loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 202 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'kinh điển & sách hay'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 06-09-2021

Câu hỏi:

Thưa sư con nên tụng kinh gì mỗi ngày ạ?
Con cảm ơn sư.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-08-2021

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy ạ.
Thầy ơi, con mới đọc xong 3 cuốn sách của Thầy:
1. Sống Trong Thực Tại => con cảm nhận thấy dễ hiểu và hợp với con.
2. Soi Sáng Thực Tại => con chỉ hiểu chút ít thôi ạ
3. Thực Tại Hiện Tiền => Ngôn từ khó hiểu lắm thầy ạ.
Cả 3 cuốn con chỉ đọc thôi ạ, chứ không hề phân tích gì cả.
Kết luận sau khi đọc xong 3 cuốn, con thấy căn cơ mình rất sơ khai, nên có cuốn đọc thì hiểu có cuốn thì không thể hiểu và cảm nhận được.
Mong muốn, với trình độ như của con thì con nên tiếp cận phật pháp từng bước như thế nào ạ? Đọc và hành những gì ạ? Nhờ Thầy chỉ cho con con đường con cần phải đi ạ.
Con cảm ơn Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-08-2021

Câu hỏi:

Kính bạch thầy, con nghe nhiều bộ kinh có nói về việc chép kinh đạo ra công đức rất lớn. Tuy nhiên, theo con hiểu chép kinh ở đây chính là việc chép ra, chia sẽ những thành tựu giác ngộ, thành tựu sáng tỏ từ việc ứng dụng của kinh sách vào cuộc sống tu tập. Chép kinh là ghi lại các giác ngộ, sáng tỏ và thấy, biết của mình trong chính cuộc sống của mình chứ không chỉ đơn thuần là ghi chép lại bản kinh của phật. Công đức ở đâu mà ra, công đức sanh ra từ chính sự tu tập, công phu của mình ứng dụng kinh vào cuộc sống có hiệu quả. Con thấy nó rất thực tế và dễ nhận ra. Con hiểu như vậy có đúng không ạ thưa thầy. Con xin cảm ơn thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-08-2021

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, hôm nay con đọc lại Kinh Pháp Hoa, con phát hiện ra sự thật như thế này. Khi con Tinh tấn - Chánh Niệm - Tỉnh giác thì ngay đó nghĩa là con đã thọ trì và thông suốt cả 28 phẩm của Kinh Pháp Hoa rồi, con cảm thấy tất cả ý nghĩa của cả 28 phẩm đều có mặt ngay ở chỗ Chánh Niệm - Tỉnh giác này. Từ ý nghĩa cho đến thực hành, thọ trì, đọc tụng, biên chép, giảng nói đều không nằm ngoài chánh niệm - Tỉnh giác này. Thưa thầy, con hiểu và thấy như vậy có đúng không ạ ? Con xin cảm ơn thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-08-2021

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,

Con là người tìm hiểu về Phật pháp. Con đọc kinh Nikaya nhưng có nhiều chỗ con không hiểu. Mong Thầy vui lòng sáng tỏ cho con.
Gần đây con có đọc kinh Đại bát Niết bàn. Trong kinh, Ác ma nói với Thế tôn đã đến thời Thế tôn diệt độ. Khi ấy Thế Tôn trả lời Ác ma như sau: « Này Ác ma hãy yên tâm, không bao lâu Như Lai sẽ diệt độ. Sau ba tháng bắt đầu từ hôm nay, Như Lai sẽ diệt độ... Và tại điện thờ Capala, Thế Tôn chánh niệm, tỉnh giác, từ bỏ thọ, hành (không duy trì mạng sống lâu hơn nữa) ». Con xin hỏi 2 câu :
1 – Tại sao … từ bỏ thọ, hành để không giữ mạng sống nữa?
2 – Khi Đức Phật duy trì mạng sống thì Thọ gì, Hành gì được lưu giữ ?

Con xin cám ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-07-2021

Câu hỏi:

Namo Buddhāya! Con chào Thầy! Thưa Thầy con có học ngành Dược sỹ nên con cũng thích đọc kinh Dược Sư và thực hành theo lời nguyện thứ bảy. Con kính mong Thầy giảng giải cho con được hiểu rõ hơn tổng thể về bài kinh Dược Sư ạ. Con thành kính tri ân Thầy ạ. Namo Buddhāya!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-07-2021

Câu hỏi:

Namo Buddhāya! Thưa Thầy trước kia con hay đọc Bổn Môn Pháp Hoa Kinh như là thời khóa hàng ngày và có nghe các thầy bên PG đại thừa giảng giải nhưng con vẫn không hiểu gì cả và không thực hành được gì. Và sau khi con nghe thầy giảng sơ lược về bài kinh này con đã hiểu và thực hành ngay trong cuộc sống hàng ngày. Vậy con có cần biên chép đọc tụng kinh này nữa không ạ. Con kính mong Thầy chỉ dạy cho con được rõ ạ. Con kính tri ân Thầy ạ. Namo Buddhāya!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-07-2021

