loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 50 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'giới định tuệ'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 06-07-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy, sáng suốt, định tĩnh, trong lành, có phải đó là những biểu hiện cụ thể của Tánh Biết không ạ? Có phải thực chất lời Thầy hướng dẫn là để chúng con nhận ra trạng thái của Tánh Biết? Và Thầy nêu ra 3 tính chất của trạng thái ấy là để diễn giải khế hợp với Giới Định Tuệ, vốn là ba tính chất của tu tập mà Phật tử chúng con xưa nay vẫn được giảng dạy, do đó sẽ làm cho chúng con thấy dễ hiểu hơn, và cũng dễ chấp nhận hơn có phải không ạ?
Con cám ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-06-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, xin Thầy giảng giải cho con một số thắc mắc:
1/ Vô thường - Khổ - Vô Ngã, Giới - Định - Tuệ, và Thiền Vipasana liên quan và hỗ trợ với nhau thế nào?
2/ Khi ngồi thiền con hay bị hôn trầm, nhiều khi đi kinh hành con cũng bị rơi vào trình trạng mê mê như thế, xin Thầy giúp con giải quyết trình trạng này.
Con xin cám ơn Thầy và kính chúc Thầy nhiều sức khỏe!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-05-2016

Câu hỏi:

Con chào Thầy, con có một câu hỏi muốn hỏi Thầy về thiền Minh Sát, không biết con có hiểu đúng không. Con hiểu thiền Minh Sát là thái độ sáng suốt, định tĩnh, trong lành khi nhìn mọi sự mọi vật. Vì vậy trong lúc nhìn nhận một vấn đề cần nhìn lại thái độ thiền của mình có thiếu một trong ba yếu tố (sáng suốt, định tĩnh, trong lành) đó không, vì nếu thiếu một yếu tố thì không còn là Minh Sát nữa. Xin thầy hoan hỉ chỉ dẫn con ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-05-2016

Câu hỏi:

Con xin kính đảnh lễ thầy. <p>
Thưa thầy, xin thầy cho con hỏi: hàng ngày con vẫn thường thực tập chánh niệm tỉnh giác, qua quá trình thực tập con hiểu biết thêm về cách hoạt động của tâm mình. Trong quá trình đó con thấy ra, đôi khi mình quá chú tâm lại không hay. Nó làm mình mệt mỏi và quên mất bản thân mình lúc đó. Chú tâm quá mức làm cho mình "đánh mất" hiện tại. Con nghe lại pháp thoại và đọc trên mục hỏi đáp thì thấy vấn đề của con có thể là ở chỗ con chú tâm qua mức mà chưa vô tâm. Nhưng mong muốn vô tâm là đã sai rồi phải không ạ? Chỉ có thể cứ thế mà vô tâm thôi thì nó là vậy. <p>
Con còn thắc mắc là trong câu "thận trọng, chú tâm, quan sát" thì chú tâm ở đây là thế nào ạ? <p>
Khi con làm việc thì nên dụng tâm thế nào cho phải ạ? <p>
Con thấy khi mình thoải mái nhẹ nhàng thì rất sáng suốt, việc gì cần biết sẽ tự biết, cần làm thì tự làm. <p>
Con còn nhiều suy tư chưa được rõ ràng, xin thầy tháo mở gút mắc cho con ạ. <p>
Con thành kính đảnh lễ thầy, con xin Tam Bảo gia hộ cho thầy nhiều sức khỏe để chúng con có nơi nương nhờ, thắc mắc.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-05-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy, <p>
Lòng con đang rối bời. Con là một nha sĩ và con có trường hợp bệnh nhân con nhận mà con điều trị thất bại. Cũng có trường hợp con không đủ khả năng điều trị và con xin chuyển cho nha sĩ khác. <p>
Trong những tình huống đó, con muốn thừa nhận với bệnh nhân là con đã điều trị thất bại, và con sẽ chịu chi phí cho BN để giải quyết vấn đề. Cũng như trong trường hợp phải chuyển bệnh, thừa nhận là mình không có đủ khả năng. <p>

Tuy nhiên, khi con làm như vậy thì nha khoa mà con làm việc không hài lòng. Họ nói uy tín của con cũng là uy tín của phòng khám. Con có thể chuyển bệnh... nhưng phải tìm cách nói khác, mà không phải là sự thật. <p>

Con nghĩ rằng, giới hạnh là thứ quan trọng hơn danh tiếng và tiền bạc. Trong những lần sau, con sẽ thông báo trước với BN về khả năng có thể thất bại hoặc là nói sự thật. Và trong công việc, con chỉ cần cố gắng hết khả năng của mình để điều trị. <p>
Bạch Thầy, con làm như vậy có gọi là tùy duyên thuận pháp không ạ? Con làm như vậy có đúng không ạ? Con mong được Thầy chỉ dạy. <p>
Thành tâm đảnh lễ Thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-04-2016

Câu hỏi:

Con kính lạy Sư.
Trong giáo lý đạo Phật có nhiều loại nghiệp đan xen với nhau tác động đến chúng sanh. Con xin được hỏi Sư như sau:<p>
Giả sử hằng ngày con giữ giới, cúng dường Tam Bảo, đặt bát chư tăng khi có điều kiện (thường nghiệp). Nhưng rủi thay lúc cuối đời trong giờ phút lâm chung con cháu khóc lóc, con phát sanh tâm ái do quyến luyến con cháu hoặc phát sanh tâm sân do tứ đại phân ly, thân thể đau đớn (cận tử nghiệp). Thần thức của con sa vào cảnh dữ. Tại địa ngục, Vua Diêm chúa sẽ 3 câu hỏi về sanh, lão, bệnh, tử và nhắc các thiện nghiệp có tạo lúc con còn sống không? Nếu thần thức con nhớ được, hoan hỉ với thiện nghiệp của mình đã tạo, lập tức con mạng chung tại đó và sanh vào cảnh giới lành ở nhân, thiên. Suy nghĩ của con hiểu được khi đọc kinh điển không biết có đúng không? Xin Sư từ bi giảng dạy để con bớt hoang mang lo sợ và tinh tấn thêm. Con chào Sư, chúc Sư mạnh khỏe để chỉ dạy cho Phật tử các điều chưa hiểu.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-04-2016

Câu hỏi:

Dạ con xin kính chào thầy, con chúc thầy và quí tăng ni nhiều sức khoẻ. Thầy cho con hỏi Bát Chánh Đạo là bao gồm giới đình tuệ phải không hay còn thêm gi nữa không. Con nghe đức Phật nói nếu nơi nào mà không có bát chánh đạo thì sẽ không bao giờ có được niềm hạnh phúc và an lạc thật sự, xin thầy chỉ cho con, con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-04-2016

Câu hỏi:

Nam Mô A Di Đà Phật. Kính thưa sư, cho con xin được hỏi một câu hỏi về luật. Nếu như một vị tỳ kheo tăng hay ni đã thọ giới nay đã xả giới nhưng người đó giữ một số giới thì việc này có lợi ích gì không?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-03-2016

Câu hỏi:

Kính bạch thầy, lòng con còn nặng trĩu điều này. Con có đọc quyển Nền tảng Phật Giáo III trên trang Trung Tâm Hộ Tông có đoạn nói về giới tà dâm có nói đồng tính luyến ái là đáng chê trách. Con rất bất ngờ. Con có những người bạn đồng tính, họ sống với nhau, sống tốt lành với đời, được cha mẹ người thân yêu mến và có niềm tin mạnh mẽ nơi Tam Bảo. <p>
Riêng con, qua những bài Pháp thoại con nghe của thầy con thêm yêu mến đạo Phật vì đạo Phật rất cầu thị. Con từng nghĩ nếu có một tôn giáo nào không tôn hành vi số đông là luôn đúng, đứng về phía những người yếu thế và bị ruồng bỏ thì đó là đạo Phật. Ngày nay khoa học cũng đã nói tường minh rằng chuyện này là bình thường và không hại cho xã hội. Con cảm thấy hoang mang khi đọc đoạn sách trên. Những người bạn của con sống cuộc sống yêu thương nhau vẫn có thể bước đi trong giáo pháp của Đức Phật được phải không thầy? Con kính chúc thầy an khang và tinh tấn.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-01-2016

Câu hỏi:

Con chào thầy ạ! Thưa thầy, mỗi khi khổ đến thì ta chỉ cần trọn vẹn tỉnh thức với cái khổ thì cái khổ đó nó tự hết mà mình không cần phải làm gì thêm, như vậy là ta đã diệt được khổ rồi phải không ạ? <p>
Thầy cho con hỏi thêm là con là người có tánh tham dục nhiều, mỗi khi tham dục khởi lên thì con tuy biết vậy nhưng không trọn vẹn tỉnh thức với nó được mà bị bản ngã khuất phục nên con phải tìm cách đối trị. Con có đọc được phép quán tử thi nhưng không có tử thi để quán nên con xem mổ xác người trên video thì thấy có tác dụng rất rõ rệt, tham dục trong con giảm đi rất nhiều đến độ khi ăn nếu tưởng tới những hình ảnh đó thì cảm thấy buồn nôn, rồi con không xem nữa nhưng sau đó một thời gian thì tham dục lại tăng trưởng, con phải làm sao ạ? Có phải phép quán tử thi phải thực hành liên tục trọn đời phải không ạ? <p>
Phép quán 32 thể trược con đọc trong sách thì không hướng dẫn phải quán như thế nào để nhàm chán thân xác của chính mình, phép quán này phải thực hiện như thế nào ạ? <p>
Con cảm ơn thầy rất nhiều!

Xem Câu Trả Lời »