loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 148 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'thận trọng - chú tâm - quan sát'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 24-05-2019

Câu hỏi:

Thưa Thầy quý Kính,
Đầu thư cho con được kính thăm sức khỏe của Thầy.
Con biết Thầy đang hoằng pháp ở nước ngoài rất là bận nên hơn một tháng nay con gặp khó khăn rất nhiều nhưng con không dám hỏi Thầy ạ. Dạ vì nay con mất ngủ nhiều sức khỏe sa sút nên con mạo muội làm phiền Thầy, con có gì không đúng con mong Thầy lượng thứ cho con ạ.
Con gặp khó khăn trong chuyện tình cảm Thầy ạ. Người con thương bây giờ thương thêm người khác, nhưng không thể bỏ con. Con cũng muốn buông cho nhẹ nhàng để tùy duyên thuận pháp như lời Thầy dạy. Nhưng khó quá Thầy ạ. Lúc con muốn buông thì ít hơn lúc con muốn nắm giữ nên con mới khổ. Con muốn thận trọng chú tâm quan sát như lời Thầy dạy nhưng trong tâm con không biết bao nhiêu ý nghĩ về sự việc đó nó ùa về làm cho con không trở về với thực tại được Thầy ạ.
Con kính Thầy cho con lời khuyên ạ. Và con xin Thầy rải tâm từ cho con để con đủ nghị lực vượt qua việc này ạ.
Sau cùng con kính chúc Thầy luôn được nhiều Sức khỏe và có chuyến hoằng pháp nhiều thuận lợi ạ.
Dạ con xin báo với Thầy là từ ngày hai mẹ con con lên xin quy y với Thầy, con gái con sửa đổi rất là nhiều rồi ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-05-2019

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Con 53 tuổi, không lanh lợi, có chuyện gì xảy ra với mình và gia đình con hay mất bình tĩnh nên con thường bất an. Con thật may nắn được nghe Pháp Thầy giảng từ hai năm trước, con nghe lời thầy thực hành thận trọng chú tâm quan sát những việc làm của mình, nhưng không dễ cứ quên hoài, mỗi lần nhớ và làm được thì công việc thật trôi chảy. Từ khi nghe Thầy giảng con thấy mình sai rất nhiều, cái gì sửa được con cảm nhận được niềm hạnh phúc. Con nhận thấy Thầy dạy đơn giản và dễ hiểu, con chỉ mong Thầy luôn mạnh khoẻ để dẫn dắt chúng con. Con xin đảnh lễ Thầy .

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-05-2019

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy!
Nay con muốn được trình pháp với Thầy!
Con thực tập lời Thầy dạy, chỉ biết mọi thứ như nó đang là. Trải nghiệm mọi việc một cách tự nhiên, không phán xét, không đưa tâm sợ hãi hay tính toán mưu cầu gì vào cả. Con chỉ thận trọng chú tâm quan sát mọi cảm xúc đến đi như thế nào.
Khi bệnh tật đến cũng vậy, con biết rằng có sinh rồi có diệt, cơn đau cũng là nhất thời. Con không sợ hãi mà chú tâm vào sự thở, xem diễn tiến của cơn đau, tiến triển của các biểu hiện bệnh đến đi ra sao.
Thật tuyệt vời lắm Thầy ơi! Con cảm thấy thoải mái và làm tốt việc thận trọng chú tâm quan sát, định tĩnh mình mỗi ngày mà không còn lo lắng, sợ hãi với bất kỳ nghịch cảnh nào đang đến cả!
Con cảm ơn Thầy nhiều lắm!
Con biết Thầy đang bận nên con chỉ viết thư này để Thầy vui cùng con.
Con mong Thầy nhiều sức khỏe!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-04-2019

Câu hỏi:

Dạ, con kính chào Thầy! Thầy cho con hỏi lần lượt 5 câu hỏi:
1/ Tâm con có một việc rất lạ nhưng con chỉ thấy nó trong vấn đề về tìm đạo. Ý là cái tâm con tự động biết cái nào đúng hơn khi có sự lựa chọn trong việc tìm đạo để giúp mình hết khổ. Ví dụ giữa phương pháp thiền hiện nay và thiền thật sự của thầy chỉ dẫn tự động tâm con biết thiền của thầy là đúng v.v... Khi nghe lời thầy giảng con hiểu được và trong quá trình trở về thì con mới biết tâm con mang nặng tâm si. Nên những lời giảng của thầy con cứ nghe vậy mà làm theo chứ không cần nghi ngờ. Và quả thật bệnh trầm cảm, sự khổ đau của nó đã có phần giảm đi. Con không biết đây có phải là Tuỳ Tín Hành không? Nhưng con có đọc trong sách hay nghe thầy trả lời ở đâu đó là không nên theo chỉ vì tin. Đối với một người đang ở trạng thái tâm si nặng như con thì giờ đây con biết rằng những điều thầy giảng là Chánh Pháp nên con chỉ biết nghe rồi làm theo. Con không biết đây có phải là sự nương tựa tiêu cực không?

2/ Trong một bài pháp, Thầy có nói rằng việc lặp đi lặp lại trong thiền sẽ làm tâm nhàm chán. Có lần con hỏi thầy bệnh trầm cảm của con và con đang bị áp lực thêm nhiều thứ. Thầy nói rằng con cần thư giãn và nghe pháp thoại. Khi con dành hầu hết thời gian hoặc một khoảng thời gian nào đó trong ngày để chỉ ngồi thư giãn và nghe pháp thoại vậy thì có rơi vào trường hợp lặp đi lặp lại không? Mặc dù con hỏi vậy nhưng khi ngồi thì quả thật ngồi lâu sinh ra cảm giác chán và khó chịu khi ngồi quá lâu. Vì nếu không ngồi thư giãn thì tâm con lại lăng xăng và rất mệt mỏi. Trong trường hợp này con nên làm gì?

3/ Trong những câu hỏi gần đây của các Phật tử, con thấy có một chị nói rằng nhờ những lời dạy của Thầy đã giúp chị vượt qua nhiều giông bão cuộc đời, nhưng tới giờ khi sự việc xảy ra chị vẫn còn đau khổ và strees nặng. Theo con hiểu là do mỗi khi gặp khó khăn đau khổ thì chị nghe lời pháp như một liều thuốc kích thích đứng dậy hơn là thực chứng cứu cánh đích thực nên sau bao năm khi gặp chuyện vẫn khổ đau. Con không có ý xúc phạm chị, chỉ là qua trường hợp của chị đã làm con suy nghĩ lại, con nên trọn vẹn chấp nhận những khổ đau như chính nó đang là mới đúng lời dạy của thầy, hơn là xem pháp thoại thầy ra như một phương tiện để đứng dậy. Mong thầy chỉ dạy điều này giúp con.

4/ Khi những cảm thọ khổ đau có mặt, có những cái con phải gọi tên khái niệm tục đế của nó thì con mới có thể ở đó có mặt với nó, ko thì sẽ bị hồi hộp, sợ hãi, bất an rồi bị cuốn theo. Và như vậy, có những lúc có những cảm thọ khổ đau những con không hề biết tên gọi tục đế của cái cảm giác này gọi là gì thì bên trong con liền nẩy sinh ra sự mâu thuẫn. Con có nên tìm kiếm tên gọi cho cảm thọ đó không? Trong trường hợp này con nên làm gì?

5/ Thí dụ như có những lúc chạy xe ngoài đương, vô tình một chuyện buồn gì đó khởi lên, xuất hiện cảm thọ khó chịu. Lúc này tánh biết thấy nó nhưng con thấy một điều làm con thắc mắc đó là nếu con để thấy tự nhiên thì không thấy được sự sanh diệt của cảm thọ đó. Nhưng nếu có có sự chú tâm vừa đủ thì con thấy được sự sanh diệt của nó. Mà sự chú tâm này con nhận thấy có sự tác ý của con chứ không phải tự nhiên. Như vậy con có đúng không? Mong thầy chỉ ra giúp con!
Con xin chân thành cám ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-03-2019

Câu hỏi:

Con kính chào thầy ạ!
Thưa thầy, từ ngày con chuyển phòng con hay có cảm giác bất an, như thể con sợ tính khí của con, sợ con không giữ được bình tĩnh, sợ con không sáng suốt, và con sợ con thiếu tình yêu thương. Thưa thầy, hôm trước thầy đã dạy con là do con chấp ngã đúng sai, hơn thua, con đã bừng tỉnh, con cảm thấy rất nhẹ nhàng, nhưng thỉnh thoảng con lại khởi lên những suy nghĩ đầy chấp ngã, tính tình con thẳng thắn, đôi khi hơi quá bộc trực mà thể hiện cảm xúc ra ngoài, điều đó làm con rất bất an. Những người xung quanh con làm việc cùng cũng khiến con cảm thấy bất an, con thấy hoang mang và cảm giác lo sợ, con cảm thấy con không hiểu gì về họ, tâm con ko tĩnh. Con xin thầy cho con lời khuyên. Con cảm ơn thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-03-2019

Câu hỏi:

Mô Phật. Con bạch thầy. Con đang là thanh niên phật tử sinh hoạt và tu tập tại một đạo tràng. Trong thời gian sinh hoạt thì con nhận ra những hạt giống bồ đề có trong con, con đang nuôi dưỡng và tăng trưởng hạt giống đó. Con có chí nguyện đi xuất gia. Nhưng hiện giờ con đang theo học tại trường đại học nên con muốn thực hiện nốt con đường học tập đồng thời đó cũng là khoảng thời gian để con trải nghiệm cuộc sống. Hàng ngày con vẫn thường thực tập chánh niệm trong các hoạt động, quán chiếu vô ngã để nhận diện và chuyển hoá cái tôi. Nhưng con nhận ra đôi lúc con lo sợ và hoài nghi về chính bản thân con, sự lưỡng lự khi đứng giữa ngã 3 đường. Con sợ rằng khi bước vào con đường của người xuất gia, con không làm tốt. Con nên làm như thế nào để trong thời gian tới, định của con được phát triển và con vững vàng hơn với quyết định của mình ạ? Và khi nào là lúc mà con cảm thấy thích hợp nhất để “đi” ạ? Con xin tri ân thầy .

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-02-2019

Câu hỏi:

Con xin kính đảnh lễ Thầy!
Con có câu hỏi mong được Thầy khai sáng dùm con.
Con vẫn nghe lời Thầy thường để ý, chú tâm quan sát nhưng nay con có một số thắc mắc trong quá trình trải nghiệm:
1. Khi con thận trọng, chú tâm quan sát là con thận trọng, chú tâm vào cái tâm để biết tâm đang ở trạng thái như thế nào? ví dụ như con đang nổi sân, nổi tham. có chú tâm vào việc ăn, uống hay là đang nghĩ, chứ không phải là chú tâm vào việc con đang làm đúng không ạ?
2. Mấy ngày nay con đang quan sát và biết con đang có tâm lo sợ công việc nhiều quá con làm không kịp thời hạn. Con quan sát nó nhưng khi con làm việc thì con thấy con chú tâm vào công việc mà quên mất nó. Vậy là con chỉ cần quan sát nó sanh, rồi để ý nó diệt để bắt đầu sanh 1 tâm mới là chú tâm vào công việc hay như thế nào ạ?
Con có đang làm sai chỗ nào mong Thầy từ bi chỉ dạy cho con sửa sai.
Con xin chúc Thầy thân, tâm luôn an lạc và khỏe mạnh

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-01-2019

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, tu tập trong đời sống hàng ngày, con để tâm rỗng lặng trong sáng khi không có việc gì, thấy nghe hay biết rõ ràng mọi việc như nó là. Khi có việc phải làm thì con thận trọng chú tâm quan sát trong việc làm. Con tu tập mỗi ngày như vậy là có đúng hướng không thưa Thầy? Con cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-12-2018

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Thầy.
Kính thưa Thầy. Con làm nghề đổ xăng. Tính con cũng hay suy nghĩ lung tung. Sáng nay có hai tình huống như thế này.
Tình huống thứ nhất: Con đang ngồi nghỉ ngơi, trong đầu đang suy nghĩ lung tung. Có khách hàng đến đổ xăng, con mới đứng dậy cầm cái cò xăng để bấm cò đổ xăng cho khách, nhưng trong đầu con vẫn còn những suy nghĩ. Con mới niệm thận trọng, chú tâm, quan sát, thận trọng,chú tâm, quan sát. Con chú tâm đổ xăng hơn. Khi đó các suy nghĩ lung tung dần bớt và biến mất.

Tình huống thứ hai: Con đang đứng chơi khi không có khách đổ xăng. Đầu óc vẫn suy nghĩ lung tung. Có khách đến đổ xăng. Con mới niệm: đứng, đứng một cách chầm chậm. Sau đó con chú tâm lấy cò xăng đổ xăng cho khách.

Ở tình huống thứ nhất con muốn hỏi thầy, khi con đang suy nghĩ lung tung mà con muốn tập trung đổ xăng cho khách, con niệm thận trọng chú tâm quan sát như vậy thì không biết việc niệm đó là chủ ý của bản ngã hay là tâm muốn trở vể làm tốt công việc đổ xăng cho khách?

Trong tình huống thứ hai, con niệm đứng, đứng như vậy thì con thấy suy nghĩ lung tung biến mất nhanh hơn. Con muốn hỏi thầy xem con niệm như vậy có đúng hay không?
Con xin cảm ơn thầy. Con lúc nào cũng mong thầy khỏe mạnh.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-11-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy, con có một câu hỏi muốn thầy giúp là con thận trọng chú tâm quan sát, nhưng thỉnh thoảng con rất đau ở đỉnh đầu. Và ngồi thiền khí đưa lên không thể ngồi lâu được. Mong thầy chỉ giúp con. Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »