loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 202 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'kinh điển & sách hay'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 09-07-2017

Câu hỏi:

Bạch Thầy!
Con nên đọc kinh Nikaya theo thứ tự nào, thưa Thầy. Con tìm hoài trên mục hỏi đáp mà không thấy.
Con cảm ơn Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-06-2017

Câu hỏi:

Con chào Thầy.
Thưa Thầy con vừa thỉnh được trọn bộ kinh Nikaya có 13 cuốn tất cả, mà con đang phân vân không biết đọc theo thứ tự bộ nào trước bộ nào sau, con xin Thầy chỉ cho con được biết, con cám ơn Thầy nhiều ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-03-2017

Câu hỏi:

Con xin chào thầy và cảm ơn thầy chỉ dẩn những gút mắt trong con. Hôm nay con xin thầy chỉ cho biết kinh tụng hằng ngày của phái nguyên thủy là kinh gì và thỉnh ở đâu ạ, trước và sau khi ngồi thiền mình phải đọc tụng kinh gì ạ. Mong thầy chỉ giúp cho con, con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-03-2017

Câu hỏi:

Bạch Sư, theo lời Sư bảo con không tìm ra phần "kinh tụng" trong web nầy. Vậy kính mong Sư hoan hỷ chỉ giúp dùm con. Thành kính cảm ơn Sư. Kính chúc Sư thân tâm thường an lạc.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-03-2017

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Trong Kinh Tương Ưng - Jambukhàdaka dạy:
“… này Hiền giả Sàriputta,... thế nào là Niết-bàn?
Này Hiền giả, đoạn tận tham, đoạn tận sân, đoạn tận si, đây gọi là Niết-bàn.”
Theo đoạn Kinh trên thì nếu tâm đã đoạn tận tham-sân-si thì lúc nào và bất cứ ở đâu cũng là Niết Bàn, nhưng theo Vi Diệu PHáp thì dạy Niết Bàn chỉ được chứng, được thấy ở vài sát na trong tâm đạo và tâm quả. Kính xin Thầy từ bi hoan hỷ giảng cho con chỗ này, con kính tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-03-2017

Câu hỏi:

Thưa thầy, sau đây là 1 đoạn văn trong bài kinh Tứ Niệm Xứ. Con đã đọc và suy nghĩ nhiều lần mà vẫn không hiểu nổi, vẫn không biết ứng dụng để tu tập. Xin Thầy giảng giải giúp con ạ!
Kính tri ân Thầy!

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát thân này về các vị trí các giới và sự sắp đặt các giới: "Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại". Này các Tỷ-kheo, như một người đồ tể thiện xảo, hay đệ tử của một người đổ tể giết một con bò, ngồi cắt chia từng thân phần tại ngã tư đường. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát thân này về vị trí các giới và về sự sắp đặt các giới: "Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại".

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-03-2017

Câu hỏi:

Con Kính Chào Thấy,

Thưa thầy, con cảm ơn thầy chỉ dạy cho con khi con còn nghi ngờ, hay chưa rõ.
Con cảm ơn thầy viết quyển sách "Thực Tại Hiện Tiền" và "Sống Trong Thực Tại" mà con học được lý ít nhiều để thấy con rõ ràng, và đâu là ngã của con rõ ràng.
Con không biết nói gì hơn.
Con xin chào thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-03-2017

Câu hỏi:

Thưa thầy, con hiểu là khi tâm buông xả, không mong cầu, bám víu, không chờ đợi hay nghĩ ngợi gì thì tâm sẽ được an tịnh như bản chất của nó. Nhưng với một người tâm đã đầy vọng tưởng tham sân si bắt đầu hành thiền thì việc buông xả cần phải có phương pháp đúng đắn phải không thầy? Mong thầy chỉ cho con sách hay tài liệu để con có thể thực tập và chia sẽ cho bạn bè con ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-03-2017

Câu hỏi:

Kính Bạch Sư,
Nhân có vị Đại Đức gặp khó khăn nơi tu tập của vị ấy, con xin phép được chia sẻ với vị ấy bài Kinh Khu Rừng, Trung Bộ kinh số 17.(Vanapattha sutta). Con xin chép ra đây 2 đoạn đầu. Kính xin Hòa Thương khai thị cho chúng con.

Chư Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo sống gần một người nào.
1a.
Tỷ-kheo sống gần người này,
các niệm chưa được an trú,
không được an trú;
tâm tư chưa được định tĩnh,
không được định tĩnh;
các lậu hoặc chưa được hoàn toàn đoạn trừ,
không được hoàn toàn đoạn trừ,
vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa được chứng đạt, không được chứng đạt;
và những vật dụng này cần thiết cho đời sống mà một người xuất gia cần phải sắm đủ, như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, y dược trị bệnh, những vật dụng này kiếm được một cách khó khăn.

1b
Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải suy nghĩ như sau:
"Ta sống gần người này. Khi ta sống gần người này, các niệm chưa được an trú, không được an trú; tâm tư chưa được định tĩnh, không được định tĩnh; các lậu hoặc chưa được hoàn toàn đoạn trừ, không được hoàn toàn đoạn trừ, vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa được chứng đạt, không được chứng đạt; và những vật dụng này cần thiết cho đời sống mà một người xuất gia cần phải sắm đủ, như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, y dược trị bệnh, những vật dụng này kiếm được một cách khó khăn".

1c
Chư Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo ấy
ngay trong phần đêm ấy
hay ngay trong phần ngày ấy,
không phải xin phép,
cần phải bỏ ngay người ấy mà đi,
không cần theo sát người ấy.

2a
Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống gần một người nào. Tỷ-kheo sống gần người ấy, các niệm chưa được an trú không được an trú, tâm tư chưa được định tĩnh không được định tĩnh, các lậu hoặc chưa được hoàn toàn đoạn trừ không được hoàn toàn đoạn trừ, vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa được chứng đạt không được chứng đạt, và những vật dụng cần thiết cho đời sống mà một người xuất gia cần phải sắm đủ, như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, những vật dụng này kiếm được một cách không khó khăn.

2b
Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải suy tư như sau:
"Ta sống gần người này. Khi ta sống gần người này, các niệm chưa được an trú không được an trú, tâm tư chưa được định tĩnh không được định tĩnh, các lậu hoặc chưa được hoàn toàn đoạn trừ không được hoàn toàn đoạn trừ, vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa được chứng đạt không được chứng đạt, và những vật dụng cần thiết cho đời sống mà một người xuất gia cần phải sắm đủ, như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, những vật dụng này kiếm được một cách không khó khăn.

2ba
Nhưng không phải vì y phục mà ta xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình...
không phải vì đồ ăn khất thực...
không phải vì sàng tọa...
không phải vì dược phẩm trị bệnh mà ta xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Và khi ta sống gần người này,
các niệm chưa được an trú
không được an trú,
tâm tư chưa được định tĩnh
không được định tĩnh,
các lậu hoặc chưa được hoàn toàn đoạn trừ không được hoàn toàn đoạn trừ,
vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa được chứng đạt không được chứng đạt".

2c
Chư Tỷ-kheo,
Tỷ-kheo ấy,
chỉ với ước tính này,
cần phải bỏ người ấy mà đi,
không có xin phép,
không có theo sát.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-03-2017

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Con học pháp bằng cách thường xuyên nghe pháp thoại của Thầy, và đọc trang hỏi đáp trong trang web này hàng ngày.
Con cũng muốn học pháp qua việc đọc kinh sách, xin Thầy từ bi hướng dẫn cho con, nên đọc theo trình tự những kinh sách nào. Con xin cám ơn Thầy

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »