó khăn không quản ngại
Dạy chúng con thấy ra.

"Tâm không làm muôn việc"
Sống thanh đạm, nhẹ nhàng
Cha - vầng trăng vằng vặc
Sáng giữa trời thênh thang.
Nguyện cầu Cha vui khỏe
Pháp thể luôn khinh an.

Con vẫn thường thận trọng
Học bài học liễu tri
Mở tâm ra đón nhận
Vạn pháp đến rồi đi
Nhủ lòng luôn kham nhẫn
Chờ đợi đóa huyền chi.

Con

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-06-2019

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy:
Con xin trình pháp qua các bài thơ xin thầy chỉnh sửa cho phù hợp:
Ngắm hoa:
Ngắm hoa thích nở bỗng sợ tàn;
Không nở không tàn chẳng phải hoa;
Nếu biết tàn rồi hoa lại nở
Thoạt nhiên thanh thản khỏi sợ tàn.

Một bài khác
Tuổi đời năm tháng có già đi,
Tâm đạo an nhiên chẳng ngại gì
Thấy biết hồn nhiên tâm trong sáng
Đến đi vô ngại pháp tuỳ nghi


Xin Thầy chỉnh sửa cho con

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-06-2019

Câu hỏi:

Thầy ơi, con trình pháp với thầy!
Hạnh phúc không kiếm tìm.
Khổ đau không bỏ chạy.
Nhìn rõ thấu thực tại.
Vạn sự ắt an nhiên!
Thầy chỉnh sửa cho, con nhớ ơn Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-06-2019

Câu hỏi:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính thưa Thầy!
Dạ có một Vị Sư Phụ dạy học trò mình như thế này, không biết có đúng với Chánh Pháp không? Xin Thầy chỉ dạy ạ!
Người Sư Phụ bảo: "Này con! Đối với Giáo Pháp Nhà Phật, ta chỉ dạy con một Giới này thôi! Con phải khéo liễu tri và hành trì!
Bát Chánh Đạo cũng gọi là Giới,
Giới tự định chứ ai định Giới đâu.
Tuệ nhiên pháp giới nhiệm mầu,
Ung dung giữa chốn khổ đau, niết-bàn.
Cũng nên lên núi, vào hang,
Sáng phổ, tối tịch kim cang khác gì.
Như Lai chẳng đến chẳng đi,
Xưa kia, mai đó có chi mà tìm!"

Xin Thầy chỉ dạy! Còn xin kính lễ Thầy ạ!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-05-2019

Câu hỏi:

Thầy kính mến,
Con muốn chia sẻ bài thơ dưới đây cho T, anh chàng mới quy y Thầy. T nên tặng cho mẹ và vợ bài thơ này, hy vọng màn vô minh được vén ra thì cả hai người đàn bà được vui vẻ, nhất là người mẹ nào cũng mong con mình ngay từ lúc mới sinh ra trong nôi, mẹ đã mong con lớn lên có hạnh phúc lứa đôi.

Người đàn bà thứ hai
(kính tặng mẹ cuả anh)

Mẹ đừng buồn khi anh ấy yêu con
Vì trước con anh ấy là cuả mẹ
Anh ấy có thể yêu con một thời trai trẻ
Nhưng suốt đới anh yêu mẹ, mẹ ơi!

Mẹ đã sinh ra anh ấy trên đời
Hình bóng mẹ lắng vào tim anh ấy
Dẫu bây giờ con được yêu đến mấy
Con vẫn chỉ là người đàn bà thứ hai.

Mẹ đừng buồn mỗi hoàng hôn hay mỗi sớm mai
Anh ấy có thể nhớ con hơn nhớ mẹ
Nhưng con chỉ là cơn gió nhẹ
Mẹ mãi là bờ bến cuả đời anh.

Con chỉ là cơn mưa mỏng manh
Mọi người đàn bà khác có thể thay thế con trong trái tim anh ấy
Nhưng có một tình yêu suốt đời âm ỉ cháy
Anh ấy chỉ dành cho mẹ, mẹ ơi!

Anh ấy có thể cùng con đi suốt cuộc đời
Cũng có thể chia tay ngày mai... có thể...
Nhưng anh ấy suốt đời yêu mẹ
Dù thế nào con cũng chỉ thứ hai...

(Tác giả Phạm Thị Vĩnh Hà)

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »