loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 117 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'Bát Chánh Đạo'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 16-04-2016

Câu hỏi:

Dạ con xin kính chào thầy, con chúc thầy và quí tăng ni nhiều sức khoẻ. Thầy cho con hỏi Bát Chánh Đạo là bao gồm giới đình tuệ phải không hay còn thêm gi nữa không. Con nghe đức Phật nói nếu nơi nào mà không có bát chánh đạo thì sẽ không bao giờ có được niềm hạnh phúc và an lạc thật sự, xin thầy chỉ cho con, con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-04-2016

Câu hỏi:

Thua Thay cho con hoi, Bat Chanh Dao va Bat Thanh Dao khac nhau nhu the nao? Con xin cam on thay.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-04-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con xin Thầy chỉ dạy vì trong cuộc sống hàng ngày con cảm thấy còn băn khoăn và vướng mắc nhiều, đặc biệt về chánh tư duy. Con cảm thấy mình thực ngu ngốc yếu đuối và lười biếng... Nhiều thói hư tật xấu rất đơn giản nhưng vẫn chưa từ bỏ được. Con hiểu đó là nguyên nhân gây cho con nỗi sợ hãi, hèn nhát, tự ti hay thiếu tự tin trong sâu thẳm và nó là lực cản trên con đường giác ngộ giải thoát. <p>

Khi con hiểu và chấp nhận rằng, "trong thấy chỉ có thấy, nghe chỉ có nghe...", luôn quan sát thân thọ tâm pháp, chỉ lắng nghe không đánh giá phán xét, thái độ thì từ bi nhân hậu quân bình vô ngã vị tha... khi đó, kiến thức cần cho cuộc sống công việc (tính toán, khoa học, y học...) sẽ tự tìm đến, tự ngộ, tự hiểu trong tiến trình hoạt động thấy, nghe, nhìn... có đúng vậy không Thầy? Và cũng khi đó, ý nghĩ, hành động, lời nói sẽ tự khởi và đó là hoàn hảo không nên xem xét đánh giá lại và hối tiếc hay băn khoăn cắn rứt phải vậy không Thầy? <p>

Như vậy trong đời sống, công việc hàng ngày điều quan trọng luôn quan sát lắng nghe và có thái độ tâm quân bình từ bi, còn lại để pháp lo phải vậy không ạ? Con nghĩ mình đang trong tiến trình học xả ly, ly tham nhưng tiến triển còn rất chậm Thầy ạ. Kính mong Thầy chỉ dạy và kính chúc Thầy mạnh khoẻ, tràn đầy ánh sáng trí tuệ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-03-2016

Câu hỏi:

Câu 1. Thưa Thầy! Theo con hiểu thì Bát Thánh Đạo là căn bản và tổng quát hết 37 Phẩm trợ đạo vì có đủ Tam vô lậu học. Vậy sao trong 37 phẩm trợ đạo lại có Bát Chánh Đạo trong đó nữa? <p>

Câu 2. Theo con biết trong thân 5 uẩn này ra chẳng còn 1 uẩn nào nữa tồn tại gọi là Tự Ngã. Vậy sao con thấy hay nhắc đến Thần Thức, Mạt-na thức, A-lại-da thức? Những Thức này có phải nằm ngoài 5 uẩn, là cái ngã giúp nghiệp đi luân hồi? Điều này trái với Pháp Tánh Vô Ngã của Đức Phật thuyết, và con cũng chẳng nghe Phật thuyết về những Thức đó bao giờ trong Đại Tạng Kinh Nikaya. Vậy thực hư như thế nào ạ? <p>

Cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-03-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy.
Cho con hỏi: <p>
1) Pháp là sự tương giao của 6 căn vá 6 trần. Con nghe thầy giảng đến khúc đó là con hiểu rằng pháp là cái đang là, tại đây và bây giờ, luôn luôn tuôn chảy. Có nghĩa là khi sống "tùy duyên thuận pháp" là sống trọn vẹn với cái đang là. Có 1 cái con thắc mắc đó là trong 6 căn và 6 trần có Ý-Pháp, sự tương giao này đưa đến điều gì thưa thầy? Thầy có thể cho con 1 ví dụ nho nhỏ để con thấy ra sự thật được không ạ. <p>

2) Sống ở đời thì ai cũng có công việc phải lo cho bản thân và gia đình. Công việc của con đòi hỏi mỗi ngày mỗi khác và phải suy nghĩ liên tục. trong hoàn cảnh như vậy con có thể sống tùy duyên thuận pháp được không ạ? Con có nghe thầy dạy là khi mình suy nghĩ (ảo) mà mình thấy rõ là đang suy nghĩ thì đó là Chân (thực) thì lúc đó là đang "tùy duyên thuận pháp" phải không thầy? Mong thầy khai thị thêm cho con để từng bước thấy ra sự thật rốt ráo và sống với nó ạ. <p>
Con cảm ơn thầy, chúc thầy có chuyến đi hoằng pháp ở Châu Âu thành công.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-03-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy, tối qua con nghe bài pháp "Cấp độ của việc thấy Pháp như nó đang là", con chợt nghĩ đến trường hợp như sau: <p>
Buổi sáng thức dậy, đánh răng, ăn sáng, uống trà đều trong chánh niệm tỉnh giác cả, đều sống trong hiện tại đang là cả. Tuy nhiên, trong lúc uống trà chợt nghĩ: Tí nữa mình ra ngoài chợ mua cái gì đó về ăn trưa hoặc tối nay mình mua hương hoa về chùa lễ Phật... có nghĩa là lúc đó tâm mình đang phóng đi theo cái sự "ảo". Vậy, con phải hiểu trường hợp này là mất sự tỉnh giác trong hiện tại đang là (trong khi đang uống trà) hay sao thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-03-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, con thấy còn rất nhiều sư thầy giảng đạo truyền bá cho nhân dân về tình yêu - hôn nhân đồng giới rằng đó là con đường tà đạo, là ngược giới, ngược tâm. <p>
Con cứ nghĩ rằng Phật Pháp độ lượng chúng sanh, chỉ cần thương yêu nhau và sống không hại ai là tích đức, nhưng tại sao nam-nam hoặc nữ-nữ yêu nhau là tà nghiệp? <p>
Và vì sao còn rất nhiều sư thầy cũng quan niệm đó là sai trái? <p>
Con rất buồn Thầy ơi!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-02-2016

Câu hỏi:

Con thưa Sư Phụ, <p>

Tứ Niệm Xứ là cốt lõi căn bản của Thiền Đạo Phật, là con đường độc nhất Giải Thoát sinh tử luân hồi?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-02-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy.
Lâu nay con cố gắng tìm hiểu thân tâm mình, con chủ động quan sát thái độ tâm con từng phút và con kiềm chế được cảm xúc, nhưng lắm khi tâm không sợ mà thân nó cứ run. Thưa thầy, con xin hỏi pháp tu tứ thiền bát định có thể học được không? Và thầy có thể dạy con sơ thiền không? Xin thầy hoan hỉ chỉ dạy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-12-2015

Câu hỏi:

Kính Sư Trưởng lão! <p>
Theo sự hiểu biết của con thì Samatha và Samãdhi, cả hai đều định tâm vào một đối tượng cố định để nhiếp tâm, để tăng cường định lực.
Xin Sư chỉ bảo cho con hai pháp thiền nầy giống nhau hay khác nhau? <p>
Con xin cảm ơn Sư

Xem Câu Trả Lời »