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Con có hai câu hỏi, mong Thầy cho con lời khuyên.
1/ Trước đây, hàng xóm hút thuốc quá nhiều trước nhà con, con liền dán bảng: Xin đừng hút thuốc ở đây, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng. Từ đó nhiều người không hài lòng và phản đối, và con nhận ra thái độ đó nên giữ khoảng cách với họ trong im lặng. Sau này, con cái họ học ở lớp con, con dạy các bé rất tận tình cho đến nay, nhưng vẫn không nói chuyện cởi mở với họ, mà chỉ gửi tình hình học qua tin nhắn, cảm ơn, hay thông báo cần thiết. Con biết con người mình thuộc tuýp sống tình cảm, nhưng khi va chạm thì khó hồi phục, nên lại làm nhiều mối quan hệ trở nên sượng. Họ cũng không giao tiếp trực tiếp với con. Con không biết nên làm gì, hay cứ giữ khoảng cách vậy mà hay ạ? Con cứ trăn trở chuyện này mãi.
Có khi con nghĩ không cần thiết phải thân thiện, vì con rất mệt mỏi với các mối quan hệ xã giao.

2/ Dạ con cũng dành thời gian đọc-nghe-học Phật giáo Nguyên Thuỷ. Nhưng trong con luôn có một sự ngờ ngợ khi thấy quá nhiều bài đăng, hay sự tham gia hùng hậu, hay triết lý từ các hội nhóm. Con biết gieo nhân thiện sẽ gặt quả thiện, nhưng có gì đó cứ vội vàng trong mọi thứ gieo duyên, khiến con đôi khi thấy bão hoà. Con cảm thấy xấu hổ nhiều hơn khi đọc sách về các vị chân tu, và thấy nghi ngờ khi người ta tuân theo khá nhiều nghi thức. Con không biết mình nghĩ vậy sẽ làm con đường khám phá của mình về đâu nữa Thầy ơi.
Con luôn mong Thầy có sức khoẻ tốt và an lạc.
Con cảm ơn Thầy vì đã dành thời gian cho con.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-07-2021

Câu hỏi:

Dạ con đảnh lễ Sư Ông,
Dạ con là người ít đọc sách mà mỗi lần đọc thì đầu con loạn xạ, mơ hồ hư ảo vậy.
Dạ hôm nay con đọc được cuốn sách "Vi Tiếu" của Sư Ông!.
May mắn thay một điều là hôm nay con mới đọc nên cũng hiểu được phần nào, như vậy con thấy vui rồi, nếu trước đây đọc thì con sẽ không hiểu gì hết.
Nếu không nghe được các bài giảng của Sư Ông rồi đi vào thực tập, trải nghiệm thực trong đời sống như: pha caphe, quét nhà, lau nhà, lái xe, mở cửa, đóng cửa, ăn uống..., qua những việc đời thường đó xem thái độ tâm của mình như thế nào thì thật sự con sẽ không hiểu được sách nói gì.
Dạ trong sách nói về thiền, con cũng nghe "Sư Ông" giảng là thiền trong các sinh hoạt đời thường.
Khi con thực hành theo lời Sư Ông dạy thì thấy thiền trong đời sống dễ thấy ra bản ngã, tham, sân hơn nhiều.
Dạ con xin ví dụ:
1. Đi vấp cục đá thường là mình phát sinh bực bội, đổ lỗi do cục đá, vậy là ngã xen vào, còn lúc đó không bực mà chỉ trọn vẹn cảm nhận cơn đau là thiền.
2. Thường mình ăn uống lúc vừa đủ no thì tánh biết sẽ cho mình biết để ngừng, nhưng do tập khí, thói quen, cái miệng thèm ăn rồi mình ăn tiếp đến khi no căng thì phát sinh mệt, khó thở, khó chịu, vậy là tham xen vào, còn lúc vừa đủ no mình biết dừng là thiền.
Dạ con chỉ thực tập như vậy, vừa khỏe lại nhẹ nhàng, không bị mơ hồ như qua đọc sách.
Dạ mong sư ông chỉ bảo giúp chúng con!.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-05-2021

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ Thầy,
Thầy thường trích dẫn câu Phật ngôn “Attā hi attano nātho, ko hi nātho parosiyā...“ = "ta là nơi nương tựa của chính ta...", chữ "Attā" ngoài nghĩa phổ thông là "Ta"/"Tôi"/"Bản ngã", còn có nghĩa là Thực Tánh Pháp, như vậy câu đó có thể hiểu là "Thực Tánh Pháp (sự thật) là nơi nương nhờ của ta..." dịch nghĩa như vậy lại rất phù hợp với nguyên lý mà Thầy dạy mấy chục năm qua "Trở Về Trọn Vẹn Trong Sáng với Thực Tại như nó đang là", câu kinh đó nếu dịch hiểu như vậy có bị sai ý, sai nghĩa gì không kính thưa Thầy?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »