Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 10-07-2020
Câu hỏi:
Kính xin Thầy từ-bi chỉ dạy thế nào là “sống đúng tốt” để không rơi vào sanh tử? Mô Phật.
Ngày gửi: 08-06-2020
Câu hỏi:
Thưa Thầy, biết đời là vô thường nên có rất nhiều cái nhìn cho rằng nên hưởng thụ trước khi vô thường đến, hay là vô thường nên không cần làm nhiều, không cần tốt với ai, không tạo ra cái mới nữa... Con thấy chưa có hạnh phúc hay ý nghĩa gì từ 2 con đường trên.
Xin Thầy chỉ cho con một ít Chánh Kiến.
Con xin cám ơn lòng từ bi của Thầy!
Ngày gửi: 08-04-2020
Câu hỏi:
Con kính thưa Sư,
Con xin phép hỏi:
1. Sự khác nhau giữa chánh tư duy và như lý tác ý?
2. Trong cuộc sống con thường chọn các tác ý đúng để điều chỉnh các hành vi và nhận thức của mình. Ví dụ như con đọc phẩm bồ tát Thường Bất Khinh trong kinh Pháp Hoa, con hướng tâm về sự cung kính tất cả mọi người (con thường nhắc lại nhiều lần để tâm ghi nhớ), nên khi con tiếp xúc giao tiếp với mọi người thì cái tâm cung kính sẽ khởi lên và nó sẽ điều chỉnh hành vi của con. Con hành như vậy có đúng không thưa Sư?
3. Con thấy một vấn đề lớn trong việc hành pháp đó là vọng tưởng, nó thường làm con mất tỉnh giác trong giây phút hiện tại, do đó con tập trung hành thiền Chỉ để loại bỏ dần vọng tưởng và làm phước. Con làm như vậy có đúng không thưa Sư?
Ngày gửi: 16-03-2020
Câu hỏi:
Thưa Thầy, con muốn hỏi Thầy một câu hỏi này ạ
Ai cũng biết Dukkha dịch ra tiếng Việt là khổ, nhưng con đọc trên mạng còn thấy có vẻ như từ "khổ" chưa thực sự hết nghĩa của Dukkha.
Theo Thầy thì việc thích thú khi hưởng thụ dục lạc có được gọi là Dukkha hay không ạ?
Bát Chánh Đạo là pháp hữu vi, có thể được gọi là Dukkha hay không?
Có thể câu hỏi của con hơi xa rời thực tế. Mong Thầy có thể chia sẻ thêm về vấn đề này ạ.
Ngày gửi: 09-01-2020
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy!
Dạ, suy nghĩ và cảm giác của mình có phải chính là bản ngã không Thầy? Nếu mình ngưng bặt được suy nghĩ, ngay đó có phải là đốn ngộ không? Con kính lạy tri ân Thầy!
Ngày gửi: 11-11-2019
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy,
Đầu tư chứng khoán có phải là chánh mạng không?
Xin Thầy từ bi chỉ dạy.
Ngày gửi: 02-10-2019
Câu hỏi:
Con xin đảnh lễ Thầy. Con từng tìm hiểu về Thiền tông và có thực hành ngồi thiền quan sát hơi thở. Con còn đi làm và chịu nhiều chi phối ở cuộc sống nên con ngồi thiền không được liên tục. Một hôm con có ra tiệm internet đọc báo và bị cuốn vào các trang báo và mấy trò chơi trên internet, con say mê ngồi chơi cả ngày, lúc ra về thấy người mệt, đầu óc do chú ý quá nhiều vào trò chơi nên thấy tâm trí nó cũng mệt. Tối đó con có ngồi thiền mà lạ lùng thay con ngồi rất dễ dàng, cái an lành xuất hiện, rồi con thấy thân con nó có nổ lộp độp ngoài da, tiếp theo thân con nó đung đưa hơi nhẹ qua lại và nó trống rỗng như bên trong chứa nước vậy, không thấy có hơi thở ra vào mặc dù con vẫn biết con đang thở. Do mới gặp lần đầu nên con hơi bất ngờ, con quan sát nó được một hồi, rồi tâm con khởi lên suy nghĩ hít thở vào, có một chút khởi tâm v.v... rồi cảm thọ này nó hết, rồi con xả thiền, mấy ngày sau khi được cái trạng thái đó tâm con thấy có hoan hỉ, và cơ khớp người con như dẻo ra vậy. Kính xin thầy chỉ bảo giúp con đó là trạng thái gì và nó có lợi hay hại cho quá trình tu tập của con. Con xin cảm ơn Thầy!
Ngày gửi: 13-07-2019
Câu hỏi:
Thưa Thầy,
Tại sao con người lại suy nghĩ nhiều đến vậy?
Tu tập làm sao để không tái sanh vào làm Chư Thiên ạ?
Mô Phật.
Ngày gửi: 12-07-2019
Câu hỏi:
Kính bạch thầy, thầy cho con xin hỏi:
Cũng gọi là chánh định (tứ thiền) như chánh định trong bát chánh đạo vậy sự khác nhau về đối tượng tầm tứ ở đây cụ thể là như nào. Cũng là chánh định nhưng chánh định trong bát chánh đạo bắt đầu từ chánh kiến. Còn chánh định trong tứ thiền thì tầm tứ đối tượng là gì ... từ chánh định trong tứ thiền có phải là thiền mà đức phật đã từ bỏ hai ông thầy không ...
Con không phân biệt đc rõ nên thành kính xin thầy từ bi chỉ dậy
Con thành kính đảnh lễ thầy .
Ngày gửi: 14-03-2019
Câu hỏi:
Con xin đảnh lễ thầy!
Dạ con thưa thầy,
Con đang gặp bế tắc trong công việc, con suy nghĩ mấy ngày mà không thông nên xin thầy cho con lời khuyên.
Hiện nay con đang đi làm cho một công ty tư nhân, công việc của con rất ít và mơ hồ, không phù hợp với khả năng của con. Tính con khá thụ động, ít nói nhưng lại được giao cho công việc đòi hỏi sự linh động, ăn nói lưu loát là phát triển khách hàng. Nên con cảm thấy không làm được tốt. Bây giờ con có ý định xin thôi việc nhưng công ty muốn con tiếp tục ở lại và mở rộng công việc khác cho con. Nhưng con suy nghĩ kĩ lại thì thấy điều con mong muốn là thay đổi hoàn cảnh, thay đổi môi trường để mong mình có thể sống lạc quan tươi vui hơn, bởi trong khoảng 1 năm nay con rất hay suy nghĩ tiêu cực, giống như bị trầm cảm, và ngủ không ngon, con cũng thấy mình ngày càng ù lì và sợ sự thay đổi. Con biết mình tu tập yếu nên mới muốn thay đổi hoàn cảnh, con nghĩ có lẽ nguyên nhân chính là do bản thân con nhưng sao con vẫn muốn thay đổi công việc.
Con nhớ là Đức Phật có dạy nơi nào không giúp mình phát triển tốt lên thì nên rời bỏ, con không biết trường hợp việc đời như con thì áp dụng có đúng không.
Xin thầy cho con lời khuyên, con có nên tìm một môi trường khác thích hợp hơn không?